Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị.

Sự đăng quang của mỗi cô tân hoa hậu không chỉ là của riêng cô ấy mà còn là sự lên ngôi của chị em phụ nữ nước ta, của tư duy đổi mới.

Dấu ấn Liên Xô?

Ít thấy nhà thơ Dương Kỳ Anh - “cha đẻ của thương hiệu Hoa hậu Việt Nam”, nhắc tới yếu tố Liên Xô. Nhưng có mấy chi tiết đáng lưu ý như sau:

Phần trình diễn bikini trong cuộc thi Người đẹp Moscow 1988 (ảnh: Tumblr)
Chuyện thi hoa hậu bên Liên Xô manh nha từ năm 1988. Ban đầu là cuộc thi Người đẹp Moscow tổ chức ở thủ đô nước Nga vào tháng 6/1988. Đến tháng 11 cũng năm đó, Việt Nam tổ chức cuộc thi Hoa hậu Báo Tiền phong - cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất.

Cuộc thi Người đẹp Moscow nói trên là cuộc thi hoa hậu đầu tiên được tổ chức trong Liên bang Xô viết. Sau năm đó, Liên Xô tổ chức cuộc thi Hoa hậu toàn Liên bang đầu tiên vào năm 1989. Ngoài ra có hai cuộc tương tự vào năm 1990 và 1991. Đấy là chưa kể vô số các cuộc thi khác ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô.

Cuộc thi Người đẹp Moscow, được phát sóng trên truyền hình nhà nước, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của truyền thông thế giới. Truyền thông phương Tây phản ánh đậm đặc về sự kiện này, coi nó chẳng khác nào sự kiện Yuri Gagarin bay vào vũ trụ!

Tương tự, ở Việt Nam sự kiện Hoa hậu Báo Tiền phong 1988 (tiền thân của Hoa hậu Việt Nam cấp quốc gia sau này) là một cơn địa chấn khi hàng ngàn người đổ ra đường ở khu vực tổ chức cuộc thi khiến cảnh sát phải dẹp đường thì hoa hậu mới về được nhà. Theo lời ông Dương Kỳ Anh, các hãng truyền thông quốc tế như BBC, CNN, NHK đã đưa tin về sự kiện, coi đó là dấu hiệu tích cực trong quá trình đổi mới.

Trước đây, Liên Xô cho rằng phụ nữ trước hết là một người lao động và người mẹ, chuyện thi sắc đẹp chỉ có ở thế giới tư bản mà thôi. Vẻ đẹp kiểu mẫu của phụ nữ Liên Xô phải đậm chất lao động - tròn trịa, khỏe khoắn (kiểu lực điền), chứ không phải thân hình eo ót, mi nhon. Liên Xô xem các cuộc thi hoa hậu tràn ngập ở các nước phương Tây là sự hư hỏng của xã hội tư sản. Điều này thực ra không quá lạ, khi ngay cả các phong trào nữ quyền ở Mỹ và phương Tây cũng cho rằng tổ chức thi sắc đẹp là “hạ thấp, tính dục hóa, đồ vật hóa” nữ giới, là xuất phát từ góc độ của nam giới, chỉ nhằm phục vụ nhu cầu thưởng lãm của cánh mày râu.

Tuy nhiên công cuộc “cải tổ” và “công khai hóa” (do Gorbachev khởi xướng) đã thay đổi căn bản quan niệm của Liên Xô về vẻ đẹp phụ nữ, đồng thời nhìn thấy ở đây cơ hội cải thiện nền kinh tế đang trì trệ của quốc gia này khi đó (cụ thể, họ muốn thúc đẩy các ngành may mặc, thời trang).

Tương tự, bên Trung Quốc, từ chỗ coi các thí sinh mặc bikini là “ngọn gió độc”, người ta quay sang coi đó là cơ hội thể hiện sức mạnh mềm của Trung Hoa. Hàng ngàn cuộc thi nhan sắc các kiểu đã bung ra. Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ nước này ca ngợi các thí sinh đoạt giải là hình mẫu cho phụ nữ về cả vẻ đẹp bên trong lẫn bên ngoài.

Từ một mảnh đến hai mảnh

Trong một bài báo năm ngoái, nhà thơ Dương Kỳ Anh viết rằng, tờ Tiền phong tổ chức thi hoa hậu “để tôn vinh cái đẹp, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ, tập hợp thanh niên, thu hút họ đến với tờ báo của Đoàn Thanh niên và tổ chức Đoàn”. Theo ông, thi hoa hậu là để tôn vinh con người, trước hết là phụ nữ Việt Nam.

