Mô hình "nghiệp đoàn": Liên kết ngư dân vươn khơi

VOV.VN-Mô hình nghiệp đoàn nghề cá đã phát huy vai trò trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các phương tiện đánh bắt, việc ngư dân đầu tư khai thác theo hướng mở rộng ngư trường xa bờ cũng được đẩy mạnh. Đặc biệt, để hoạt động nghề cá bảo đảm an toàn, hiệu quả bền vững, góp phần bảo vệ biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia, các địa phương đã hình thành và phát triển mô hình tổ hợp tác sản xuất trên biển, nghiệp đoàn nghề cá... Hiện nay mô hình nghiệp đoàn nghề cá đã phát huy vai trò trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay ở Lý Sơn có trên 427 tàu thuyền có công suất lớn, trong đó có 148 tàu đánh bắt xa bờ ở 2 vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Còn lại các tàu khai thác ở các vùng biển gần bờ. Sản lượng khai thác hải sản 6 tháng đầu năm 2013 của huyện đạt trên 21.000 tấn, ước đạt đạt trên 153 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch năm 2013 đã đề ra. 

Theo bà Hương, đối với bà con ngư dân Lý Sơn, trong thời gian vừa qua, khó khăn lớn nhất là do địa bàn khai thác thủy sản xung yếu thường xuyên bị gió bão, áp thấp nhiệt đới. Khi khai thác ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa-ngư trường truyền thống của bà con ngư dân Lý Sơn, họ thường xuyên bị tàu nước ngoài bắt, đập phá, lấy tài sản. Một khó khăn nữa là nguồn lợi thủy sản cạn kiệt nên ngư dân phải thường xuyên ra khơi xa để đánh bắt. Giá cả, nguyên liệu phục vụ cho khai thác, đánh bắt tăng cao, trong khi giá cả hải sản bấp bênh, không có thị trường tiêu thụ ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của bà con…

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết như hiện nay, UBND huyện Lý Sơn cùng đồn biên phòng Lý Sơn thường xuyên quan tâm, kiểm tra các phương tiện tàu thuyền trước khi xuất bến; yêu cầu ngư dân thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Cùng với đó, đảm bảo trang thiết bị đầy đủ, máy móc cần thiết như: radio, hệ thống icom, máy định vị, máy dò, phao cứu sinh… để chủ động nắm bắt các thông tin và thông báo về đất liền khi có sự cố xảy ra.

Khi tàu cá xuất bến, đồn biên phòng Lý Sơn trực tiếp làm các thủ tục cho bà con hành nghề, nắm rõ lượng tàu khai thác ở vùng biển nào, có bao nhiêu thành viên tham gia. Thông qua hệ thống định vị, vệ tinh, các phương tiên liên lạc để biết các vị trí, tọa độ cũng như thời gian hoạt động của tàu… Vì thế, trong thời gian qua, huyện Lý Sơn đã giải quyết việc nhiều trường hợp cứu hộ, cứu nạn khi gặp sự cố, hỏng máy, hoặc bị tàu nước ngoài vây bắt.

Trung tá Bùi Đức Anh, Phó Trưởng phòng quản lý biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, trong thời gian qua, Bộ đội biên phòng luôn là địa chỉ tin cậy của ngư dân khi hoạt động trên biển. Bộ đội biên phòng đã phối hợp tích cực với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các lực lượng tiến hành xây dựng các mô hình, các tổ đội, tàu cá ngư dân đoàn kết, an toàn trên biển. Bộ đội biên phòng cũng phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng, thường xuyên cung cấp thông tin, hướng dẫn để các tổ đội, tàu thuyền, ngư dân khai thác được an toàn, hiệu quả trên biển. Nhất là khi ngư dân gặp các tình huống rủi ro, nguy hiểm, Bộ đội biên phòng trực tiếp hoặc phối hợp với các lực lượng để hỗ trợ thông tin, tổ chức cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo an toàn cho họ.

 “Hoạt động của các tổ đội, tàu thuyền đoàn kết trên biển đã và đang phát huy tốt được mục tiêu là chỗ dựa vững chắc của Bộ đội biên phòng và các lực lượng khác làm nhiệm vụ trên biển, góp phần xây dựng kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”- Trung tá Bùi Đức Anh nói.

Vai trò quan trọng của tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Tổng Cục thủy sản, Bộ NN-PTNT cũng cho rằng, trước những khó khăn như hiện nay, ngư dân đảo Lý Sơn đã có những sáng kiến trong khai thác hải sản. Trước đây họ đi đơn lẻ, nay họ đã đi thành từng đoàn gồm nhiều tàu để thông tin, chia sẻ với nhau khi gặp tàu, thuyền của nước ngoài.

Ngoài ra, khi hình thành các tổ đội, chính quyền địa phương ở đảo Lý Sơn cũng nhanh chóng hướng dẫn ngư dân xây dựng nghiệp đoàn thủy sản Lý Sơn. Đây là nghiệp đoàn đầu tiên của cả nước và việc hình thành nghiệp đoàn đã hạn chế nhiều việc ngư dân bị bắt giữ trên biển. Các thành viên của nghiệp đoàn hỗ trợ nhau rất nhiều khi cần thiết, phối hợp cùng với các nghiệp đoàn lao động Việt Nam có các chương trình hoạt động nghĩa tình, các chương trình hỗ trợ cho ngư dân khi bị rủi ro trên biển, đặc biệt là khi bị các thế lực nước ngoài bắt giữ… Những việc làm này đã kịp thời giúp cho bà con ngư dân ở đảo Lý Sơn khôi phục sản xuất. Từ bài học kinh nghiệm của đảo Lý Sơn, nhiều địa phương trong cả nước cũng đã xây dựng các nghiệp đoàn khai thác thủy sản để thúc đẩy việc ra khơi, bám biển an toàn.

