Bệnh thích lưu danh... bừa bãi

VOV.VN -Sơ khai nhất của hiện tượng thích lưu danh là viết tên tuổi mình lên đâu đó: thân cây, mặt bàn, bờ tường...

Tôi để ý thấy nhiều người khoái lưu lại tên ở những nơi đặt chân tới. Nơi đấy càng hoang vu, hẻo lánh càng kích thích, khơi gợi việc lưu lại danh tính bản thân.

Năm 1998, lần vào Trường bán trú Chiềng Nơi (Mai Sơn-Sơn La) làm việc. Sau mấy ngày “3 cùng” với thầy trò ở đó, hôm về, thầy Lò Văn Chiến sai hai học sinh người Mông dẫn đường cho tôi vượt đỉnh Đông Vai, đi bộ ra Chiềng Chung, rồi Mường Chanh.

"Lưu danh" bằng cách khắc tên lên thân cây



Lên đỉnh Đông Vai bóng nắng đã xiên, tôi ngồi nghỉ dưới tán một cây cổ thụ. Gió rít, mây vờn, hứng lên tôi rút con dao Mèo ra khỏi bao, khắc tên vào thân cây. Làm xong công việc “đầy ý nghĩa” ấy, tôi chợt xấu hổ vì qua lại lối mòn này có bao lượt thầy cô. Họ cũng nghỉ chân ở cái đỉnh chót vót này nhưng nào có ai nghĩ đến việc lưu danh.

Chuyến đi ấy tôi viết được một cái ký be bé, phát trên Văn Nghệ, đăng trên tuần báo. Đấy là cái ký ưng nhất, viết cảm xúc nhất mà ý tưởng xuất hiện khi ngượng ngùng đứng nhìn cái tên vẹo vọ trên thân cây.

Có ông/bà danh thiếp in một lô xích xông các loại “nhà”, các loại học hàm học vị, các đơn vị tham gia điều hành, quản lý…, rồi tới đâu cũng xỉa xỉa ra như chia kẹo cho trẻ quê cho dù người nhận không thực sự có nhu cầu. Đấy cũng là một dạng của thích lưu danh.

Những ông này phát danh thiếp quen tay, nhiều khi nhậu sương sương, vào bia ôm cũng hào phóng tặng chân dài vài tấm làm oai.  Chị nhà mà biết được thì toi đời.

Sơ khai nhất của hiện tượng thích lưu danh (như tôi đã từng ngớ ngẩn làm) là viết tên tuổi mình lên đâu đó, kể cả ở trên mặt bàn, thậm chí trên tường toa lét công cộng?!

Thay vì cố gắng tìm hiểu (nơi đến) để làm phong phú đời sống tinh thần thì lại chăm chăm muốn thiên hạ phải biết mình từng đặt chân tới nơi này. Rõ khổ!



Hôm rồi cậu nhân viên cơ quan lai xe máy đưa mình đi xem khánh thành một ngôi chùa Khmer. Qua cầu Cần Thơ dừng lại ngắm, thấy chi chít trên lan can những tên là tên.

Nhiều bạn trẻ muốn gửi gắm thông điệp yêu thương hoặc khẳng định tình yêu của mình bằng cách khắc lên cái cầu dây văng đẹp nhất VN tên người trong mộng. Dại quá các em ơi!

Một hiện tượng thích lưu danh sặc mùi thị trường, bán mua. Ấy là ghi danh công đức. Không thiếu gì tổ chức cá nhân, nếu đóng góp cho đình chùa miếu mạo kha khá chút đều âm thầm có nguyện vọng ghi tên (hoặc cơ quan) lên bảng vàng, bia đá. Nếu là phật tử thành tâm hóa ra họ coi thường thánh thần quá mức. Bởi thần phật ở khắp chốn cùng nơi, đâu nhất thiết cứ phải loa lên như thế thì các đấng trên cao mới phù hộ độ trì? Còn nếu đã rắp tâm mượn chốn linh thiêng để quảng cáo thì…, thôi chẳng còn gì để nói bởi họ đã biết trục lợi cả thánh thần. 