Thí sính tươi cười sải bước trên sân khấu đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 tại Phú Quốc (ảnh: Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2014)
Duyên dáng và tự tin khoe sắc trước hàng ngàn khán giả tại khán trường cũng như hàng triệu khán giả truyền hình cả nước (ảnh: Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2014)
Những gì ông Dương Kỳ Anh tuyên bố đều có lý cả. Nhưng có lẽ có những vấn đề sâu xa hơn, nằm ở sự chuyển dịch bên trong nền văn hóa của chúng ta (và cả ở một số nước khác nữa) vào thời điểm đó, dù rằng lúc đó nền kinh tế đang đầy rẫy khó khăn.

Năm 1988, lần đầu tiên chính thức có các nữ thanh niên mặc đồ tắm lên sân khấu ở một nước Việt Nam thống nhất (trước đó dưới chế độ Mỹ-ngụy, chịu ảnh hưởng của lối sống Mỹ, cũng từng có thi hoa hậu ở miền Nam Việt Nam).

Tất nhiên giai đoạn đầu này thì các thanh nữ của chúng ta ngượng nhiều lắm. Theo lời kể của nhà thơ Dương Kỳ Anh, nhà tổ chức phải động viên mãi họ mới dám trình diễn áo tắm. Đã vậy, nhiều người đang trình diễn lại chạy vụt vào cánh gà vì xấu hổ và chỉ chịu diễn tiếp sau khi được ban tổ chức động viên lần nữa. (Nhưng, ngại thế mà vẫn đi thi, chứng tỏ họ phải rất yêu cái đẹp cũng như thích thể hiện vẻ đẹp hình thể của mình.)

Tình hình trái ngược hẳn với bây giờ. Như trong cuộc thi Hoa hậu 2014 vừa diễn ra, các thanh nữ sải bước đầy chuyên nghiệp và phấn khích, không chút ngại ngùng. Khán giả ở dưới không chỉ độ gần 1.000 người như hồi năm 1988 mà gồm nhiều ngàn người, trong đó có cả các quan chức và giới trí thức. Tôi không nhớ chính xác lắm có từ khi nào, nhưng ít nhất là từ năm 2004, người ta đã truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Như năm nay là trên kênh Thời sự Chính trị VTV1.

Đây quả là một chặng đường dài. Cùng với mức độ chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, mức độ “táo bạo” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam tăng dần. Áo tắm dùng cho thí sinh cứ kiệm vải dần, đầu tiên là liền mảnh e ấp, về sau biến thành đồ hai mảnh tự tin và gợi cảm. Khi mới xuất hiện (2006), bikini mới chỉ dám le lói ở các màn thi phụ, còn nay thì cả trên sân khấu đêm chung kết của giải Hoa hậu Việt Nam cũng… bikini tuốt tuồn tuột.

(Tất nhiên, do khác biệt văn hóa, thi hoa hậu ở Liên Xô “bạo liệt” ngay từ đầu, có luôn nội dung bikini, chứ không “thận trọng”, từng bước như hoa hậu Việt Nam. Đã vậy, mãi sang đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới chính thức có cuộc thi Hoa hậu cấp quốc gia, được nâng lên từ cuộc thi Hoa hậu Báo Tiền phong.)

Xu thế khó đảo ngược

Sự kiện Hoa hậu Việt Nam rõ ràng có sức thu hút không nhỏ đối với công chúng, thể hiện qua lượng người theo dõi sự kiện này qua truyền hình, báo điện tử cũng như số người xem trực tiếp tại nơi tổ chức. Ngoài hàng loạt cuộc thi sắc đẹp trong nước, Việt Nam còn từng đăng cai cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, hội tụ các người đẹp từ năm châu bốn bể.


Hoa hậu Thế giới Arab 2009 tổ chức ở Ai Cập (ảnh: Waguith)
Trong xã hội đã và đang bắt đầu xuất hiện xu hướng trọng tuổi trẻ và trọng vẻ đẹp hình thức. Nhan sắc trở thành một lợi thế rõ ràng, và là một tiêu chí trong nhiều cuộc tuyển dụng. Cùng với cơ chế kinh tế thị trường, người ta chuyển dần từ tư duy “cái nết đánh chết cái đẹp” sang coi trọng đúng mức cái đẹp hình thức. Theo họ, sắc đẹp tự nó đâu có lỗi.

