Ngành giáo dục muốn bắn đại bác vào tương lai?

VOV.VN -Mong rằng Bộ GD&ĐT sẽ có một cách ứng xử đúng đắn với môn Lịch sử, để không trở thành người “bắn đại bác vào tương lai”.

Sau hơn hai tháng công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, vào ngày 16/10 trong văn bản phản hồi các ý kiến đóng góp cho Dự thảo, Bộ Giáo dục và đào tạo tái khẳng định lịch sử là môn “tự chọn” tại trường phổ thông. Có phải đây là phát “súng lục” bắn vào môn lịch sử?

Vào năm 1941, Bác Hồ đã viết cuốn “Sử nước ta” (theo thể lục bát). Và tháng 2/1942, Bác viết bài “Nên học sử ta” (bằng văn xuôi) nhằm động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết, để đánh thắng ngoại xâm. Bác Hồ đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Hơn 73 năm sau, mong muốn của Bác vẫn ở thì tương lai…

Ảnh minh họa.

Tại sao lại là môn Lịch sử?

Nói đến lịch sử  không chỉ là tri thức khoa học thuần túy mà còn là tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân đối với dân tộc, Tổ quốc mình. Riêng với người Việt Nam, lịch sử Việt là niềm tự hào trong từng giọt máu của tất cả những ai mang dòng máu Việt, bởi đó là những trang sử đổi bằng máu và nước mắt mắt của biết bao thế hệ đã cống hiến và hy sinh vì nền độc lập, tư do, thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Động chạm tới lịch sử là động chạm tới những vấn đề không chỉ là nhạy cảm về chính trị, mà còn là động tới phần thiêng liêng của tình yêu Tổ quốc bất khả xâm phạm.

Nhiều quốc gia lớn mạnh trên thế giới luôn coi Lịch sử là môn học cơ bản và cần thiết. Không chỉ vì kiến thức lịch sử ở nước họ quan trọng hơn so với nước khác mà ở kiến thức môn học này đã tác động trực tiếp vào đời sống của nhân dân như: ý thức xã hội, tinh thần tự tôn, niềm tự hào của người dân đối với quốc gia, dân tộc…Với vị trí đặc biệt của mình, dù với thể chế chính trị và vị trí địa lý khác nhau, đa số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, đều rất coi trọng giáo dục lịch sử, trong đó bộ môn lịch sử luôn là một môn độc lập và bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông.

Kể từ khi ngành giáo dục Việt Nam có những cải cách giáo dục, thể nghiệm các chương trình giáo dục khác nhau với những bộ sách giáo khoa khác nhau, nội dung thay đồi liên tục… thì cũng từ đó môn lịch sử đối với học sinh phổ thông luôn trong tình trạng thấp điểm, bài thi môn lịch sử tốt nghiệp phổ thông trung học hay thi vào đại học với số điểm dưới trung bình chiếm hơn một nửa, điểm liệt chiếm tỉ lệ cao. Ngay cả với giới truyền thông tưởng chừng có hiều biết cũng mắc sai sót vì kém kiến thức lịch sử Việt…

Thay vì phải có một chiến lược cải cách cả hình thức lẫn nội dung môn học sao có hiệu quả nhất, sao cho môn Lịch sử cũng trở thành “vedette” như với Toán, Ngoại ngữ… thì trong dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông” mới, Bộ GD&ĐT đưa môn Lịch sử tích hợp trong các môn Đạo đức – Công dân, Quốc phòng – An ninh để trở thành môn Công dân với Tổ quốc. Nghĩa là ở chương trình học lâu nay đã là môn phụ hàng thứ, thì nay trở thành thứ yếu trong số những môn học mà có học xuất sắc cũng không thi vào được các trường đại học có các ngành thuộc “thời thượng”.

Quá bức xúc với quyết định này, ngày 3/11/2015, tại Bộ GD&ĐT nhiều nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu VN, nhiều giảng viên đại học, giáo viên dạy sử lâu năm của các trường phổ thông đã trực tiếp kiến nghị với lãnh đạo Bộ GD&ĐT yêu cầu để môn Lịch sử là môn học riêng biệt, bắt buộc. Các kiến nghị trên được đưa ra tại hội thảo “Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, GS. Phan Huy Lê bày tỏ quan điểm không đồng tình: “Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn thì bản chất là thủ tiêu môn học này. Nếu xóa bỏ môn Lịch sử trong hệ thống tri thức phổ thông là cực kỳ nguy hiểm. Công dân lớn lên mà không biết, hoặc biết mơ hồ về lịch sử VN thì ai sẽ chịu trách nhiệm hệ quả đào tạo này”. Ông khẳng định: “Hội Khoa học Lịch sử VN sẽ tranh luận tới cùng để đưa môn học quan trọng này trở thành môn bắt buộc riêng biệt”.

