APEC 2017: Đại biểu quốc tế đánh giá cao đóng góp, đề xuất của Việt Nam

VOV.VN - Những ý kiến đóng góp, đề xuất của Việt Nam tại Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM 2) được nhiều đại biểu quốc tế đánh giá cao.

APEC 2017 là một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam trong năm nay. Việc một lần nữa đăng cai Năm APEC (sau Năm APEC 2006) là đóng góp quan trọng của Việt Nam với Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy các quan tâm chung của Diễn đàn trong bối cảnh mới.

Năm APEC 2017 là sự kiện trọng đại đối với Việt Nam
Nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất của Việt Nam tại Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM2) đã được nhiều đại biểu các nền kinh tế thành viên đánh giá cao.

Bên lề Hội nghị SOM2 và các cuộc họp liên quan diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9-21/5, các đại biểu quốc tế dành lời khen ngợi và nhận xét tốt đẹp dành cho Việt Nam về công tác chuẩn bị, lòng mến khách cũng như các sáng kiến của nước chủ nhà.

Cựu Bộ trưởng Thương mại Indonesia, bà Mari Elka Pangestu chia sẻ: "Tôi thấy Việt Nam đã làm rất tốt từ việc chuẩn bị đến các đề xuất nội dung tại kỳ APEC lần này. Năm nay chúng ta thảo luận tầm nhìn 3 năm tới về việc thực hiện các mục tiêu Bogor và xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020. Đây là những nội dung quan trọng và chúng tôi trông chờ rất nhiều vào sự đóng góp của Việt Nam trong chiến lược hành động 3 năm tới và sau đó".

Bà Mari Elka Pangestu - cựu Bộ trưởng Thương mại Indonesia

Vị đại biểu Indonesia cho rằng, Việt Nam và Hà Nội nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát triển này chính là minh chứng cho thấy những kết quả thực sự mà APEC có thể và đạt được.

Ông Nathan Namaliu, cán bộ cao cấp phòng hợp tác quốc tế - Bộ Ngoại giao Papua New Guine nhận xét: "Chúng tôi thấy rằng Việt Nam đã làm rất tốt công tác đăng cai tổ chức Năm APEC 2017. Theo tôi, đây là thành công của Việt Nam từ công tác chuẩn bị đến các chương trình nghị sự. Các bạn Việt Nam rất thân thiện, nhiệt tình…"

Nói đến các chủ đề thảo luận của APEC năm nay, đại biểu Papua New Guine nhận định: Đây là những nội dung tuyệt vời, không chỉ phù hợp với APEC mà còn với tất cả các nền kinh tế thành viên.

"Đoàn đại biểu Papua New Guine đã tham gia các cuộc thảo luận tích cực và hữu ích cho sự phát triển của đất nước chúng tôi. Năm tới, Papua New Guine sẽ đăng cai năm APEC," ông Nathan Namaliu cho biết thêm.

Ông Nathan Namaliu - cán bộ ngoại giao Papua New Guine

Ông Malcolm Greening, Trợ lý Thư ký Vụ chiến lược công nghiệp và quốc tế Australia đánh giá, công tác chuẩn bị cho Năm APEC 2017 của Việt Nam rất tốt. Đội ngũ tổ chức, hậu cần được trang bị đầy đủ kiến thức về APEC và các nền kinh tế thành viên. Địa điểm tổ chức Hội nghị SOM 2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) là một không gian có thiết kế đẹp, hiệu quả sử dụng cao, xứng tầm với nhiều địa điểm tổ chức hội nghị trên thế giới.

Ông Malcolm Greening cho biết tại Hội nghị SOM 2, ông có cơ hội làm việc với một số đồng nghiệp Việt Nam và rất ấn tượng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả của họ.

Kết quả của Hội nghị SOM 2 một lần nữa cho thấy quyết tâm của APEC trong việc tiếp tục đưa APEC thành khu vực đầu tầu của kinh tế thế giới. Mục tiêu Bogor của APEC đến năm 2020 cần phải được thực hiện đúng thời hạn và Tầm nhìn của APEC sau 2020 cần phải được rõ ràng, cụ thể hơn, để thích ứng tốt với những biến động khó lường của kinh tế thế giới trước tác động của quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hóa, kết nối thương mại trong APEC
Việt Nam nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hóa, kết nối thương mại trong APEC

VOV.VN - Việt Nam luôn tích cực tham gia Mạng lưới Mô hình Cảng Điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APMEN) nhằm thúc đẩy kết nối thương mại.

Việt Nam nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hóa, kết nối thương mại trong APEC

Việt Nam nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hóa, kết nối thương mại trong APEC

VOV.VN - Việt Nam luôn tích cực tham gia Mạng lưới Mô hình Cảng Điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APMEN) nhằm thúc đẩy kết nối thương mại.

Thủ tướng nêu tầm quan trọng của APEC với Việt Nam
Thủ tướng nêu tầm quan trọng của APEC với Việt Nam

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, APEC ngày càng có vai trò quan trọng đối với Việt Nam.

Thủ tướng nêu tầm quan trọng của APEC với Việt Nam

Thủ tướng nêu tầm quan trọng của APEC với Việt Nam

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, APEC ngày càng có vai trò quan trọng đối với Việt Nam.

APEC đóng vai trò ngày càng quan trọng với kinh tế Việt Nam
APEC đóng vai trò ngày càng quan trọng với kinh tế Việt Nam

VOV.VN - APEC có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của APEC.

APEC đóng vai trò ngày càng quan trọng với kinh tế Việt Nam

APEC đóng vai trò ngày càng quan trọng với kinh tế Việt Nam

VOV.VN - APEC có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của APEC.

APEC 2017: Tuyên bố Bộ trưởng về Hiệp định TPP tại Hà Nội
APEC 2017: Tuyên bố Bộ trưởng về Hiệp định TPP tại Hà Nội

VOV.VN - Các Bộ trưởng nhấn mạnh, nguyên tắc và tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP là cách để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực.

APEC 2017: Tuyên bố Bộ trưởng về Hiệp định TPP tại Hà Nội

APEC 2017: Tuyên bố Bộ trưởng về Hiệp định TPP tại Hà Nội

VOV.VN - Các Bộ trưởng nhấn mạnh, nguyên tắc và tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP là cách để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực.

APEC vẫn giữ vững vị thế đầu tàu kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương
APEC vẫn giữ vững vị thế đầu tàu kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương

VOV.VN - APEC đã và đang được coi là vườn ươm của các sáng kiến mới về kinh tế, thương mại, đầu tư, tăng trưởng và sáng tạo của châu Á – Thái Bình Dương.

APEC vẫn giữ vững vị thế đầu tàu kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương

APEC vẫn giữ vững vị thế đầu tàu kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương

VOV.VN - APEC đã và đang được coi là vườn ươm của các sáng kiến mới về kinh tế, thương mại, đầu tư, tăng trưởng và sáng tạo của châu Á – Thái Bình Dương.