Góp ý vào văn kiện Đại hội Đảng:

Việt Nam cần phát triển kinh tế biển gắn với “thế trận lòng dân”

VOV.VN - Ưu tiên xây dựng các trung tâm dịch vụ, các tập đoàn kinh tế mạnh nòng cốt của Đoàn kinh tế quốc phòng, nhằm kết hợp phát triển kinh tế với thực thi chủ quyền biển.

Sau khi nghiên cứu, tôi hoàn toàn nhất trí với bản Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (trang 16 và 37). Tuy nhiên, tôi xin đóng góp một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả định hướng mà Văn kiện Đại hội XII sẽ nêu ra về kinh tế biển. Tại mục III, tiểu mục 2 (Phát triển kinh tế biển). Và mục X, tiểu mục 2 (Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…)

Đẩy mạnh kết hợp quốc phòng, an ninh trong đầu tư thu hút nguồn lực cho kinh tế biển

Để khai thác, sử dụng hiệu quả và biến các tiềm năng kinh tế biển thành nguồn lực cho đất nước, chúng ta có thể và cần tập trung đầu tư nguồn lực thích đáng cho các ngành kinh tế mũi nhọn, có thế mạnh ở các vùng ven biển, trên các đảo và quần đảo như: khai thác, chế biến dầu khí, hải sản; xây dựng hệ thống cảng và dịch vụ, du lịch vận tải biển...

Tàu hải quân HQ 571. Ảnh minh họa: Quang Trung

Trong đó, ưu tiên xây dựng các trung tâm dịch vụ, thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh với vai trò nòng cốt của Đoàn kinh tế quốc phòng, nhằm kết hợp phát triển kinh tế với thực thi chủ quyền biển, đảo; tập trung nguồn vốn, khoa học, công nghệ, lao động để khai thác có hiệu quả các tiềm năng của biển; ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh trên khu vực quần đảo Trường Sa và các đảo lớn xa bờ, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân trên các đảo và quần đảo.  

Phát triển kinh tế biển phải gắn với xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển. Vừa qua Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương lớn trong việc đầu tư hỗ trợ đồng bào ven biển đóng các tàu lớn vỏ sắt để đánh bắt xa bờ, hỗ trợ ngư dân về vốn ưu đãi, đầu tư khoa học công nghệ mới để tăng giá trị hải sản xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới là bước đột phá rất quan trọng nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân các vùng ven biển và hải đảo, nhất là ở các vùng biển, đảo giữ vai trò quan trọng về quốc phòng - an ninh bảo vệ đất nước.  

Đẩy mạnh dân sự hóa các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển

Đảng và Nhà nước cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư làm ăn ổn định dài ngày trên biển; triển khai “thí điểm xây dựng các khu quốc phòng-kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo của Tổ quốc” đã được khẳng định trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Đây là một chủ trương chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.

Ở một số đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng… quá trình dân sự hoá bước đầu được thực hiện có hiệu quả, tạo được dư luận tốt đối với nhân dân trong và kiều bào ta ở ngoài nước. Các cơ sở hạ tầng trên các đảo ở Trường Sa và các đảo ở gần bờ đã được xây dựng ngày càng khang trang hơn. Đời sống của nhân dân từng bước đi vào ổn định, khiến lòng tin của ngư dân và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển vào chủ trương, chính sách của Đảng ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay đặc biệt coi trọng thế trận đấu tranh quốc phòng, an ninh phi vũ trang.

Đảo Đá Tây về đêm. Ảnh minh họa: Quang Trung

Trang bị kỹ thuật phục vụ cho mục đích kinh tế-xã hội phải tính đến nhu cầu đấu tranh quốc phòng an ninh trong hệ thống các cụm lực lượng trên biển, thực hiện kiểm soát, giám sát, báo động, chi viện, hỗ trợ nhau trong đấu tranh chống lại có hiệu quả các hoạt động xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Các cơ sở hậu cần - kỹ thuật, kinh tế-xã hội ven bờ, trên biển và trên các đảo phải sẵn sàng cho nhiệm vụ quốc phòng, ưu tiên xây dựng các đảo tiền tiêu xa bờ có công sự kiên cố, trang bị hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến và đấu tranh quốc phòng dài ngày. Quá trình thiết kế, xây dựng hạ tầng cơ sở trên biển, đảo phải mang tính “lưỡng dụng” cao, không chỉ bền vững trước tác động của môi trường biển mà còn phải bền vững khi chuyển sang phục vụ mục đích đấu tranh quốc phòng an ninh phi vũ trang.

