Ban Bí thư: Tiếp tục xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định

VOV.VN -Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 22, nhận thức về quan hệ lao động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động đã có chuyển biến.

Sáng 2/7, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 22  về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, đại diện ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. 

Phát biểu khai mạc, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nêu rõ: Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh; tạo môi trường lao động an toàn, bình đẳng, công bằng; tạo sức hấp dẫn với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 22 (Ảnh: Lao Động) 

Ông Lê Hồng Anh cho biết, qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 22 của Ban Bí thư khóa X, nhận thức về quan hệ lao động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động có chuyển biến bước đầu.

“Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về quan hệ lao động tiếp tục được hoàn thiện; quản lý nhà nước về quan hệ lao động được tăng cường; việc chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động có tiến bộ, số vụ và tính chất các cuộc đình công có xu hướng giảm. Nhiều doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng đối với sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp”, ông Lê Hồng Anh nhấn mạnh.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thống nhất cho rằng, kết quả nổi bật sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 22 là đời sống vật chất và tinh thần của người lao động đã từng bước được cải thiện. Mức tiền lương tối thiểu được điều chỉnh, từ năm 2008 đến 2012, tiền lương thực tế của người lao động tăng bình quân hàng năm từ 15 đến 17%. Chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tiếp tục hoàn thiện. Quan hệ lao động đã có chuyển biến tích cực, số cuộc đình công giảm từ gần 900 cuộc năm 2011 xuống còn 355 cuộc năm 2013; Tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quan hệ lao động trong doanh nghiệp vẫn còn tiềm ẩn những vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Đời sống của nhiều người lao động vẫn còn khó khăn, thu nhập thấp. Ở một số nơi, vai trò của tổ chức Đảng còn hạn chế; các tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ trong doanh nghiệp chưa thực sự phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. Tình trạng tranh chấp lao động vẫn diễn ra phức tạp. 

Đặc biệt trong thời gian vừa qua, trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng công nhân nghỉ việc tham gia tuần hành bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Tuy không phát sinh trực tiếp từ quan hệ lao động nhưng một số cá nhân đã có hành động quá khích làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam.

Qua thảo luận, các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 22 trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động; sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách pháp luật về việc làm, bảo hiểm xã hội, tiền lương tối thiểu, an toàn vệ sinh lao động cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khẩn trương hỗ trợ người lao động phải ngừng việc vừa qua
Khẩn trương hỗ trợ người lao động phải ngừng việc vừa qua

VOV.VN - Mức tiền hỗ trợ là mức lương ngừng việc do thoả thuận và không thấp hơn mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Khẩn trương hỗ trợ người lao động phải ngừng việc vừa qua

Khẩn trương hỗ trợ người lao động phải ngừng việc vừa qua

VOV.VN - Mức tiền hỗ trợ là mức lương ngừng việc do thoả thuận và không thấp hơn mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Hơn 5.000 lao động nông thôn được dạy nghề
Hơn 5.000 lao động nông thôn được dạy nghề

VOV.VN -Ngoài ra, hàng nghìn thanh niên tại các huyện nghèo đã được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động.

Hơn 5.000 lao động nông thôn được dạy nghề

Hơn 5.000 lao động nông thôn được dạy nghề

VOV.VN -Ngoài ra, hàng nghìn thanh niên tại các huyện nghèo đã được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động.

Hướng dẫn hỗ trợ người lao động tại các doanh nghiệp bị đập phá
Hướng dẫn hỗ trợ người lao động tại các doanh nghiệp bị đập phá

Đối tượng hỗ trợ là người lao động phải ngừng việc từ ngày 12/5 cho đến khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Hướng dẫn hỗ trợ người lao động tại các doanh nghiệp bị đập phá

Hướng dẫn hỗ trợ người lao động tại các doanh nghiệp bị đập phá

Đối tượng hỗ trợ là người lao động phải ngừng việc từ ngày 12/5 cho đến khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Thủ tướng Chỉ thị tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc
Thủ tướng Chỉ thị tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc

VOV.VN -Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 12 về việc tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Thủ tướng Chỉ thị tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc

Thủ tướng Chỉ thị tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc

VOV.VN -Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 12 về việc tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Việt Nam ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động
Việt Nam ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

VOV.VN -Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam tại Hội nghị lao động quốc tế (ILC 103) diễn ra ở trụ sở Liên Hợp Quốc

Việt Nam ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

Việt Nam ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

VOV.VN -Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam tại Hội nghị lao động quốc tế (ILC 103) diễn ra ở trụ sở Liên Hợp Quốc

Gặp người trả 200 triệu đồng nhặt được của lao động Trung Quốc
Gặp người trả 200 triệu đồng nhặt được của lao động Trung Quốc

“Khi biết số tiền này của người lao động từ Trung Quốc đánh rơi, tôi nghĩ càng phải cố gắng tìm bằng được”, anh Đào Hữu Ý chia sẻ.

Gặp người trả 200 triệu đồng nhặt được của lao động Trung Quốc

Gặp người trả 200 triệu đồng nhặt được của lao động Trung Quốc

“Khi biết số tiền này của người lao động từ Trung Quốc đánh rơi, tôi nghĩ càng phải cố gắng tìm bằng được”, anh Đào Hữu Ý chia sẻ.