Nhà báo thực sự có quyền lực và giàu có?

VOV.VN -Nhiều người cho rằng nhà báo cũng như “anh giáo Thứ”, có người lại nói đó là nghề kiếm tiền dễ nhất trong thiên hạ…

Thực tế, rất nhiều nhà báo lĩnh lương chưa đầy 5 triệu đồng/tháng, ở nhà thuê, đi xe “rách”, xài điện thoại “cục gạch”, nhưng cũng không ít nhà báo đi xe xịn, ở nhà lầu, dùng smartphone hạng sang. Nhiều ý kiến thắc mắc, không hiểu nhà báo kiếm tiền bằng cách nào, làm sao lại trở nên giàu có? Thực sự thì thu nhập chính đáng của họ được bao nhiêu?

Không bỏ nghề chỉ vì… tiền

Có người cho rằng, nhà báo chỉ cần “khua môi múa mép” là có thể cầm tiền triệu trong tay. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Để cho ra đời một tác phẩm hay, cần có sự đầu tư không chỉ là trí óc mà còn cả vật chất, nhiều khi gấp mấy lần số tiền nhuận bút.

Nhà báo Thanh Hà - VOV miền Trung - không quản ngại lăn lộn trong vùng lũ để có được những loạt bài viết hay, xúc động

Thế nhưng hiếm nhà báo nào bỏ nghề vì… nghèo. Vì yêu nghề nhiều nhà báo vẫn sống chết với nghề, cho dù phải đi ở nhà thuê, và hàng ngày vẫn phải chật vật trong nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Phóng viên bình thường nói đến mực nhuận bút trên chục triệu là đồng nghiệp “choáng” và có khi còn cho rằng anh ta “chém gió” bởi đa số tòa soạn hiện trả mức thù lao khá “bèo”. Nói có thể người ta không tin, chứ có cái tin tiền nhuận không đủ mua… bát phở. Đôi khi, tiền thù lao trừ chi phí đi lại, giấy bút, điện thoại, có khi còn bị “âm”. Chẳng thế mà nghề báo đã từng bị xếp hạng là một trong 5 nghề “nghèo” nhất, thậm chí còn tệ hơn cả nghề bồi bàn, theo Forbes năm 2012.

Không chỉ ở Việt Nam, mà ngay cả ở Mỹ thì mức lương của nhà báo cũng không phải ở top cao. Thống kê của Cục Thống kê Lao động Mỹ (Bureau of Labor Statistics) cho thấy, phóng viên Mỹ có mức lương khoảng 43.780 USD/năm, hay 21 USD/giờ – thấp hơn nhiều so với mức thu nhập trung bình của người Mỹ (khoảng 25 USD/giờ).

Nhà báo có quyền?

Không chỉ có tiền, nhà báo còn được cho rằng có quyền lực đáng kể. Có thể mức lương của nhà báo không cao, nhưng nếu họ muốn “cày” thì cũng có nhiều “đất”, có nhiều cơ hội cải thiện thu nhập ngoài giờ.

Các nhà báo quốc tế đến tác nghiệp tại Hội nghị COP 16 tại Đan Mạch

Nhà báo luôn được học hỏi bởi công việc của họ đòi hỏi phải sáng tạo và trau dồi kiến thức không ngừng. Mỗi bài viết đều là một thách thức khiến họ không thể giậm chân tại chỗ. Nhà báo đi nhiều, tiếp xúc nhiều đối tượng khác nhau giúp cho “sàng khôn” của họ ngày càng được mở rộng.

Nhà báo được trò chuyện và phỏng vấn đại diện của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những người thiệt thòi, yếu thế, đến các đại gia, rồi thậm chí cả lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước. Bằng tài năng và các mối quan hệ của mình, nhiều nhà báo dần hình thành được “quyền”, du rằng quyền lực này cũng chỉ là ảo.

Có những nhà báo đi đến đâu cũng được đón tiếp nồng nhiệt, nhờ cậy việc gì cũng hanh thông, âu cũng là nhờ phúc phận của nghề làm báo, quen nhiều, biết rộng.

Quyền lực của nhà báo không chỉ được tạo nên bởi năng lực của chính nhà báo đó, mà còn nhờ uy tín của tờ báo mà anh ta đang công tác. Tuy nhiên, cũng có lắm kẻ ảo tưởng về "quyền lực thứ 4" trong nghề nghiệp của mình.

Nhà lầu, xe hơi… từ đâu ra

Nếu thu nhập chân chính, lượng kịch trần, nhuận bút “khủng”, thì cả đời làm báo cũng chẳng dám mơ ước mua được căn chung cư cao cấp, nói gì đến biệt thư, xe sang… Ấy vậy mà nhiều nhà báo bây giờ giàu lắm, tài sản, tiền bạc, cổ phiếu lên cả chục tỷ đồng, đi xe xịn, ở nhà biệt thự, cho con du học nước ngoài… Vậy làm cách nào để nhà báo kiếm được nhiều tiền thế?

Chung quy cũng là do họ lợi dụng “quyền lực thứ 4” vô hình của mình để trục lợi cá nhân. Nặng thì viết bài cho “đối tác” để hạ đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh và trong cả chính trị, để trả thù cá nhân, để che chắn tội ác, bảo vệ tội phạm...

Nhẹ hơn thì họ ép buộc, van nài, đe dọa các doanh nghiệp để xin quảng cáo, ăn hoa hồng, viết bài “tâng bốc” để nhận thù lao ngoài tòa soạn. Ngoài ra, họ còn mang thư bạn đọc đi đe dọa các đơn vị và người bị "tố cáo" để “khủng bố”, vòi tiền.

Nhiều nhà báo còn hùa nhau đánh thuê, đánh theo kiểu “hội đồng” để ăn tiền của “nạn nhân”, hoặc lợi dụng sự quen biết rộng rãi để chạy chức, chạy quyền…

Cứ như thế, tiền bạc ùa nhau chạy đến, chả mấy chốc, nhà báo trở thành … “địa chủ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tôi yêu nghề phát thanh!
Tôi yêu nghề phát thanh!

VOV.VN - Điểm yếu của phát thanh là không có hình ảnh? Nhưng điểm mạnh của phát thanh cũng chính là không có hình ảnh!

Tôi yêu nghề phát thanh!

Tôi yêu nghề phát thanh!

VOV.VN - Điểm yếu của phát thanh là không có hình ảnh? Nhưng điểm mạnh của phát thanh cũng chính là không có hình ảnh!

Nghề  báo, ta có yêu nó không?
Nghề báo, ta có yêu nó không?

VOV.VN -Không có vinh quang và hạnh phúc nào bằng khi chúng ta làm được một việc tốt, có ý nghĩa thông qua các bài báo của mình. 

Nghề  báo, ta có yêu nó không?

Nghề báo, ta có yêu nó không?

VOV.VN -Không có vinh quang và hạnh phúc nào bằng khi chúng ta làm được một việc tốt, có ý nghĩa thông qua các bài báo của mình. 

Nghề báo nói và cách các nghị sĩ phát biểu ở nghị trường
Nghề báo nói và cách các nghị sĩ phát biểu ở nghị trường

VOV.VN - Tôi là dân báo nói nhưng không hoạt khẩu, viết cũng làng nhàng...

Nghề báo nói và cách các nghị sĩ phát biểu ở nghị trường

Nghề báo nói và cách các nghị sĩ phát biểu ở nghị trường

VOV.VN - Tôi là dân báo nói nhưng không hoạt khẩu, viết cũng làng nhàng...