Cần xử lý những người đã đề bạt ông Trịnh Xuân Thanh?

VOV.VN - Người dân đặt nhiều câu hỏi về tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện, ưu ái để ông Trịnh Xuân Thanh nắm giữ những vị trí quan trọng.

Những ngày qua, vụ việc có dấu hiệu sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã tạo sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, đảng viên và người dân vùng ĐBSCL.

Người dân hoan nghênh sự vào cuộc quyết liệt của Trung ương trong việc xử lý vi phạm của ông Trịnh Xuân Thanh. (Ảnh: Internet)
Trong đó, cùng với việc hoan nghênh sự vào cuộc quyết liệt của Trung ương, người dân nơi đây còn đặt ra câu hỏi xung quanh việc những tập thể, cá nhân nào đã tạo điều kiện, ưu ái để ông Trịnh Xuân Thanh rời khỏi doanh nghiệp đang thua lỗ nặng, chuyển về Bộ Công thương rồi vào Hậu Giang làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh?

Ông Bùi Quang Huy, nguyên Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng, ông rất đồng tình với kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương và đề nghị làm rõ trách nhiệm cả những người liên quan.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ, những vi phạm và trách nhiệm với việc thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng ở cơ quan cũ, ông Trịnh Xuân Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển nhưng tại sao lại được về đảm nhiễm chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, thậm chí còn vào cấp ủy, đây cũng là vấn đề cần được làm rõ.

“Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn không đủ tư cách đại biểu Quốc hội. Tôi rất đồng tình với kết luận này. Về trách nhiệm bị thất thoát lúc phụ trách Tổng công ty xây lắp dầu khí cơ quan Trung ương phải thẩm tra và phải quy trách nhiệm cụ thể những người có liên quan. Tôi cho đây là trường hợp chạy chức chạy quyền”, ông Huy cho biết.

GS. Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nêu rõ, một cán bộ như ông Trịnh Xuân Thanh lại có hành xử như vậy vẫn được đưa về địa phương và trúng cử Đại biểu Quốc hội là không bình thường trong công tác cán bộ. Vì thế, Ông Trịnh Xuân Thanh không thể đại diện cho ‎nguyện vọng, ý chí của nhân dân, cử tri.

“Qua những việc làm của ông Trịnh Xuân Thanh biểu hiện không xứng đáng là Đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải có những tiêu chuẩn để nhân dân cả nước đánh giá có xứng đáng làm đại diện cho cử tri hay không”, GS. Nguyễn Ngọc Trân phân tích.

Ông Đinh Phước Thưởng, cán bộ hưu trí tỉnh Cà Mau đồng tình và ủng hộ sự vào cuộc của Trung ương để ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những cán bộ mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng như ông Trịnh Xuân Thanh.

Ông Thưởng cũng mong muốn, các cấp Trung ương và địa phương cần làm tốt hơn việc luân chuyển, điều động, quy hoạch, tổ chức, quản lý cán bộ để tránh xảy ra tình trạng cán bộ sai phạm nhưng vẫn được bổ nhiệm các chức danh quan trọng.

“Tôi thấy Trung ương đã rất sáng suốt và thẳng thắn, kỷ luật đối với những cán bộ có sai phạm rất lớn ở Trung ương khi tiếp tục về địa phương lại có những sai phạm thì việc kỷ luật này rất là đúng đắn”, ông Thưởng bày tỏ.

Từ gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước tại Tổng công ty PVC cho đến khi về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang tiếp tục sai phạm trong việc sử dụng xe tư gắn biển số công, theo ông Nguyễn Hồng Quang, một người dân ở Thành phố Cần Thơ cho rằng đây là một việc làm hết sức sai trái, gây ra nhiều dư luận xấu.

Từ các vi phạm đó, ông Quang cũng rất đồng tình với việc không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội đối với ông Thanh như Ủy ban kiểm tra Trung ương đã kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Hội đồng bầu cử quốc gia.

