Hãy để em đi đến cuối giấc mơ của mình

VOV.VN -Có nhất thiết phải bắt trẻ con mơ giấc mơ của người lớn? Phải đóng khuôn chúng vào những gì người lớn cho là tốt đẹp?

1. Mùa hè như thế này cách đây gần 30 năm, khi những bức tường nhà không còn chỗ để vẽ nhăng vẽ cuội nữa thì mẹ nhượng bộ đưa tôi đến Cung Văn hoá thiếu nhi, đăng ký cho tôi vào lớp học hoạ, để con bé được đàng hoàng vẽ những gì nó muốn lên giấy.

Học được vài tuần, tôi phát hiện ra rằng chỉ có những công thức pha mầu là hữu ích, còn những thể loại tĩnh vật, phong cảnh với những chỉ dẫn khuôn cứng của cô giáo không phải là đam mê của tôi. Tôi chỉ thích tự do vẽ búp bê, các cô gái, những nàng công chúa như trong mơ, trong trí tưởng tượng của mình mà thôi.

Sau này đi học, vào mỗi giờ ra chơi, niềm vui của tôi là nhìn thấy một tập giấy trắng bạn bè xé vội từ những quyển vở ô ly. Xé vở để vẽ vời sẽ bị phạt rất nặng-cô giáo bảo thế khi thấy vở của chúng tôi cứ mỏng dần. Trên mỗi tờ giấy là tên và yêu cầu của các bạn: vẽ cô gái tóc dài, tóc xoăn, vẽ công chúa váy xoè, váy phải thật bồng và xoè thật rộng nhé…

Chỉ thế thôi. Nhưng nếu, vào cái ngày đẹp trời ấy, mẹ không đưa tôi đến lớp học vẽ, có lẽ đến giờ tôi vẫn tiếc nuối, thầm trách móc về ước mơ làm hoạ sĩ của mình đã không được ai “chắp cánh”.

2. Hôm rồi một đồng nghiệp đăng ảnh con gái với bức tranh “Nàng tiên cá” khiến tôi ngơ ngẩn nhớ lại tuổi thơ của mình, có cảm giác một thế giới cổ tích trong veo đang ùa về. Cô bé có gương mặt thật dễ thương đang khoe bức vẽ vừa hoàn thành, vẻ mặt rạng rỡ, háo hức chờ đợi lời khen từ phía người lớn.

Người lớn khen, dĩ nhiên rồi, cô bé đáng yêu như thế, vẽ đẹp như thế ai có thể làm khác. Nhưng trong lòng người lớn thì muốn cô bé chú tâm vào học con chữ để vài tháng tới vào lớp 1 không bỡ ngỡ, muốn cô bé không chọn thành hoạ sĩ, nghề gì gắn với chữ “sĩ” thì gập nghềnh lắm. Bởi vậy người lớn nghĩ rằng trách nhiệm của họ phải có một kế hoạch để cô bé có một cuộc sống bình an.

Khởi đầu một đam mê nhỏ bé của con trẻ có khi lại là bắt đầu những mối lo của phụ huynh.

3. Sáng ra, mở facebook, những dòng chữ nức nở hiện ra ngay trước mắt sao mà thương thế: “Con khóc. Lúc nhỏ, bố so sánh con với bạn, với chị. Lúc lớn, nghề bố chọn, chồng bố chọn. Tất cả con đều nghe theo ý bố. Bố đòi hỏi gì ở con nữa? Con không phải con rối, con là con người. Con không hoàn hảo. Đã lúc nào bố hiểu con?

Đó là một cô bé xinh như búp bê, rất ngoan hiền nhưng lại nhút nhát. Cô ấy từng đến thực tập ở chỗ tôi. Công việc chưa bàn đến nhưng hết thời hạn 1 tháng kiến tập mà vẫn chưa hoà nhập được với mọi người trong phòng. Ngày chia tay, tôi đã bảo em: “Xinh đẹp là một lợi thế, nhưng nó cũng là nguy cơ khi đi kèm với sự thiếu tự tin về bản thân”.

Thế mới thấy, nhiều khi vấn đề không phải ở con trẻ. Và phụ huynh, nhân danh những điều tốt đẹp vì tương lai con em chúng ta, vô tình đánh mất tuổi thơ và giấc mơ của con.

4. Em từng thấy nhành hoa nào thế chưa?

Có mái tóc vàng ươm cả mùa hạ,

Và lớp lá tỏa tròn như cánh bướm,

Nét mặt ngoan, thấp thoáng những vui buồn.

Tôi chợt nhớ lại cảm xúc của mình khi vô tình lạc bước vào một triển lãm có tên “Mùa trong mắt” của Trần Nữ Vương Linh.

Khi tôi đến, chiều đã muộn, triển lãm chuẩn bị đóng cửa, vắng tanh.

Thật bất ngờ khi bao quanh tôi là những bức tranh màu nước với hình ảnh những cô gái, những nàng công chúa, nàng tiên quen thuộc trong những bộ váy áo sắc màu rực rỡ.

Những cô gái mắt khép lại như để cảm nhận những điều không thể thấy bằng mắt thường khiến người xem tranh cũng trở nên đầy nội tâm và rưng rưng.

