Dư địa phát triển điện mặt trời tại Việt Nam rất lớn

VOV.VN - Việt Nam là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới.

Tại Hội thảo “Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam – Xu hướng gần đây và các vấn đề mới nổi” do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) tổ chức sáng 21/8, các chuyên gia cho rằng, cần phải xây dựng cơ chế về giá điện hợp lý để thúc đẩy các nhà đầu tư vào lĩnh vực này mạnh mẽ hơn.

Trong Quy hoạch điện VII, mục tiêu phát triển nguồn điện mặt trời vào năm 2020 là 850 MW, và đến năm 2030, con số này tăng lên gấp 15 lần. Đây là mục tiêu, nhưng cũng là thách thức rất lớn cho các nhà quản lý, cho EVN và các chủ đầu tư.

Hội thảo “Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam – Xu hướng gần đây và các vấn đề mới nổi”.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, sản xuất điện từ năng lượng tái tạo sẽ chiếm 9,9% tổng công suất nguồn điện, tăng 4,3% so với Quy hoạch điện VII. Riêng đối với lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, đến năm 2030, phải đạt 12.000 MW. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là mục tiêu nhưng cũng là thách thức rất lớn cho ngành điện.

Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế đánh giá, giá điện mặt trời ở Việt Nam được ưu đãi cao hơn nhiều so với các nước nhưng vẫn chưa đượcc nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư các dự án công suất cao, hiện nay mới chỉ duy nhất có Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chú trọng đầu tư vào các dự án lớn.

“Bỏ lỡ cơ hội này thực sự là điều đáng tiếc đối với các nhà đầu tư trong nước vì tiềm năng phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam là rất lớn” – ông Rainer Brohm, Công ty tư vấn Năng lượng tái tạo RB (Đức) nhận định.

Theo bà Hoàng Thu Hường, Vụ phó vụ Công nghệp Ủy ban kinh tế Trung ương, hệ thống  cơ sở hạ tầng điện ở Việt Nam cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, tuy nhiên, tới đây cần đầu tư phát triển  hơn nữa để đáp ứng mục tiêu đặt ra, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Cũng theo bà Hường, dự địa để sản xuất điện mặt trời  ở Việt Nam rất lớn, nước ta là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới.

Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, số giờ nắng đạt từ 2.000 - 2.600 giờ/năm. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, xu hướng phát triển năng lượng điện mặt trời là xu hướng tất yếu, Chính phủ  cũng đang đưa ra nhiều cơ chế về lĩnh vực giá cho điện mặt trời, điện gió nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây là cơ hội để Việt Nam phát triển nguồn năng lượng mặt trời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năng lượng tái tạo có thể thay thế nhiệt điện than?
Năng lượng tái tạo có thể thay thế nhiệt điện than?

VOV.VN - Một số quan điểm nhìn nhận, khu vực ĐBSCL đang có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, có thể phát triển để giảm phụ thuộc vào nhiệt điện than.

Năng lượng tái tạo có thể thay thế nhiệt điện than?

Năng lượng tái tạo có thể thay thế nhiệt điện than?

VOV.VN - Một số quan điểm nhìn nhận, khu vực ĐBSCL đang có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, có thể phát triển để giảm phụ thuộc vào nhiệt điện than.

Chưa có nhiều ưu tiên cho phát triển năng lượng tái tạo
Chưa có nhiều ưu tiên cho phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Giá thành sản xuất cao cùng một số rào cản chính sách khiến sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam chưa thực sự phát triển.

Chưa có nhiều ưu tiên cho phát triển năng lượng tái tạo

Chưa có nhiều ưu tiên cho phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Giá thành sản xuất cao cùng một số rào cản chính sách khiến sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam chưa thực sự phát triển.

Google tuyên bố sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2017
Google tuyên bố sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2017

VOV.VN - Hãng tìm kiếm Google tuyên bố sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2017. 

Google tuyên bố sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2017

Google tuyên bố sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2017

VOV.VN - Hãng tìm kiếm Google tuyên bố sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2017.