Các diễn giả trình bày tham luận tại HN Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

VOV.VN - Các diễn giả trình bày kỹ nhiều phương diện của hoạt động này, bao gồm những vấn đề thiết thực về an ninh và sự phát triển của Việt Nam.

Sau phiên khai mạc sáng nay (12/8), các diễn giả tại Hội nghị “Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21 và Khuyến nghị Chính sách đối với Việt Nam” đã tham gia vào các phiên thảo luận chung, phiên chuyên đề “kinh nghiệm và bài học”, và cuối cùng là phiên chuyên đề “khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam và ASEAN”.

Phiên họp chuyên đề chiều 12/8 của Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21 & Khuyến nghị cho Việt Nam
Trong phiên thảo luận chung, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc, trưởng trình bày “vai trò của hợp tác đa phương trong thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững sau năm 2015”. Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chia sẻ góc nhìn về quốc phòng đa phương và lý giải tầm quan trọng của nó trong bối cảnh hiện nay. Còn tướng Trần Minh Thư, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an đã giới thiệu tổng thể “Các thách thức An ninh trong Thế kỷ 21”.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh đăng đàn tại Hội nghị Đối ngoại Đa phương
Cũng trong phiên thảo luận này, Giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý đã phân tích về việc đẩy mạnh đối ngoại đa phương nhằm triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng. Còn Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã trình bày về xu thế phát triển của liên kết kinh tế quốc tế, sự tham gia của Việt Nam vào các liên kết đó và các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.

Trong phiên chuyên đề “kinh nghiệm và bài học”, đáng lưu ý có phần trình bày của cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo về “Kinh nghiệm triển khai đối ngoại đa phương của Singapore và ASEAN”. Phần trình bày đề cập đến câu chuyện nền độc lập của Singapore, mối quan hệ với Trung Quốc… thu hút sự chú ý của các đại biểu.

Tiếp sau phát biểu của ông Yeo, Đại sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã trình bày sinh động về bản chất và các nét đặc trưng của Đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ Đổi mới.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh (giữa) - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, "điều khiển" phiên thảo luận. Bên phải bà Ninh là Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Hoài Trung
Dưới sự chủ trì của nhà cựu ngoại giao kỳ cựu Tôn Nữ Thị Ninh, phiên chuyên đề tiếp tục với bài phát biểu nhiệt huyết của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển về “Bài học hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, trong đó có chi tiết Việt Nam từng chọn EU (chứ không phải Trung Quốc hay Nhật Bản) làm khâu đột phá. Ông Tuyển nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa chủ động cải cách trong nước và hội nhập bên ngoài, dùng hội nhập để thúc đẩy cải cách.

Các kênh đối ngoại Nhân dân, đối thoại Quốc hội và đối ngoại Đảng cũng được trình bày tại Hội nghị, cung cấp cái nhìn toàn diện về thế trận đối ngoại đa dạng của Việt Nam.

Phiên thảo luận cuối cùng (về khuyến nghị) tiếp tục lôi cuốn chú ý của các đại biểu phía dưới với phần phát biểu của cựu Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy về vấn đề “nâng tầm tham gia và đóng góp của Việt Nam trong cơ chế đa phương” và của tiến sĩ Dhanapala về “tăng cường đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực”.

Cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo đang tập trung thuyết trình về kinh nghiệm triển khai đối ngoại đa phương của Singapore 
Đặc biệt, cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo một lần nữa lại thể hiện sự am tường của mình về tình hình Việt Nam, vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và khối ASEAN, và về mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phần thuyết trình sâu và mạch lạc của ông đã nhận được nhiều tràng pháo tay từ người nghe. Ông Yeo cho biết Việt Nam cần nỗ lực củng cố ASEAN với tư cách là một khối chính trị, an ninh và kinh tế. Ngoài ra, ông nói Việt Nam cần đóng vai trò lãnh đạo trong khối giống như Indonesia.

Ông George Yeo (trái) và nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển trong giờ giải lao của Hội nghị
Trong phiên này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan một lần nữa đăng đàn, vạch ra những yêu cầu đối với đối ngoại đa phương của Việt Nam trong thời kỳ mới. Ông cho biết, chúng ta trước tiên. phải chú ý đến tổ chức gần mình nhất, thiết thân nhất là ASEAN. Ưu tiên thứ 2, theo ông Vũ Khoan, là tổ chức bao trùm toàn cầu - Liên Hợp Quốc.

Sau cùng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu kết luận Hội nghị “Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 2, Khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam”.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu kết luận tại Hội nghị
Trong phần phát biểu của mình, Phó Thủ tướng đã nhắc lại các đặc điểm của ngoại giao đa phương. Ông cũng nêu ra 5 bài học của đối ngoại đa phương Việt Nam, gồm các bài học về độc lập tự chủ, nằm bắt xu thế chung, kết hợp đối ngoại đa phương với song phương… tạo sức mạnh tổng hợp, tương tác giữa nội lực trong nước và sức vươn của đối ngoại đa phương, và nhu cầu tư duy dài hạn với cách tiếp cận đa dạng, đồng bộ./.