Ảnh khai thác từ Facebook của nhân vật

Rưng rưng vì đồng cảm. Rưng rưng vì những bức tranh như lời tự sự về những giấc mơ thiếu nữ còn vương lại rất nhiều niềm vui trẻ thơ.

Tác giả cho biết chưa từng học vẽ. Cô vẽ bằng tình cảm của chính mình. Cô muốn triển lãm để bán tranh lấy tiền làm từ thiện.

Sinh năm 1990, Vương Linh từng lọt vào top 5 người đẹp trình diễn áo dài đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam năm 2011.

Cô ấy đủ hiểu biết và quyết đoán để trở thành một hoạ sĩ-nghệ sĩ.

Cô ấy tự tin, dám mơ. Và điều rất quan trọng là cô được người thân khuyến khích để  thực hiện giấc mơ của mình. Một giấc mơ con trẻ mà bất cứ cô bé nào trước khi trưởng thành, đều có. Một cô gái hạnh phúc!

5. Có nhất thiết phải bắt trẻ con mơ giấc mơ của người lớn? Phải đóng khuôn chúng vào những gì người lớn cho là tốt đẹp? Sao không để chúng "thử và sai" trong sự giám sát an toàn của người lớn khi chúng còn ở trong vòng tay của ta, để chúng tự lựa chọn, tập chịu trách nhiệm về bản thân?

Nếu cứ tiếp tục bao bọc, nuông chiều nhưng lại áp đặt thái quá, chúng ta chỉ tạo ra những đứa trẻ mất phương hướng, chỉ biết phụ thuộc, dễ nổi loạn, dễ tan vỡ và sa ngã khi không còn điểm tựa.

Tác phẩm “Bay qua đại dương”

Có bao nhiêu cô gái, bao nhiêu người vợ, người mẹ giữ được vẹn nguyên những ước mơ của riêng mình? Bao nhiêu trong số họ thực sự thấy mình hạnh phúc và được sống cuộc sống của chính mình?

Suy cho cùng, loài người sẽ chẳng có hôm nay nếu không xuất phát từ những giấc mơ của con người.

Có lẽ trước khi định áp đặt một điều gì đó cho con trẻ, bạn hãy cân nhắc tiếng thì thầm này: Hãy để em đi đến cuối giấc mơ của mình!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi
Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

(VOV) -Những đại sứ du lịch dân gian như bà nội tôi tạo ra thành công bền vững của du lịch nước nhà.

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

(VOV) -Những đại sứ du lịch dân gian như bà nội tôi tạo ra thành công bền vững của du lịch nước nhà.

Monet,... Thành Chương và chuyện làm giàu từ văn hoá
Monet,... Thành Chương và chuyện làm giàu từ văn hoá

(VOV) - Việt Nam không thiếu di sản, nhưng số lượng mất mát, hư hỏng vì chiến tranh, thiên tai và cả vì quan niệm sai lầm... rất lớn.

Monet,... Thành Chương và chuyện làm giàu từ văn hoá

Monet,... Thành Chương và chuyện làm giàu từ văn hoá

(VOV) - Việt Nam không thiếu di sản, nhưng số lượng mất mát, hư hỏng vì chiến tranh, thiên tai và cả vì quan niệm sai lầm... rất lớn.

Blog Trà xanh: Ra ngoài không nhận mình là người Việt!?
Blog Trà xanh: Ra ngoài không nhận mình là người Việt!?

(VOV) -Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là phải biết cách khơi dậy tiềm thức văn hóa dân tộc trong mỗi người

Blog Trà xanh: Ra ngoài không nhận mình là người Việt!?

Blog Trà xanh: Ra ngoài không nhận mình là người Việt!?

(VOV) -Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là phải biết cách khơi dậy tiềm thức văn hóa dân tộc trong mỗi người

Đại biểu Quốc hội nên hát Quốc ca
Đại biểu Quốc hội nên hát Quốc ca

(VOV) - Hát Quốc ca là một hành động thể hiện lòng yêu Tổ quốc, một tình cảm thiêng liêng.

Đại biểu Quốc hội nên hát Quốc ca

Đại biểu Quốc hội nên hát Quốc ca

(VOV) - Hát Quốc ca là một hành động thể hiện lòng yêu Tổ quốc, một tình cảm thiêng liêng.

Người Việt mình vẫn thế?
Người Việt mình vẫn thế?

(VOV) - Đôi khi việc cứ tưởng to tát không thể lay chuyển lại có thể được giải quyết một cách vô cùng đơn giản.

Người Việt mình vẫn thế?

Người Việt mình vẫn thế?

(VOV) - Đôi khi việc cứ tưởng to tát không thể lay chuyển lại có thể được giải quyết một cách vô cùng đơn giản.

Ô hay cái sự tò mò!
Ô hay cái sự tò mò!

(VOV) - Có bao giờ chúng ta thử một lần tò mò tìm hiểu vì sao người ta thành công mà mình thì không? 

Ô hay cái sự tò mò!

Ô hay cái sự tò mò!

(VOV) - Có bao giờ chúng ta thử một lần tò mò tìm hiểu vì sao người ta thành công mà mình thì không?