Những góc trời không son phấn

VOV.VN -Thành phố đi qua những buổi chiều nhẹ như hơi gió. Không phiền muộn, sân si, không ào sôi dục vọng.

Cái năm tôi được đi Myanmar nhờ một đồng nghiệp từ chối, với tôi, đó là một diễm phúc. Nhiều người bảo: đi nước nghèo lạc hậu đó làm gì, nên chọn nơi nào tiện nghi, nhiều khu vui chơi, trung tâm mua sắm mà đi. Họ hướng bàn chân, ánh mắt về phía những quốc gia nhà chọc trời thơm tho thuận lợi vô cùng cho 24 giờ ăn ngủ nghỉ.

Còn tôi thì vui sướng quẩy ba lô lên đường về phía "vùng trũng" đó, hả hê như vớ được một món đồ mà người khác chê "ít tiền" quẳng lại.

Tôi lên đường và lạc vào một xứ nghèo, lại còn bị cấm vận nhưng không mất đi hình ảnh của một xứ sở chùa chiền. Những ngôi chùa đông kín tín đồ thành tâm, thanh sạch, không ầm ầm cầu tài lộc xin quyền chức... như ở mình.

Tôi lên đường để lạc vào một thành phố cổ trên chuyến máy bay nhiều người gọi vui là "xe buýt bay", "xe đò bay"...với những nữ nhân viên giơ tấm bìa các-tông thông báo lịch bay. Sân bay nhỏ xinh hơn cả bến xe miền Tây ở Sài Gòn.

Thành phố cổ Bagan dường như vẫn vậy từ thời nảo thời nao huyền thoại. Những khu chợ người ta dùng những cục pin hết đát để thay thế quả cân bán hàng.

Thành phố mà từ người sang kẻ hèn, đàn ông giống nhau chiếc váy sarôn thùng thình; phụ nữ thì phết bột thanakha làm duyên đôi má. Một thành phố có con sông Ayeyarwady vắt ngang như một khuôn nhạc cổ trầm hùng. Con sông vừa là cảnh quan vừa đem lại nguồn lợi cho người dân. Người ta đánh bắt cá từ con sông và bày bán ngay tại khu chợ nghèo này.

Những người già Bagan trầm ngâm như những ngôi chùa cổ. Những nếp nhăn thấy thấp thoáng ẩn hiện trên vầng trán những bức tượng phật thếp vàng. Trầm luân của muôn kiếp đời thu vào trong tĩnh tại. Những thiếu nữ chân chất, dịu hiền như chưa một lần bị những món đồ công nghiệp, những thứ trang sức, nước hoa thời thượng vấy vào.

Thành phố đi qua những buổi chiều nhẹ như hơi gió. Không phiền muộn, sân si, không ào sôi dục vọng. Móng ngựa gõ đều con đường mòn đồng điệu với tiếng cút kít những vòng xe đạp bon bon thư thái...

Đó là chuyến đi xa đầu đời của tôi. Nó khó phai sắc nhờ những độc đáo của điểm đến không sống tựa vào tiện nghi. Sau này sải rộng bước chân đi xa hơn vẫn thấy thích những điểm đến gần gũi chân thực, ít bị "son phấn" trát bết vào gương mặt, ít lộng lẫy thời trang, thơm tho tiện nghi du lịch và ít bị tàn phá bởi bàn tay con người.

Nhiều khu vực cảnh quan thua xa ta về vẻ đẹp nhưng lại quyến rũ hơn nhiều ở vẻ hoang sơ, cách thức bảo tồn, quản lý và khai thác. Điều đặc biệt là sự tôn trọng nguyên trạng thiên nhiên, không áp đặt một cách thô bạo phá vỡ cảnh quan.

Những nơi đó cho mình tập thở lại chính hơi thở bị đánh mất trong vòng quay công nghiệp. Những nơi đó, di tích luôn thuộc về thời gian. Những nơi đó ngày hội luôn thuộc về nhân dân. Những nơi đó, cây xanh, hồ nước luôn thuộc về ký ức.

Trong khi ở ta, nhiều nơi đang ứng xử với thiên nhiên bằng những toan tính thô lậu. Nên nhớ không gian cây xanh, sông suối, hồ ao... không phải là chốn vô tri, muốn làm gì thì làm. Đó là long mạch nghìn đời. Động vào là động vào khí trời thế đất, tai vạ không chỉ mai mới thấu, mà thấm ngay trước mắt.

Đó không chỉ là cảnh quan thuần tuý, mà chính là những mạch nguồn nhân tâm cần gìn giữ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi
Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

(VOV) -Những đại sứ du lịch dân gian như bà nội tôi tạo ra thành công bền vững của du lịch nước nhà.

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

(VOV) -Những đại sứ du lịch dân gian như bà nội tôi tạo ra thành công bền vững của du lịch nước nhà.

Blog Nguyên Vy: Công việc “chân cầu”
Blog Nguyên Vy: Công việc “chân cầu”

(VOV) -Tôi xin làm chân cầu, nối các phóng viên nhà Đài tới các cuộc thi phát thanh thế giới

Blog Nguyên Vy: Công việc “chân cầu”

Blog Nguyên Vy: Công việc “chân cầu”

(VOV) -Tôi xin làm chân cầu, nối các phóng viên nhà Đài tới các cuộc thi phát thanh thế giới

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về thời đại của văn blog và facebook
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về thời đại của văn blog và facebook

VOV.VN - Blog, Facebook cũng có thể được xem như những trang báo tư nhân. Mà loại báo này lại có lượng người đọc rất lớn, có thể “phát hành” trên toàn cầu.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về thời đại của văn blog và facebook

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về thời đại của văn blog và facebook

VOV.VN - Blog, Facebook cũng có thể được xem như những trang báo tư nhân. Mà loại báo này lại có lượng người đọc rất lớn, có thể “phát hành” trên toàn cầu.

Blog Ngô: Tinh tướng nó khổ thế
Blog Ngô: Tinh tướng nó khổ thế

(VOV) -Biết sơ sơ cái gì đó thì nhiều khi “nổ” rầm trời, nhưng chưa biết thì cấm có mở miệng bảo tôi “không biết”.

Blog Ngô: Tinh tướng nó khổ thế

Blog Ngô: Tinh tướng nó khổ thế

(VOV) -Biết sơ sơ cái gì đó thì nhiều khi “nổ” rầm trời, nhưng chưa biết thì cấm có mở miệng bảo tôi “không biết”.

Blog Trà xanh: Ra ngoài không nhận mình là người Việt!?
Blog Trà xanh: Ra ngoài không nhận mình là người Việt!?

(VOV) -Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là phải biết cách khơi dậy tiềm thức văn hóa dân tộc trong mỗi người

Blog Trà xanh: Ra ngoài không nhận mình là người Việt!?

Blog Trà xanh: Ra ngoài không nhận mình là người Việt!?

(VOV) -Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là phải biết cách khơi dậy tiềm thức văn hóa dân tộc trong mỗi người

Blog nhà Hến: Lại thêm tiếng kêu cứu từ môn Lịch sử
Blog nhà Hến: Lại thêm tiếng kêu cứu từ môn Lịch sử

(VOV) - Sự việc này thực sự là một điều đáng để cho các bậc phụ huynh và cả ngành giáo dục phải suy ngẫm...

Blog nhà Hến: Lại thêm tiếng kêu cứu từ môn Lịch sử

Blog nhà Hến: Lại thêm tiếng kêu cứu từ môn Lịch sử

(VOV) - Sự việc này thực sự là một điều đáng để cho các bậc phụ huynh và cả ngành giáo dục phải suy ngẫm...