Chống tham nhũng:Phải áp dụng kê khai tài sản với cả người thân cán bộ

VOV.VN -Biện pháp kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập đối với cán bộ công chức được coi là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng.

Mục tiêu, chính sách pháp luật của Việt Nam về phòng chống tham nhũng luôn coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh với hành vi tham nhũng…Tuy nhiên, những quy định của Pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng chưa thực sự đề cao giải pháp phòng ngừa, trong đó có giải pháp kê khai và thu hồi tài sản… Do vậy, góp ý cho Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, có những ý kiến đề nghị nên đưa người thân của cán bộ có chức quyền vào diện kê khai tài sản.

Hình ảnh minh họa

Sau khi trở thành cán bộ thì tài sản của họ và người thân lớn dần lên

Biện pháp kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập đối với cán bộ công chức được coi là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng. Vậy nhưng thực tế lâu nay ở Việt Nam giải pháp này chưa thực sự mang lại hiệu quả vì nhiều lý do khác nhau như: số lượng người phải kê khai tài sản nhiều nhưng việc thẩm tra xác minh lại không được các cơ quan chức năng thực hiện, trong khi chúng ta không buộc phải công khai bản kê khai này. Cán bộ công chức phải kê khai tài sản nhưng chưa buộc cán bộ có chức quyền hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng kê khai tài sản nên không kiểm soát được tài sản của họ….

Theo ông Nguyễn Túc, phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, việc kê khai tài sản là cần thiết, song vấn đề phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, sự trung thực trong kê khai và kiểm soát được nguồn gốc tài sản của đối tượng kê khai.

“Việc kê khai tài sản đặt ra từ lâu nhưng chúng ta vẫn làm còn hình thức, hời hợt nên góp phần cho tham nhũng phát triển. Mình không nên làm tràn lan mà phải chú ý tăng cường giám sát kê khai và thu nhập”- ông Nguyễn Túc nói.

Thực tế rất nhiều người sau khi trở thành cán bộ có chức, quyền thì số tài sản của họ và người thân trong gia đình cứ lớn dần lên qua năm tháng mà chúng ta không thể xử lý được mặc dù biết rõ tài sản đó có nguồn gốc từ tham nhũng.

Nhiều vụ án tham nhũng với hàng ngàn tỷ đồng mà chúng ta không thu hồi được tài sản, bởi số tài sản này đã bị sang tên cho người khác trong gia đình…Ví như khối tài sản khủng của ông Phạm Sỹ Quý- Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái, rồi vụ việc bà Hồ Thị Kim Thoa- nguyên Thứ Trưởng Bộ Công Thương và người thân sở hữu hàng trăm tỷ đồng (không nằm trong kê khai tài sản) mà không xử lý họ về hành vi tham nhũng và xử lý được tài sản không chứng minh được nguồn gốc.

Đưa vợ, con vào diện kê khai tài sản sẽ hạn chế được tài sản bất minh

Nhiều chuyên gia và người dân đề nghị: Để có thể kiểm soát được thu nhập và tài sản của cán bộ có chức quyền, dự Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi nên đưa người thân (vợ, con, bố, mẹ, anh em ruột) của cán bộ có chức quyền vào diện kê khai tài sản bắt buộc.

Ông Nguyễn Trung Nghĩa, cán bộ hưu trí tại Phú Xuyên, Hà Nội nêu thực tế và đề nghị:  “Ở quê tôi cũng như nhiều nơi khác cán bộ cho vợ con, anh em…đứng tên tài sản đất đai. Có những người trước đây lam lũ, nghèo đói hơn nhiều người khác , họ cũng chẳng tài giỏi gì nhưng bây giờ đứng tên hàng chục ha đất. Họ lấy đâu ra, đó là tài sản tham nhũng của cha, chồng họ chuyển cho mà có. Vì vậy, Dự án Luật phòng chống tham nhũng cần đưa diện người thân của cán bộ chức trọng quyền cao vào diện phải kê khai tài sản để người dân giám sát”.

 Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội

Về vấn đề này, ông Vũ Mão- nguyên Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc Hội nêu thực tế: “Có những người rất trẻ tuổi đã có biệt phủ, rồi khối tài sản lớn, thực chất là tài sản của người bố của họ có quyền lực thu vén được, tham nhũng rồi chuyển cho con. Điều này ai cũng biết nhưng khi xử lý lại gặp khó khăn. Vì vậy nếu chúng ta có quy định về việc người than của họ phải kê khai tài sản thì chúng ta kiểm soát sự chuyển dịch tài sản của từng cá nhân trong gia đình và có cơ sở để thu hồi tài sản nếu họ không chứng minh được nguồn gốc hình thành tài sản đó”

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội cho rằng, nếu Luật phòng chống tham nhũng đưa vợ con, người thân của người có chức vụ quyền hạn vào diện kê khai tài sản sẽ hạn chế được nơi trú ẩn của tài sản bất minh, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng giám sát kiểm tra và xử lý tài sản tham nhũng

“Nếu chúng ta chỉ yêu cầu người có chức, có quyền kê khai mà không buộc vợ con họ kê khai thì cán bộ khi tham nhũng họ không dại gì đứng tên tài sản mà cho vợ con đứng tên, khi đó họ vẫn có nơi trú ẩn an toàn”- ông Phạm Tất Thắng nói.