Người phụ nữ trở nên cá tính hơn, ganh đua hơn, thể hiện rõ cái tôi hơn. Người đoạt danh hiệu Hoa hậu còn được nhận rất nhiều thứ khác: Sự nổi tiếng, các phần thưởng lớn có giá trị về kinh tế, cùng nhiều cơ hội học tập và phát triển. Một cô gái vốn không được biết đến bỗng chốc trở thành Nữ hoàng sắc đẹp, với khả năng gây ảnh hưởng lớn đối với xã hội.

Thi sắc đẹp không còn là độc quyền của phương Tây và của các nước tư bản nữa.

Xét đến cùng, cái đẹp mang giá trị toàn cầu. Nơi đâu cũng đề cao chân-thiện-mỹ. Con người đâu chỉ cần bánh mì, mà còn cả hoa hồng nữa. Ở một chừng mực nào đó, cuộc thi cho phép phụ nữ được là chính mình. Họ có bản năng làm đẹp và mong muốn được tỏa sáng. Những cuộc thi của chị em bao giờ cũng có nhiều cung bậc cảm xúc của những người trong cuộc.

Có thể có những ý kiến trái chiều về việc cổ xúy cho thi nhan sắc, nhưng ít nhất đây là một sân chơi lành mạnh cho thanh niên nói chung, nữ thanh niên nói riêng. Không những vậy, ở Việt Nam nó còn mang tính cộng đồng rất cao. Quan sát một chút chúng ta sẽ thấy nào là cha mẹ (nhất là mẹ), nào là anh chị em, người thân đi theo chăm nom hoặc cổ vũ cho các cô gái thí sinh. Dòng họ mà thấy cháu mình đoạt giải thì hãnh diện lắm. Có những địa phương rất tự hào khi có thí sinh đoạt ngôi vị cao nhất, sẵn sàng “thưởng nóng” hoặc đứng ra bảo vệ con em quê hương mình nếu có lời “thị phi” về họ.

Trên đấu trường quốc tế, hoa hậu thể hiện màu cờ sắc áo dân tộc. Một cô gái quyến rũ có thể giúp quốc gia của mình quảng bá hình ảnh cũng như thúc đẩy ngành du lịch địa phương.

Điều đáng tiếc là hình ảnh các người đẹp vẫn có mặt trái. Đã có nhiều báo cáo về tệ dùng tiểu xảo để “tranh ngôi đoạt vị”. Chính ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2014 cũng thừa nhận họ nhận được vô số tố cáo nhằm vào các thí sinh trong và sau cuộc thi.

Chợt giật mình khi thấy các cuộc thi Hoa hậu Liên Xô cũng từng có tin đồn về chuyện mua giải và tiêu cực trong ban giám khảo. Mà đấy là vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990.

Xã hội yên bình và hòa hợp

Dẫu có những chuyện không vui này nọ, các cuộc thi hoa hậu về cơ bản vẫn là một điểm cộng văn hóa cho Việt Nam và là một chỉ dấu về quyền tự do và sự an toàn của người dân.

Biểu tình của những người Hồi giáo cứng rắn ở Jakarta phản đối cuộc thi Miss World 2013 tổ chức ở nước này (ảnh: BaltimoreSun)
Năm ngoái, Indonesia (một nước Đông Nam Á tư bản thế tục theo đạo Hồi ôn hòa) đăng cai tổ chức Hoa hậu Thế giới (Miss World) 2013. Ngay lập tức các phần tử Hồi giáo cực đoan ở đây tiến hành các cuộc biểu tình dữ dội. Họ coi cuộc thi này là trái luân lý, thiếu đứng đắn và đi ngược lại các giá trị Hồi giáo.

Một số phần tử cực đoan treo các biểu ngữ với các nội dung đầy khích động như, đây là “văn hóa phẩm khiêu dâm”, là “cuộc thi của những con điếm”, hay “Miss World hãy xuống địa ngục”.

Ban tổ chức khốn khổ của Miss World 2013 đã phải nhượng bộ bằng cách thực hiện một động thái chưa từng có trong lịch sử giải đấu sắc đẹp này, đó là bỏ màn thi bikini và thay bằng màn trình diễn trang phục sarong truyền thống của người Indonesia. Không những vậy, họ phải dời địa điểm tổ chức đêm chung kết sang một nơi khác (vẫn thuộc Indonesia). Tuy vậy, người Hồi giáo Indonesia vẫn tiếp tục đe dọa khiến ban tổ chức ở vào trạng thái nơm nớp lo sợ bị tấn công khủng bố (giống vụ tấn công bằng bom ở Bali).