Muốn mọi người biết tới tên mình có nhiều cách.  Nhà báo, nhà văn thì bằng tác phẩm, nhà khoa học thì bằng công trình, nhà quản lý thì bằng công việc; những người chẳng có nghề nghiệp rõ ràng thì cứ sống tử tế với mọi người ắt có tiếng thơm. Đấy là cách lưu danh bền vững và ít ô nhiễm nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sách mới, đồng phục đẹp... có làm nên học sinh giỏi?
Sách mới, đồng phục đẹp... có làm nên học sinh giỏi?

VOV.VN - Hàng năm, một khối lượng sách giáo khoa mới được in ra, gây lãng phí không ít tiền của

Sách mới, đồng phục đẹp... có làm nên học sinh giỏi?

Sách mới, đồng phục đẹp... có làm nên học sinh giỏi?

VOV.VN - Hàng năm, một khối lượng sách giáo khoa mới được in ra, gây lãng phí không ít tiền của

"Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình..."
"Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình..."

VOV.VN - Tiếng Việt bây giờ thay đổi từng ngày. Tiếng Việt tinh tế trong thi ca, văn chương đang phải xếp tạm trên những giá sách bụi phủ...

"Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình..."

"Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình..."

VOV.VN - Tiếng Việt bây giờ thay đổi từng ngày. Tiếng Việt tinh tế trong thi ca, văn chương đang phải xếp tạm trên những giá sách bụi phủ...

 Phá cầu Long Biên là phá một đường về...
Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

VOV.VN - Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên.

 Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

VOV.VN - Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên.

Hội chứng "phát sốt"... khi con thi đại học!
Hội chứng "phát sốt"... khi con thi đại học!

(VOV) - Quá lo lắng cho việc thi cử của con, nhiều bà mẹ đâm lẩn thẩn, tin theo những điều sai quấy, thậm chí kỳ quặc!

Hội chứng "phát sốt"... khi con thi đại học!

Hội chứng "phát sốt"... khi con thi đại học!

(VOV) - Quá lo lắng cho việc thi cử của con, nhiều bà mẹ đâm lẩn thẩn, tin theo những điều sai quấy, thậm chí kỳ quặc!

Đã OK chưa?
Đã OK chưa?

VOV.VN -Người Việt nhìn chung hay đại khái, chung chung … cho nên nhiều sản phẩm sau khi hoàn thiện vẫn “hơi bị” ẩu…

Đã OK chưa?

Đã OK chưa?

VOV.VN -Người Việt nhìn chung hay đại khái, chung chung … cho nên nhiều sản phẩm sau khi hoàn thiện vẫn “hơi bị” ẩu…

Con mất  ngày tựu trường đúng nghĩa, bố xin lỗi!
Con mất ngày tựu trường đúng nghĩa, bố xin lỗi!

(VOV) -Trong nhiều cái mất mát của tuổi thơ, cái mất mát lớn nhất là những kỷ niệm đẹp của ngày tựu trường

Con mất  ngày tựu trường đúng nghĩa, bố xin lỗi!

Con mất ngày tựu trường đúng nghĩa, bố xin lỗi!

(VOV) -Trong nhiều cái mất mát của tuổi thơ, cái mất mát lớn nhất là những kỷ niệm đẹp của ngày tựu trường

Lan man chuyện “người rừng”
Lan man chuyện “người rừng”

VOV.VN -Chuyện họ muốn trở lại rừng, tôi nghĩ đơn giản là núi rừng đã nuôi sống và che chở họ, vì thế đâu dễ quên.

Lan man chuyện “người rừng”

Lan man chuyện “người rừng”

VOV.VN -Chuyện họ muốn trở lại rừng, tôi nghĩ đơn giản là núi rừng đã nuôi sống và che chở họ, vì thế đâu dễ quên.