Bảo Ninh, giải thưởng và những nỗi vui buồn muôn thuở

VOV.VN - Ngẫm ra Giải thưởng thuộc về người này, không thuộc về người kia âu cũng là lẽ vui buồn muôn thuở...

Quãng những năm 90, "Nỗi buồn chiến tranh" (lúc đó lấy tên "Thân phận tình yêu") là cuốn tiểu thuyết Việt được truyền tay đọc nhiều trong giới sinh viên Văn khoa. Nhiều bài luận, nhiều góc nhìn... va đập quan điểm của cả thày và trò dành cho cuốn sách gây dư luận thời đó. Khen chê có cả nhưng tựu chung đều đánh giá đó là một thành tựu về văn học chiến tranh.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho 12 tác giả, đại diện gia đình tác giả, ngày 19/5/2012. Ảnh: TTXVN
Vừa rồi, Bảo Ninh với "Nỗi buồn chiến tranh" bị "trượt" Giải thưởng Nhà nước, dù các vòng xét ngoài phiếu khá cao.

Bốn thành viên xét duyệt là nhà văn: Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Trí Huân, Hoàng Nhuận Cầm trong tổng số 28 thành viên Hội đồng đã không bảo vệ được "đồng đội" của mình. Bốn nhà văn đều là những "nhà hùng biện" giỏi tranh luận nhưng cũng đều chịu thua với luật bỏ phiếu. Bảo Ninh bị "mất" 7 phiếu..., chưa đủ 90% phiếu bầu theo quy định.

Đợt này xét Giải Hồ Chí Minh văn chương có 4 tác giả thì đều "ngon lành" cả; 29 tác giả xét Giải Nhà nước thì bị "out" 7 người, trong đó có Bảo Ninh và 6 tác giả khác: Nguyễn Phan Hách, Hoàng Trần Cương, Lâm Xuân Vy, Xuân Thiêm, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Thâm.

Đài TNVN đợt này vinh dự có Trúc Thông, nhà thơ cả đời mê đắm Thơ trúng Giải thưởng Nhà nước một cách xứng đáng.

Xung quanh kết quả, dư luận có nhiều thắc mắc. Gọi điện "điều tra" người trong cuộc, thành viên Hội đồng xét duyệt Hoàng Nhuận Cầm, ông "nổi đoá": "Tôi biết ngay mà, sáng giờ bao cuộc gọi "tra tấn" nóng rẫy cả máy, trong đó nhiều cụ trách, nhưng tôi chỉ là một trong 28 thành viên, kiêm luôn kiểm phiếu vì mắt còn... tinh, chứ quyết định sao được kết cục".

Nhà thơ "thở dài" cho thấy dấu hiệu của người đang mệt: "Tôi đang nằm bẹp đây, 158 hồ sơ xét đợt này, đâu chỉ văn chương, có cả múa may, vẽ vời... Chóng hết cả mặt. Năm sau xin rút. Giờ tôi tắt máy đây..."...

Ngẫm ra Giải thưởng thuộc về người này, không thuộc về người kia âu cũng là lẽ vui buồn muôn thuở. Kẻ mê đắm giải nọ giải kia, người chỉ tập trung vào trang giấy, ngọn đèn luôn tồn tại song song trên chiếu văn chương.

Còn tác phẩm của họ đi về đâu, chỉ có công chúng theo thời gian mới luôn là những người sáng suốt, công tâm nhất./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh thật hay tranh giả chỉ là cảm tính?
Tranh thật hay tranh giả chỉ là cảm tính?

VOV.VN - Tranh của các họa sĩ trong nhóm 3 bộ tứ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ mấy chục năm nay đã bị vướng các nghi án tranh giả.

Tranh thật hay tranh giả chỉ là cảm tính?

Tranh thật hay tranh giả chỉ là cảm tính?

VOV.VN - Tranh của các họa sĩ trong nhóm 3 bộ tứ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ mấy chục năm nay đã bị vướng các nghi án tranh giả.

Vẻ đẹp "sự cô đơn" của những người dừng trước đèn đỏ giao thông
Vẻ đẹp "sự cô đơn" của những người dừng trước đèn đỏ giao thông

VOV.VN - Dừng xe trước đèn đỏ và nhìn mọi người, tôi lại nhận ra nơi họ một vẻ đẹp: Vẻ đẹp của sự cô đơn nhưng không hề yếu ớt, cô đơn nhưng đầy ắp giá trị.

Vẻ đẹp "sự cô đơn" của những người dừng trước đèn đỏ giao thông

Vẻ đẹp "sự cô đơn" của những người dừng trước đèn đỏ giao thông

VOV.VN - Dừng xe trước đèn đỏ và nhìn mọi người, tôi lại nhận ra nơi họ một vẻ đẹp: Vẻ đẹp của sự cô đơn nhưng không hề yếu ớt, cô đơn nhưng đầy ắp giá trị.

Vụ bảo vệ Bệnh viện Nhi chặn xe cấp cứu: Đừng chỉ xin lỗi suông
Vụ bảo vệ Bệnh viện Nhi chặn xe cấp cứu: Đừng chỉ xin lỗi suông

VOV.VN - Giám đốc Bệnh viên Nhi TƯ xin lỗi đã phần nào xoa dịu dư luận nhưng người dân mong chờ việc xử lý trách nhiệm nhiều hơn là lời xin lỗi suông.

Vụ bảo vệ Bệnh viện Nhi chặn xe cấp cứu: Đừng chỉ xin lỗi suông

Vụ bảo vệ Bệnh viện Nhi chặn xe cấp cứu: Đừng chỉ xin lỗi suông

VOV.VN - Giám đốc Bệnh viên Nhi TƯ xin lỗi đã phần nào xoa dịu dư luận nhưng người dân mong chờ việc xử lý trách nhiệm nhiều hơn là lời xin lỗi suông.

Khi tranh Việt Nam chưa có lý lịch đúng nghĩa
Khi tranh Việt Nam chưa có lý lịch đúng nghĩa

VOV.VN -Bức tranh mang tên: “Trừu tượng” được ký tên Tạ Tỵ - 1952, là tranh thật nhưng không phải của Tạ Tỵ, có thể nói như “quả bom” trong giới mỹ thuật Việt.

Khi tranh Việt Nam chưa có lý lịch đúng nghĩa

Khi tranh Việt Nam chưa có lý lịch đúng nghĩa

VOV.VN -Bức tranh mang tên: “Trừu tượng” được ký tên Tạ Tỵ - 1952, là tranh thật nhưng không phải của Tạ Tỵ, có thể nói như “quả bom” trong giới mỹ thuật Việt.

Hãy “bất thường” một cách tích cực!
Hãy “bất thường” một cách tích cực!

VOV.VN -Bất thường luôn tạo cho người xung quanh cảm giác bất an, bất thường cũng rất dễ bị cộng đồng săm soi ở khía cạnh tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Hãy “bất thường” một cách tích cực!

Hãy “bất thường” một cách tích cực!

VOV.VN -Bất thường luôn tạo cho người xung quanh cảm giác bất an, bất thường cũng rất dễ bị cộng đồng săm soi ở khía cạnh tiêu cực nhiều hơn tích cực.