Lịch sử Việt Nam làm run sợ bất kỳ thế lực lớn mạnh nào.

Tôi còn nhớ câu chuyện về Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khi sang thăm VN đã được mời tới thăm Bảo tàng Lịch sử và đặc biệt được nghe về chiến thắng của quân dân Đại Việt 3 lần đánh tan quan Nguyên Mông- thế lực phương Bắc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ… Và vị ngoại trưởng này đã tỏ ý, đúng là không nên xem thường ý chí và sức mạnh của nhân dân VN một khi ngoại bang có ý đồ xâm lược..

Cũng không phải ngẫu nhiên mà phòng họp chính của tòa nhà Quốc hội có tên Diên Hồng với bức phù điêu chạy dài ở bức tường sảnh chính mô tả lại quang cảnh cuộc họp mặt các bô lão khắp mọi miền đất nước được Thượng Hoàng Trần Thánh Tông mời hỏi ý kiến nên hòa hay nên đánh khi quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai vào năm 1284 ở Điện Diên Hồng.

Và có lẽ vang vọng mãi như những địa danh bất tử trong lịch sử Việt như: Hàm Tử- Chương Dương, Bạch Đằng- Như Nguyệt, Gò Đống Đa…

Và có lẽ tôi cũng không thể quên những bài học lịch sử được dạy từ cách đây mấy chục năm (nhưng có lẽ cần phải nghiên cứu học hỏi lại) khi hồi đó chưa có hệ thống cải cách giáo dục như hiện tại… Những bài học lịch sử sống động, không chỉ học trong sách giáo khoa với con chữ sự hiện và con số thống kê khô khan, mà là học tại Bảo tàng Lịch sử, được xem tường thuật các chiến dịch, các trận đánh trên sa bàn, được tận mắt thấy một số hiện vật lịch sử… Và điều đó đánh mạnh vào cảm xúc, vào trí nhớ, chẳng cần phài học “gạo” vô hồn như hiện tại, mà nhơ rất lâu, nhớ đến tận bây giờ để không thể sai sót từ cách phân biệt những thứ tự như: Thái Tổ, Thái Tôn, Thánh Tông, Nhân Tông…

Dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông đang tồn tại nhiều bất cập và rất cần một sự đổi mới toàn diện, mang tính cách mạng. Nhưng đúng như các nhà khoa học đã nói, dù với bất cứ lý do nào thì việc coi nhẹ vai trò và vị trí, dẫn tới hậu quả thủ tiêu bộ môn lịch sử ở trường phổ thông (dẫu không phải là ý chủ quan của ai đó) thì sẽ là điều cực kỳ nguy hiểm và sẽ để lại những hậu quả khó có thể lường hết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo sư Phan Huy Lê thất vọng với cách thức tích hợp môn Lịch sử
Giáo sư Phan Huy Lê thất vọng với cách thức tích hợp môn Lịch sử

VOV.VN -Lắp ghép một ít nội dung lịch sử rồi cho là môn Lịch sử đã được tích hợp, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.

Giáo sư Phan Huy Lê thất vọng với cách thức tích hợp môn Lịch sử

Giáo sư Phan Huy Lê thất vọng với cách thức tích hợp môn Lịch sử

VOV.VN -Lắp ghép một ít nội dung lịch sử rồi cho là môn Lịch sử đã được tích hợp, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.

Tích hợp môn Lịch sử: Chủ trương mới làm thay đổi diện mạo môn học
Tích hợp môn Lịch sử: Chủ trương mới làm thay đổi diện mạo môn học

VOV.VN-Môn Lịch sử xứng đáng là môn học quan trọng và việc tích hợp là có căn cứ pháp lý và khoa học…

Tích hợp môn Lịch sử: Chủ trương mới làm thay đổi diện mạo môn học

Tích hợp môn Lịch sử: Chủ trương mới làm thay đổi diện mạo môn học

VOV.VN-Môn Lịch sử xứng đáng là môn học quan trọng và việc tích hợp là có căn cứ pháp lý và khoa học…

Ông Lê Quốc Phong: 'Thanh niên học sử để có thể làm nên lịch sử'
Ông Lê Quốc Phong: 'Thanh niên học sử để có thể làm nên lịch sử'

VOV.VN - Lịch sử, văn hóa dân tộc sẽ là hành trang quý giá giúp mỗi thanh niên trong quá trình hội nhập giữ vững được bản sắc Việt, cốt cách tâm hồn Việt

Ông Lê Quốc Phong: 'Thanh niên học sử để có thể làm nên lịch sử'

Ông Lê Quốc Phong: 'Thanh niên học sử để có thể làm nên lịch sử'

VOV.VN - Lịch sử, văn hóa dân tộc sẽ là hành trang quý giá giúp mỗi thanh niên trong quá trình hội nhập giữ vững được bản sắc Việt, cốt cách tâm hồn Việt