Theo Bộ NN-PTNT, đến nay, cả nước đã có khoảng 70.691 tổ đội khai thác thủy sản, trong đó có 22.000 tàu thuyền, 180.000 ngư dân là thành viên của các tổ đội, ngoài ra còn có 50.000 nghiệp đoàn khai thác thủy sản được thành lập. Đây là bước quan trọng để hướng tới việc tất cả ngư dân khai thác trên biển đều được tham gia vào các tổ đội, nghiệp đoàn.

 “Vai trò, vị thế của tổ đội đối với việc khai thác trên biển không thể phủ nhận, không chỉ giúp cho ngư dân an toàn mà còn hỗ trợ cho họ nâng cao hiệu quả sản xuất trên biển. Cho nên, việc thúc đẩy mô hình tổ đội đi vào hoạt động đúng theo thực chất là phải có sự gắn kết mạnh mẽ, chia sẻ thông tin với nhau về ngư trường và nguồn lợi. Cùng với đó là chia sẻ về việc vận chuyển, đưa các sản phẩm, thủy sản vào bờ; đồng thời, các tổ đội hỗ trợ nhau trong việc bám biển, hoạt động an toàn trên biển”- Ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết, Bộ NN-PTNT đang tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách để các tàu, thuyền khai thác thủy sản tham gia vào tổ, đội sẽ được hưởng các chính sách của Nhà nước. “Riêng về vấn đề cần có một lực lượng đủ mạnh để bảo vệ ngư dân trước các hiểm họa là một vấn đề cần quan tâm, nhưng ở nhiều góc độ thì việc này còn nhiều khó khăn. Theo tôi, không ai bảo vệ mình tốt hơn chính mình, chính những ngư dân tự bảo vệ ngư dân. Thông qua các tổ, đội, nghiệp đoàn sản xuất trên biển, ngư dân sẽ bảo vệ được mình. Còn trường hợp nào phức tạp hơn, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan sẽ hỗ trợ ngư dân. Bà con ngư dân luôn luôn yên tâm một điều rằng, cả nước luôn đứng sau hỗ trợ, ủng hộ ngư dân bất cứ lúc nào khi họ gặp khó khăn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho các ngư dân Việt Nam
Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho các ngư dân Việt Nam

Đại diện Bộ Ngoại giao yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý việc tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam.

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho các ngư dân Việt Nam

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho các ngư dân Việt Nam

Đại diện Bộ Ngoại giao yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý việc tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam.

Hỗ trợ ngư dân bị tàu Trung Quốc truy đuổi, lấy tài sản
Hỗ trợ ngư dân bị tàu Trung Quốc truy đuổi, lấy tài sản

(VOV) - Việc hỗ trợ này nhằm động viên các ngư dân an tâm bám biển.

Hỗ trợ ngư dân bị tàu Trung Quốc truy đuổi, lấy tài sản

Hỗ trợ ngư dân bị tàu Trung Quốc truy đuổi, lấy tài sản

(VOV) - Việc hỗ trợ này nhằm động viên các ngư dân an tâm bám biển.

Chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển
Chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển

VOV.VN - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, làm chỗ dựa vững chắc cho bà con ngư dân yên tâm bám biển...

Chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển

Chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển

VOV.VN - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, làm chỗ dựa vững chắc cho bà con ngư dân yên tâm bám biển...

Hội chẩn trực tuyến cấp cứu ngư dân tại Trường Sa
Hội chẩn trực tuyến cấp cứu ngư dân tại Trường Sa

(VOV) -Ngư dân này bị đau bụng dữ dội, cấp cứu tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn và Bệnh viện 175 đã chẩn bệnh qua hệ thống hội chẩn trực tuyến

Hội chẩn trực tuyến cấp cứu ngư dân tại Trường Sa

Hội chẩn trực tuyến cấp cứu ngư dân tại Trường Sa

(VOV) -Ngư dân này bị đau bụng dữ dội, cấp cứu tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn và Bệnh viện 175 đã chẩn bệnh qua hệ thống hội chẩn trực tuyến

Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa
Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa

VOV.VN - “Chúng tôi sẽ huy động nguồn lực để có thể bảo hiểm con tàu và bảo hiểm cho ngư dân”

Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa

Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa

VOV.VN - “Chúng tôi sẽ huy động nguồn lực để có thể bảo hiểm con tàu và bảo hiểm cho ngư dân”

40 tỷ đồng ủng hộ ngư dân Hoàng Sa-Trường Sa
40 tỷ đồng ủng hộ ngư dân Hoàng Sa-Trường Sa

VOV.VN - Theo ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam, có ngư dân được hỗ trợ từ 200- 500 triệu đồng tùy mức độ thiệt hại...

40 tỷ đồng ủng hộ ngư dân Hoàng Sa-Trường Sa

40 tỷ đồng ủng hộ ngư dân Hoàng Sa-Trường Sa

VOV.VN - Theo ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam, có ngư dân được hỗ trợ từ 200- 500 triệu đồng tùy mức độ thiệt hại...