Xem thêm:

>> Ba thập niên ngoại giao đa phương Việt Nam: Bài học và Khuyến nghị

>> Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương thế kỷ 21

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc xác lập thế trận ngoại giao đa phương, đa diện
Trung Quốc xác lập thế trận ngoại giao đa phương, đa diện

VOV.VN - Quốc gia Đông Bắc Á này đã có nhiều nước cờ tầm nước lớn, nhưng ở nhiều nơi họ vẫn rơi vào thế… không được đón chào.

Trung Quốc xác lập thế trận ngoại giao đa phương, đa diện

Trung Quốc xác lập thế trận ngoại giao đa phương, đa diện

VOV.VN - Quốc gia Đông Bắc Á này đã có nhiều nước cờ tầm nước lớn, nhưng ở nhiều nơi họ vẫn rơi vào thế… không được đón chào.

SOM ASEAN đặc biệt: Quan điểm về Biển Đông của ASEAN là rất rõ ràng
SOM ASEAN đặc biệt: Quan điểm về Biển Đông của ASEAN là rất rõ ràng

VOV.VN - Quan chức ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các diễn biến gần đây trên Biển Đông.

SOM ASEAN đặc biệt: Quan điểm về Biển Đông của ASEAN là rất rõ ràng

SOM ASEAN đặc biệt: Quan điểm về Biển Đông của ASEAN là rất rõ ràng

VOV.VN - Quan chức ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Các Ngoại trưởng thúc đẩy ASEAN thành ngọn cờ về chuẩn mực ứng xử
Các Ngoại trưởng thúc đẩy ASEAN thành ngọn cờ về chuẩn mực ứng xử

VOV.VN - Hội nghị AMM47 và các hội nghị liên quan đã thể hiện sự đoàn kết trong ASEAN trước các vấn đề quan trọng của khu vực.

Các Ngoại trưởng thúc đẩy ASEAN thành ngọn cờ về chuẩn mực ứng xử

Các Ngoại trưởng thúc đẩy ASEAN thành ngọn cờ về chuẩn mực ứng xử

VOV.VN - Hội nghị AMM47 và các hội nghị liên quan đã thể hiện sự đoàn kết trong ASEAN trước các vấn đề quan trọng của khu vực.

Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21
Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

VOV.VN- Sáng nay (12/8) Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21 và Khuyến nghị Chính sách Đối với Việt Nam chính thức khai mạc tại khách sạn Sheraton, Hà Nội.

Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

VOV.VN- Sáng nay (12/8) Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21 và Khuyến nghị Chính sách Đối với Việt Nam chính thức khai mạc tại khách sạn Sheraton, Hà Nội.

Ba thập niên đối ngoại đa phương của Việt Nam: Bài học và khuyến nghị
Ba thập niên đối ngoại đa phương của Việt Nam: Bài học và khuyến nghị

VOV.VN - Lần đầu tiên một hội nghị toàn quốc về chính sách đối ngoại đa phương sẽ được tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.

Ba thập niên đối ngoại đa phương của Việt Nam: Bài học và khuyến nghị

Ba thập niên đối ngoại đa phương của Việt Nam: Bài học và khuyến nghị

VOV.VN - Lần đầu tiên một hội nghị toàn quốc về chính sách đối ngoại đa phương sẽ được tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.

ASEAN quan ngại về những diễn biến làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông
ASEAN quan ngại về những diễn biến làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN -Các Bộ trưởng ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông

ASEAN quan ngại về những diễn biến làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông

ASEAN quan ngại về những diễn biến làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN -Các Bộ trưởng ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông

Việt Nam tham gia tích cực hoạt động ngoại giao đa phương
Việt Nam tham gia tích cực hoạt động ngoại giao đa phương

VOV.VN - Năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp tục nâng cao vị thế thông qua hoạt động ngoại giao đa phương.

Việt Nam tham gia tích cực hoạt động ngoại giao đa phương

Việt Nam tham gia tích cực hoạt động ngoại giao đa phương

VOV.VN - Năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp tục nâng cao vị thế thông qua hoạt động ngoại giao đa phương.

Xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN là chủ trương nhất quán của Việt Nam
Xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN là chủ trương nhất quán của Việt Nam

VOV.VN -Việt Nam cùng các nước thành viên dành ưu tiên cao nhất để triển khai cam kết thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN.

Xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN là chủ trương nhất quán của Việt Nam

Xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN là chủ trương nhất quán của Việt Nam

VOV.VN -Việt Nam cùng các nước thành viên dành ưu tiên cao nhất để triển khai cam kết thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN.