Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đưa người tị nạn Syria trở lại vùng chiến sự

VOV.VN - Tổ chức Ân xá quốc tế ngày 1/4 cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa hàng nghìn người tị nạn Syria trở lại vùng chiến sự ở quốc gia Trung Đông này.

Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, đây là một hành động phi pháp. Từ đó, Tổ chức Ân xá quốc tế nêu bật những nguy hiểm có thể đến đối với những người nhập cư bị châu Âu trả về Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận giữa 2 bên dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Người dân Syria tại một khu trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh AP

Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý sẽ tiếp nhận tất cả người nhập cư và tị nạn vượt biên trái phép đến Hy Lạp trở lại nước này để đổi lấy viện trợ tài chính và việc đẩy nhanh tiến trình trao quy chế đi lại miễn thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như thúc đẩy đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, tính pháp lý của thỏa thuận giữa 2 bên đang là vấn đề gây tranh cãi khi một số tổ chức nhân quyền cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một đất nước an toàn đối với người nhập cư.

Tổ chức Ân xá quốc tế ngày 1/4 đã tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ đưa vài nghìn người tị nạn trở lại  Syria trong vòng 7 đến 9 tuần qua, một hành động trái với luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ, luật pháp Liên minh châu Âu cũng như luật quốc tế.

Giám đốc khu vực châu Âu và Trung Á của tổ chức Ân xá quốc tế John Dalhuisen nhấn mạnh: “Họ đang đùn đẩy người tị nạn, giao họ cho những nhóm phiến quân địa phương để rồi họ bị đẩy đến những khu trại tập trung với điều kiện ăn ở tồi tệ khủng khiếp.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cần phải dừng hành động phi pháp và vô nhân tính này lại. Liên minh châu ÂU phải làm gì đó để Thổ Nhĩ Kỳ dừng hành động này lại”.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ thông tin người Syria bị đưa trở về mà không theo ý nguyện của chính họ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ đã duy trì chính sách mở cửa cho người nhập cư Syria suốt 5 năm qua và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “không đàn áp”.

Trong khi đó, người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) cam đoan sẽ xem xét những cáo buộc này một cách nghiêm túc và đặt vấn đề với Thổ Nhĩ Kỳ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Đức bảo vệ chủ trương mở cửa với người tị nạn
Thủ tướng Đức bảo vệ chủ trương mở cửa với người tị nạn

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 29/2 tái khẳng định chính sách mở cửa đối với người tị nạn Syria, vốn đang bị nhiều người bị chỉ trích. 

Thủ tướng Đức bảo vệ chủ trương mở cửa với người tị nạn

Thủ tướng Đức bảo vệ chủ trương mở cửa với người tị nạn

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 29/2 tái khẳng định chính sách mở cửa đối với người tị nạn Syria, vốn đang bị nhiều người bị chỉ trích. 

Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit
Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit

VOV.VN - Trước thềm hội nghị cấp cao Anh – Pháp, kịch bản Brexit và cuộc khủng hoảng nhập cư đã khiến hai nước không hài lòng với nhau.

Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit

Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit

VOV.VN - Trước thềm hội nghị cấp cao Anh – Pháp, kịch bản Brexit và cuộc khủng hoảng nhập cư đã khiến hai nước không hài lòng với nhau.

Hoài nghi gia tăng với thỏa thuận sơ bộ EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn
Hoài nghi gia tăng với thỏa thuận sơ bộ EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo khu vực cảnh báo, không có liều thuốc chữa bách bệnh cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu.

Hoài nghi gia tăng với thỏa thuận sơ bộ EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn

Hoài nghi gia tăng với thỏa thuận sơ bộ EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo khu vực cảnh báo, không có liều thuốc chữa bách bệnh cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu.

Đức bắt đầu quay lưng với người tị nạn?
Đức bắt đầu quay lưng với người tị nạn?

VOV.VN - Gần đây Thủ tướng Đức bắt đầu cho rằng cần cắt giảm số người tị nạn vào nước này.

Đức bắt đầu quay lưng với người tị nạn?

Đức bắt đầu quay lưng với người tị nạn?

VOV.VN - Gần đây Thủ tướng Đức bắt đầu cho rằng cần cắt giảm số người tị nạn vào nước này.

Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân
Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân

Thực hiện lễ rửa chân cho những người tị nạn, Giáo hoàng Francis muốn cho thấy một cử chỉ tốt đẹp đối lại với "hành động hủy diệt" của những kẻ khủng bố

Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân

Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân

Thực hiện lễ rửa chân cho những người tị nạn, Giáo hoàng Francis muốn cho thấy một cử chỉ tốt đẹp đối lại với "hành động hủy diệt" của những kẻ khủng bố