Cần phối hợp trong công tác giám sát giữa Quốc hội và MTTQ Việt Nam

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, công tác giám sát giữa Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn còn hạn chế cần khắc phục.

Chiều 10/2, tại Nhà Quốc hội diễn ra Hội nghị Tổng kết thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2016, trọng tâm phối hợp công tác năm 2017. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị.

Hội nghị Tổng kết thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2016.

6 nội dung quan trọng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức đó là: củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phối hợp trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; phối hợp trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh; nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; phối hợp trong hoạt động giảm sát; phối hợp trong hoạt động phản biện xã hội.

Đóng góp ý kiến về những nội dung này, các đại biểu cho rằng, thời gian qua sự phối hợp giữa Ủy  ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những kết quả tốt đẹp trong việc xây dựng các luật, nghị định của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công tác dân nguyện và điều phối giữa lãnh đạo hai bên trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.

Tuy vậy, công tác giám sát trong quy chế phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế. Hình thức giám sát, phản biện xã hội chậm so với kế hoạch đề ra. Các hoạt động thực hiện theo kinh nghiệm là chính, chưa có những quy định cụ thể. Việc trả lời kiến nghị của các cử tri vẫn là khâu yếu.    

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân thống nhất với nội dung dự thảo báo cáo. Đồng thời đề nghị, hai bên cần có buổi làm việc chung trước kỳ họp Quốc hội để thảo luận sâu về bản tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, bổ sung hướng dẫn nội dung giám sát, phản biện.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, thời gian qua, hai bên thực hiện quy chế phối hợp một cách chặt chẽ như việc chuẩn bị bầu cử; Quốc hội tiếp thu các ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về các dự án luật quan trọng như Dự án Luật về Hội; Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo….

Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được còn có những hạn chế nhất định và cần phải rút kinh nghiệm để khắc phục, đặc biệt là công tác giám sát.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Trong công tác giám sát, hai bên sẽ phối hợp một cách chặt chẽ. Trong tất cả các giám sát của Quốc hội, thường vụ Quốc hội và các ủy ban, các phiên giải trình. Đặc biệt là các giám tối cao luôn được phát thanh, truyền hình trực tiếp đến đông đảo nhân dân cả nước.

Sắp tới, đề nghị Thanh tra chính phủ công bố kết quả thanh tra. Làm như vậy thì Mặt trận và các cơ quan chức năng có chức năng giám sát các hoạt động của nhà nước như Quốc hội mới có cơ sở để có thể theo dõi tới cùng các kết luật của các đoàn giám sát”.

Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng cũng là năm thứ hai của nhiệm kỳ Quốc hội, hai bên cần phải thực hiện có hiệu quả hơn công tác phối hợp. Trong đó có chức năng phản biện xã hội; nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri; phối hợp để hai bên thực hiện tốt việc tổng kết 13 năm thực hiện quy chế./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao công tác giám sát, phản biện vẫn 'vướng' khi thực hiện?
Vì sao công tác giám sát, phản biện vẫn 'vướng' khi thực hiện?

VOV.VN - Các kiến nghị giám sát, phản biện gửi đến các cơ quan hữu quan nhiều khi không được trả lời vì thiếu cơ chế cụ thể về trách nhiệm phản hồi

Vì sao công tác giám sát, phản biện vẫn 'vướng' khi thực hiện?

Vì sao công tác giám sát, phản biện vẫn 'vướng' khi thực hiện?

VOV.VN - Các kiến nghị giám sát, phản biện gửi đến các cơ quan hữu quan nhiều khi không được trả lời vì thiếu cơ chế cụ thể về trách nhiệm phản hồi

Người dân hiểu biết luật mới giám sát được chính quyền
Người dân hiểu biết luật mới giám sát được chính quyền

VOV.VN - Người dân hiểu luật mới giám sát được hoạt động của cơ quan chính quyền, họ sẽ biết được việc đúng, sai trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Người dân hiểu biết luật mới giám sát được chính quyền

Người dân hiểu biết luật mới giám sát được chính quyền

VOV.VN - Người dân hiểu luật mới giám sát được hoạt động của cơ quan chính quyền, họ sẽ biết được việc đúng, sai trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

“Có địa phương thiếu tôn trọng hoạt động giám sát của Quốc hội”
“Có địa phương thiếu tôn trọng hoạt động giám sát của Quốc hội”

VOV.VN - Chia sẻ với những cái khó của địa phương, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần phê phán nghiêm khắc các địa phương thiếu nghiêm túc.

“Có địa phương thiếu tôn trọng hoạt động giám sát của Quốc hội”

“Có địa phương thiếu tôn trọng hoạt động giám sát của Quốc hội”

VOV.VN - Chia sẻ với những cái khó của địa phương, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần phê phán nghiêm khắc các địa phương thiếu nghiêm túc.

Thủ tướng: "Công khai các kết luận thanh tra để giám sát hiệu quả hơn"
Thủ tướng: "Công khai các kết luận thanh tra để giám sát hiệu quả hơn"

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng công khai kết luận thanh tra để truyền thông, báo chí, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát.

Thủ tướng: "Công khai các kết luận thanh tra để giám sát hiệu quả hơn"

Thủ tướng: "Công khai các kết luận thanh tra để giám sát hiệu quả hơn"

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng công khai kết luận thanh tra để truyền thông, báo chí, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát.