Người tiêu dùng trước nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN -Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người dân cần chọn mua sản phẩm thực phẩm có bao gói, nhãn mác với thông tin rõ ràng về xuất xứ hàng hóa.

Hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, Cục quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương, Sở Công Thương TP HCM, Hội bảo vệ người tiêu dùng TP HCM vừa phối hợp tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Người Tiêu dùng và nỗi lo an toàn về sức khỏe khi mua sắm, tiêu dùng”.

Tại tọa đàm, các đại biểu và khách mời đã cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến các quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh đến quyền an toàn, đặc biệt là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước giải khát… đang trong tình trạng báo động hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn ngập thị trường.

Người dân mong muốn được mua thực phẩm sạch và an toàn (ảnh minh họa)

Thông tin từ Bộ Y tế, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu là vi sinh vật chiếm đến 33,8% số vụ, độc tố tự nhiên chiếm 26,1% số vụ, nhóm hóa chất chiếm 11,8% số vụ và 28,4% số vụ không xác định được nguyên nhân.

Tại hội thảo, Ths.Bs Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP HCM cho biết: Tại Việt Nam hiện có tới 400 các bệnh truyền qua thực phẩm, chủ yếu là các bệnh tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm…. Tại TP HCM từ năm 2006 đến 2010, có 98 vụ ngộ độc thực phẩm với 8.127 người mắc và 5 người chết. Trung bình có 19,6 vụ/năm, với 1.625,4 người mắc/năm và 1 người chết/năm. 

Hiện nay, nước ta đang đối mặt với thực trạng là hạn chế trong kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, hormon trong sản phẩm động vật, thủy sản, sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi. Hạn chế kiểm soát các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm khi hiện nay các cơ sở giết mổ gia súc tập trung mới đạt 15%, các tỉnh phía Bắc chỉ đạt 2,5%.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình, Bác sĩ Huỳnh Mai khuyến cáo người tiêu dùng cần nắm vững một số nguyên tắc chung như: Ưu tiên chọn mua sản phẩm thực phẩm có bao gói, nhãn mác với thông tin rõ ràng về xuất xứ hàng hóa, chỉ tiêu chất lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.., chọn mua tại các địa điểm kinh doanh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thú y, có uy tín về chất lượng, có niêm yết giá theo quy định.

Người dân cần hạn chế các sản phẩm chế biến sẵn như tỏi, sả xay, rau củ đã thái sẵn, ngâm nước, thịt, cá xay nhuyễn,… vì các sản phẩm chế biến sẵn khi để ra ngoài môi trường rất dễ bị ôi thiu, xẫm màu, dể dẫn đến tình trạng người bán sử dụng chất tẩy trắng, hàn the./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử phạt nghiêm hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Xử phạt nghiêm hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN - Bộ Y tế vừa ra văn bản liên quan tới công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Xử phạt nghiêm hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Xử phạt nghiêm hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN - Bộ Y tế vừa ra văn bản liên quan tới công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Yên Bái phát hiện gần 400 cơ sở mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Yên Bái phát hiện gần 400 cơ sở mất an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN - Các cơ sở này đã sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, cũng như vi phạm quy định về giấy chứng nhận.

Yên Bái phát hiện gần 400 cơ sở mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Yên Bái phát hiện gần 400 cơ sở mất an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN - Các cơ sở này đã sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, cũng như vi phạm quy định về giấy chứng nhận.

Gần 640 cơ sở ở Yên Bái không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Gần 640 cơ sở ở Yên Bái không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN - Các vi phạm chủ yếu là: Sử dụng nguyên liệu không đảm bảo trong sản xuất, chế biến thực phẩm

Gần 640 cơ sở ở Yên Bái không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Gần 640 cơ sở ở Yên Bái không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN - Các vi phạm chủ yếu là: Sử dụng nguyên liệu không đảm bảo trong sản xuất, chế biến thực phẩm

TP HCM xử phạt 147 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
TP HCM xử phạt 147 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN - Các đoàn thanh tra liên ngành đã phát hiện hơn 500 cơ sở vi phạm và xử phạt 147 cơ sở, với tổng số tiền phạt hơn 700 triệu đồng.

TP HCM xử phạt 147 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

TP HCM xử phạt 147 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

VOV.VN - Các đoàn thanh tra liên ngành đã phát hiện hơn 500 cơ sở vi phạm và xử phạt 147 cơ sở, với tổng số tiền phạt hơn 700 triệu đồng.

Hà Nội thừa nhận công tác an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu
Hà Nội thừa nhận công tác an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu

VOV.VN - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hà Nội thừa nhận công tác an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu

Hà Nội thừa nhận công tác an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu

VOV.VN - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.