Cần gắn kết các lực lượng quân đội làm kinh tế trên biển với các lực lượng hải cảnh, kiểm ngư để bảo vệ việc khai thác, đánh bắt hải sản của ngư dân trên biển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; đồng thời kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hành động khai thác hải sản trái phép của nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời còn phải đáp ứng nhu cầu đấu tranh quốc phòng phi vũ trang trên biển. Các địa phương ven biển, huyện đảo phải có lực lượng dân quân tự vệ, an ninh nhân dân vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.

Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Vấn đề “Kết hợp quốc phòng an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng an ninh” lần đầu tiên đã được hiến định trong Điều 68, Chương IV về Bảo vệ Tổ quốc, trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Vì thế, phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cường quốc phòng an ninh trên biển phải phù hợp với Hiến pháp theo tư duy mới về biển và đại dương; việc cụ thể hoá các nội dung chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, các dự án đã được triển khai trước đây, nay cần được rà soát lại để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, nhất là việc luật hóa bằng các văn bản luật cụ thể.

Chỉ đạo điều hành chặt chẽ việc xây dựng các dự án quy hoạch, kế hoạch thăm dò khai thác kinh tế biển, đảo gắn liền với bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới; bổ sung hoàn thiện cơ chế, quy chế phối hợp, hiệp đồng các lực lượng trong quá trình triển khai chuẩn bị và thực hành dự án phát triển kinh tế và bảo vệ biển, đảo. Để phát triển toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả, bền vững, cần phải làm tốt công tác quy hoạch bảo đảm cho sự phát triển một cách chủ động, sáng tạo, điều đó đòi hỏi phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới.

Tăng cường giáo dục quốc phòng, an ninh biển, đảo cho toàn dân

Cần sớm đưa các nội dung liên quan vào chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, coi trọng bồi dưỡng các lực lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chiến lược biển của các nước trong khu vực và thế giới để đề ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia trên biển, đảo là nhu cầu ngày càng cấp bách.

Vì thế, công tác tuyên truyền biển, đảo cần bám sát thực tiễn tình hình, nhất là âm mưu thủ đoạn chiến lược của đối phương để không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền, nhất là phòng tránh các thủ đoạn khiêu khích, kích động của đối phương gây ảnh hưởng đến đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia trên biển đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương; phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở về nội dung và phương pháp tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền phải đa dạng và phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, lồng ghép chặt chẽ giữa các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phòng, an ninh…

Qua đó, làm cho nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế hiểu và nắm vững các vùng, khu vực thuộc chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quyền biển Việt Nam được xác lập trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển 1982./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng về quyền làm chủ của nhân dân
Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng về quyền làm chủ của nhân dân

VOV.VN - "Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân" là một trong những nội dung quan trọng lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng về quyền làm chủ của nhân dân

Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng về quyền làm chủ của nhân dân

VOV.VN - "Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân" là một trong những nội dung quan trọng lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?
Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

VOV.VN -  Theo các chuyên gia, đổi mới về mặt Nhà nước, về hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới về kinh tế. 

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

VOV.VN -  Theo các chuyên gia, đổi mới về mặt Nhà nước, về hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới về kinh tế. 

“Xây dựng thế trận lòng dân là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm“
“Xây dựng thế trận lòng dân là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm“

VOV.VN - Thượng tá Đỗ Xuân Tụng cho rằng trong tình hình hiện nay, hơn lúc nào hết vấn đề “lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân” là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm.

“Xây dựng thế trận lòng dân là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm“

“Xây dựng thế trận lòng dân là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm“

VOV.VN - Thượng tá Đỗ Xuân Tụng cho rằng trong tình hình hiện nay, hơn lúc nào hết vấn đề “lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân” là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm.

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ

Sáng 24/9, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bế mạc.

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ

Sáng 24/9, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bế mạc.

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"
"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Vấn đề trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng không nên đặt thành mục tiêu nguyên tắc, càng không phải là nguyên tắc cơ bản. Đức – Tài, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng hơn hết".

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Vấn đề trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng không nên đặt thành mục tiêu nguyên tắc, càng không phải là nguyên tắc cơ bản. Đức – Tài, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng hơn hết".