“Vấn đề này Đảng, Nhà nước cần làm rõ theo chỉ đạo của Tổng Bí thư. Tôi cho rằng đây là hiện tượng trong xã hội đang làm thoái hóa, suy yếu lòng tin của dân với Đảng. Yêu cầu cần mạnh tay hơn nữa trong phòng chống tham nhũng, làm đến nơi đến chốn. Tránh tình trạng là giải quyết theo tập thể chịu trách nhiệm”, ông Quang chỉ rõ.

Cán bộ và nhân dân tỉnh Tiền Giang rất đồng tình đề nghị Quốc hội xóa tên ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi danh sách Đại biểu Quốc hội vì thời gian qua vị cán bộ này không đủ đức, đủ tài, làm mất lòng tin với nhân dân, không thể đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân.

Cử tri tỉnh Tiền Giang cũng đề nghị xử lý nghiêm những sai phạm của ông theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đã “ưu ái”, đề bạt, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Ông Nguyễn Văn Tư, cử tri phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nói: “Ông từ bên ngành dầu khí làm kinh tế không được kết quả gì mà về đây đi xe 5-6 tỷ đổi biển số nhà nước. Ai đề đạt cho ông Thanh về đây phải có trách nhiệm. Ông Thanh đã bị mất tín nhiệm ngoài doanh nghiệp dầu khí lại được đưa về làm chức cao hơn làm mất lòng tin với nhân dân. Cần xử lý nghiêm những người đưa ông Thanh lên vị trí cao vì nếu không có ai “đỡ đầu”” thì làm sao được lên tới đó”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Ông Trịnh Xuân Thanh không đủ tư cách đại diện cho dân ở Quốc hội“
“Ông Trịnh Xuân Thanh không đủ tư cách đại diện cho dân ở Quốc hội“

VOV.VN -"Lòng tin của nhân dân đối với ông Trịnh Xuân Thanh không còn, vì vậy ông Thanh không thể đại diện cho tiếng nói của dân tại diễn đàn Quốc hội".

“Ông Trịnh Xuân Thanh không đủ tư cách đại diện cho dân ở Quốc hội“

“Ông Trịnh Xuân Thanh không đủ tư cách đại diện cho dân ở Quốc hội“

VOV.VN -"Lòng tin của nhân dân đối với ông Trịnh Xuân Thanh không còn, vì vậy ông Thanh không thể đại diện cho tiếng nói của dân tại diễn đàn Quốc hội".

Ai có quyền không công nhận ông Trịnh Xuân Thanh là ĐBQH?
Ai có quyền không công nhận ông Trịnh Xuân Thanh là ĐBQH?

HĐBCQG có thể căn cứ vào kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để không công nhận tư cách và cấp giấy chứng nhận ĐBQH cho ông Thanh.

Ai có quyền không công nhận ông Trịnh Xuân Thanh là ĐBQH?

Ai có quyền không công nhận ông Trịnh Xuân Thanh là ĐBQH?

HĐBCQG có thể căn cứ vào kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để không công nhận tư cách và cấp giấy chứng nhận ĐBQH cho ông Thanh.

Có lợi ích nhóm trong quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh?
Có lợi ích nhóm trong quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh?

VOV.VN - GS Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh chắc chắn có lợi ích nhóm chen vào, làm sai lệch quy trình.

Có lợi ích nhóm trong quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh?

Có lợi ích nhóm trong quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh?

VOV.VN - GS Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh chắc chắn có lợi ích nhóm chen vào, làm sai lệch quy trình.

“Lỗ hổng trách nhiệm trong việc luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh“
“Lỗ hổng trách nhiệm trong việc luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh“

VOV.VN - Theo ông Vũ Quốc Hùng, lỗ hổng trong vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh là sự nể nang, né tránh, thiếu trách nhiệm trong quản lý cán bộ.

“Lỗ hổng trách nhiệm trong việc luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh“

“Lỗ hổng trách nhiệm trong việc luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh“

VOV.VN - Theo ông Vũ Quốc Hùng, lỗ hổng trong vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh là sự nể nang, né tránh, thiếu trách nhiệm trong quản lý cán bộ.