Trước đó ở Nigeria năm 2002, tới hơn 200 người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo động (nhiều người bị đâm, đập hoặc thiêu), hàng trăm người khác bị thương nặng khi Nigeria đăng cai cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Đây có lẽ là cuộc thi sắc đẹp “đẫm máu” nhất cho đến nay.

Người Hồi giáo tại Nigeria khi ấy đã nổi cơn thịnh nộ, tiến hành tàn sát người Kitô giáo ngay trên phố, bằng dao dài, rìu, kiếm hoặc gậy gộc. Họ cũng đốt phá nhiều nhà cửa. (Người Kitô giáo sau đó cũng trả đũa và gây thương vong nhất định cho phe Hồi giáo).

Hãng tin AP từng mô tả thế này: “Đám đông đâm một thanh niên, quấn một chiếc lốp tẩm đầy xăng quanh anh ta rồi thiêu sống anh ý. Một người khác bị lôi khỏi xe hơi rồi bị đánh đập đến chết…”.

Đám đông đó hô các khẩu hiệu như: Allahu Akhbar (Đấng Allah vĩ đại)!, Đả đảo sắc đẹp!, Hoa hậu Thế giới là tội lỗi!.

Còn ban tổ chức Miss World 2002, vì lo cho an toàn của những người tham gia nên đã di dời cuộc thi về London./.

Cùng một tác giả:

>> Phản biện Trần Đăng Khoa về tiếng Việt lệch chuẩn

>> Cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

>> Ngoại giao kiểu Azerbaijan

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Độc lập dân tộc của Việt Nam trước các nước lớn
Độc lập dân tộc của Việt Nam trước các nước lớn

VOV.VN - Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.

Độc lập dân tộc của Việt Nam trước các nước lớn

Độc lập dân tộc của Việt Nam trước các nước lớn

VOV.VN - Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”
Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

VOV.VN - Ám ảnh sợ ngọng và “ép tiếng theo chữ” có thực sự khoa học và hữu ích?

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

VOV.VN - Ám ảnh sợ ngọng và “ép tiếng theo chữ” có thực sự khoa học và hữu ích?

Ngoại giao kiểu Azerbaijan
Ngoại giao kiểu Azerbaijan

VOV.VN - Được phân công theo dõi và phản ánh các hoạt động của Đại sứ quán Azerbaijan một thời gian, tôi vẫn không khỏi bất ngờ.

Ngoại giao kiểu Azerbaijan

Ngoại giao kiểu Azerbaijan

VOV.VN - Được phân công theo dõi và phản ánh các hoạt động của Đại sứ quán Azerbaijan một thời gian, tôi vẫn không khỏi bất ngờ.

Nữ tiến sĩ người Mỹ ngỡ ngàng trước văn hóa trọng người già ở Việt Nam
Nữ tiến sĩ người Mỹ ngỡ ngàng trước văn hóa trọng người già ở Việt Nam

VOV.VN - Bà tiến sĩ Lorelle Browning chia sẻ trăn trở của mình về văn hóa trọng tuổi trẻ ở Mỹ và trọng người già ở Việt Nam.

Nữ tiến sĩ người Mỹ ngỡ ngàng trước văn hóa trọng người già ở Việt Nam

Nữ tiến sĩ người Mỹ ngỡ ngàng trước văn hóa trọng người già ở Việt Nam

VOV.VN - Bà tiến sĩ Lorelle Browning chia sẻ trăn trở của mình về văn hóa trọng tuổi trẻ ở Mỹ và trọng người già ở Việt Nam.

Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội
Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội

VOV.VN - Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017.

Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội

Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội

VOV.VN - Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017.

Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên có vượt qua nổi những thị phi?
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên có vượt qua nổi những thị phi?

VOV.VN -Ngay sau khi Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cô gái nhỏ tuổi nhất cuộc thi Hoa hậu được xướng tên, đăng quang ngôi vị cao nhất thì cũng là lúc cộng đồng mạng dậy sóng.

Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên có vượt qua nổi những thị phi?

Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên có vượt qua nổi những thị phi?

VOV.VN -Ngay sau khi Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cô gái nhỏ tuổi nhất cuộc thi Hoa hậu được xướng tên, đăng quang ngôi vị cao nhất thì cũng là lúc cộng đồng mạng dậy sóng.