'Trung Quốc đổ sắt thép, bê tông làm biến dạng môi trường biển'

VOV.VN -Đại biểu Lê Việt Trường: Hành vi của Trung Quốc đổ bê tông, sắt thép xuống biển làm ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên ở đây.

Ngày 28/5, sau khi Quốc hội nghe Tờ trình dự án Luật trưng cầu ý dân, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.  Một số ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo luật chưa bao quát hết các loại đảo, như bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô, đảo nhân tạo...  

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, theo quy định tại Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam thì đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Như vậy, các bãi cạn chìm xuống khi triều lên và nổi lên khi triều xuống là bãi cạn lúc nổi, lúc chìm, không được coi là đảo và Luật Biển Việt Nam cũng chưa quy định về đối tượng này.   

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa

Về vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Ngĩa (TP HCM) lập luận: “Hiện nay âm mưu của Trung Quốc là xây dựng những cấu trúc để khi nước lớn thì nó vẫn nổi. Bởi vì, bãi đá “nửa chìm, nửa nổi” không có hải lý, không có lãnh hải, nếu nước lớn vẫn nổi thì nó được biến thành bãi đá và khi thành bãi đá nó có lãnh hải 12 hải lý xung quanh...”.

Đại biểu Nguyễn Viết Nhiên (TP Hải Phòng) cũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc đưa vào phạm vi điều chỉnh gồm bãi đá ngầm, các đảo nhân tạo."Phải hết sức cân nhắc làm sao bảo vệ được chủ quyền của đất nước” – đại biểu đề nghị.

Cần lên án hành vi của Trung Quốc

Đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) cho rằng việc chúng ta quy định các bãi đá, bãi san hô, bãi cạn “nửa chìm, nửa nổi” vào trong luật này là hoàn toàn phù hợp và không có mâu thuẫn gì đối với Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982. Chỉ có quy định, chúng ta mới có cơ sở để đấu tranh với những hành vi tiến hành các hoạt động gây hại đến tài nguyên và môi trường của biển và hải đảo thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta.

Hình ảnh Trung Quốc cải tạo bãi Gạc Ma trên Biển Đông (Ảnh CSIS)

Ông Lê Việt Trường phân tích: “Khi chúng ta quy định vào trong luật thì việc lên tiếng bảo vệ tài nguyên, cũng như môi trường biển của chúng ta đạt được cả mục đích khác là bảo vệ chủ quyền. Hành vi của Trung Quốc đổ hàng vạn mét khối bê tông, sắt thép xuống dưới biển, chúng ta hoàn toàn có thể lên án với cộng đồng quốc tế rằng họ đang làm biến dạng môi trường biển đảo, làm ảnh hưởng đến các tài nguyên ở đây. Vì thế, chúng ta sẽ dễ dàng tranh thủ được sự ủng hộ của các nước khác hơn là chúng ta chỉ tập trung vào việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng, những ai đã từng đi thăm Trường Sa đều có chung cảm nhận sâu sắc và thiêng liêng, hình ảnh những người chiến sĩ đảo kiên cường, dũng cảm hy sinh; nhiều người đang ngày đêm canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

“Chúng tôi cũng trân trọng đề nghị Quốc hội tiếp tục có chính sách đặc biệt quan tâm đền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa để các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh và thành phố, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học tích cực tham gia nghiên cứu, đầu tư phát triển hai quần đảo này; vừa ý nghĩa phát triển kinh tế, vừa ý nghĩa bảo vệ an ninh, quốc phòng. Đồng thời tổ chức nhiều hơn nữa cho cán bộ, nhân dân, Quốc hội đi thăm Trường Sa, nhằm tăng cường hiểu biết và trách nhiệm với Trường Sa để Trường Sa mãi mãi không xa” – ông Vẻ đề nghị.

Đề nghị thành lập Bộ Kinh tế biển

Theo Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), việc ban hành Luật tài nguyên môi trường, biển và hải đảo vô cùng cần thiết, nhằm quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng của biển Việt Nam. Từ thực tiễn vừa qua, việc quản lý tài nguyên biển và vùng thềm lục địa bị chia tách nhỏ, ví dụ Bộ Tài nguyên - môi trường quản lý một mảng, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn một mảng, Bộ giao thông vận tải một mảng, Bộ quốc phòng một mảng...

Việc phân công quản lý theo chuyên ngành sâu cũng tốt. Tuy nhiên, việc phối hợp lại chưa tốt lắm. Việc chồng chéo nên từ quy hoạch, đánh giá tiềm năng, điều tra và khai thác biển chưa có hiệu quả.

“Chính phủ nên nghiên cứu cho thành lập một Bộ Kinh tế biển, để làm sao khai thác quản lý một cách có hiệu quả nhất ngành lĩnh vực kinh tế này. Vì hiện giờ ngành kinh tế biển đã đóng góp cho đến khoảng 50% và theo dự báo là từ 54 đến 55% của GDP cả nước. Do đó, tôi thấy nên nghiên cứu thành lập bộ này. Việc thành lập Bộ Kinh tế biển sẽ phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn Việt Nam” – bà Bùi Thị An nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hải quân Việt Nam quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo và thềm lục địa
Hải quân Việt Nam quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo và thềm lục địa

VOV.VN - Truyền thống tốt đẹp của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục được phát huy, phát triển lên một tầm cao mới trong điều kiện hiện nay.

Hải quân Việt Nam quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo và thềm lục địa

Hải quân Việt Nam quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo và thềm lục địa

VOV.VN - Truyền thống tốt đẹp của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục được phát huy, phát triển lên một tầm cao mới trong điều kiện hiện nay.

"Đề nghị Quốc hội có thái độ rõ ràng, dứt khoát về Biển Đông"
"Đề nghị Quốc hội có thái độ rõ ràng, dứt khoát về Biển Đông"

VOV.VN - Ông Nguyễn Anh Sơn cho biết, cử tri muốn các đại biểu Quốc hội cần thể hiện ý chí đó một cách kiên quyết, mạnh mẽ.

"Đề nghị Quốc hội có thái độ rõ ràng, dứt khoát về Biển Đông"

"Đề nghị Quốc hội có thái độ rõ ràng, dứt khoát về Biển Đông"

VOV.VN - Ông Nguyễn Anh Sơn cho biết, cử tri muốn các đại biểu Quốc hội cần thể hiện ý chí đó một cách kiên quyết, mạnh mẽ.

Trung Quốc lấn biển, đảo vì không ngại sức ép bên ngoài?
Trung Quốc lấn biển, đảo vì không ngại sức ép bên ngoài?

VOV.VN- Hành vi của Trung Quốc không chỉ ỷ vào“sức mạnh nội tại” mà còn do môi trường bên ngoài để nước này lấn tới.

Trung Quốc lấn biển, đảo vì không ngại sức ép bên ngoài?

Trung Quốc lấn biển, đảo vì không ngại sức ép bên ngoài?

VOV.VN- Hành vi của Trung Quốc không chỉ ỷ vào“sức mạnh nội tại” mà còn do môi trường bên ngoài để nước này lấn tới.