Hy vọng sau khi tiếp thu ý kiến của người dân, chuyên gia và các đại biểu Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng, hoàn thiện các qui định về minh bạch tài sản, thu nhập sẽ giúp cho chế định này trở thành giải pháp thực sự hữu hiệu trong chính sách phòng, chống tham nhũng của Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tham nhũng sẽ kìm hãm TPHCM phát triển nếu không kịp thời chấn chỉnh
Tham nhũng sẽ kìm hãm TPHCM phát triển nếu không kịp thời chấn chỉnh

VOV.VN -Qua kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại Thành ủy TPHCM cho thấy còn có hạn chế, nếu không chấn chỉnh sẽ kìm hãm sự phát triển. 

Tham nhũng sẽ kìm hãm TPHCM phát triển nếu không kịp thời chấn chỉnh

Tham nhũng sẽ kìm hãm TPHCM phát triển nếu không kịp thời chấn chỉnh

VOV.VN -Qua kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại Thành ủy TPHCM cho thấy còn có hạn chế, nếu không chấn chỉnh sẽ kìm hãm sự phát triển. 

3 điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng làm “nóng” nghị trường
3 điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng làm “nóng” nghị trường

VOV.VN - Luật “quét” ra cả khu vực ngoài Nhà nước, xác định cơ quan kiểm soát tài sản và xử lý tài sản không rõ nguồn gốc là vấn đề được đánh giá “rất khó”.

3 điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng làm “nóng” nghị trường

3 điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng làm “nóng” nghị trường

VOV.VN - Luật “quét” ra cả khu vực ngoài Nhà nước, xác định cơ quan kiểm soát tài sản và xử lý tài sản không rõ nguồn gốc là vấn đề được đánh giá “rất khó”.

Kết quả phòng chống tham nhũng tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Kết quả phòng chống tham nhũng tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp thông báo kết quả kiểm tra, giám sát phòng chống tham nhũng tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Kết quả phòng chống tham nhũng tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Kết quả phòng chống tham nhũng tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp thông báo kết quả kiểm tra, giám sát phòng chống tham nhũng tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Tổng Bí thư: Không chỉ chống tham nhũng mà cả chống tiêu cực, lãng phí
Tổng Bí thư: Không chỉ chống tham nhũng mà cả chống tiêu cực, lãng phí

VOV.VN-Theo Tổng Bí thư, không phải cứ tử hình hay chung thân thì mới là chống tham nhũng thành công, cái chính là phải thu hồi được tài sản, giáo dục, răn đe.

Tổng Bí thư: Không chỉ chống tham nhũng mà cả chống tiêu cực, lãng phí

Tổng Bí thư: Không chỉ chống tham nhũng mà cả chống tiêu cực, lãng phí

VOV.VN-Theo Tổng Bí thư, không phải cứ tử hình hay chung thân thì mới là chống tham nhũng thành công, cái chính là phải thu hồi được tài sản, giáo dục, răn đe.

Ông Phan Diễn: “Chống tham nhũng nửa vời là đầu hàng, thua cuộc”
Ông Phan Diễn: “Chống tham nhũng nửa vời là đầu hàng, thua cuộc”

VOV.VN - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban Bí thư Phan Diễn: Chống tiêu cực nửa vời chẳng khác nào chúng ta đã đầu hàng, thua cuộc.

Ông Phan Diễn: “Chống tham nhũng nửa vời là đầu hàng, thua cuộc”

Ông Phan Diễn: “Chống tham nhũng nửa vời là đầu hàng, thua cuộc”

VOV.VN - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban Bí thư Phan Diễn: Chống tiêu cực nửa vời chẳng khác nào chúng ta đã đầu hàng, thua cuộc.

Tổng Bí thư: Lò nóng rực lên rồi, chống tham nhũng không thể bỏ lửng
Tổng Bí thư: Lò nóng rực lên rồi, chống tham nhũng không thể bỏ lửng

VOV.VN -Tổng Bí thư cho biết, công tác chống tham nhũng đang phát triển thành xu thế, “lò nóng rực lên rồi", không bỏ dở giữa chừng và còn nhiều việc phải làm.

Tổng Bí thư: Lò nóng rực lên rồi, chống tham nhũng không thể bỏ lửng

Tổng Bí thư: Lò nóng rực lên rồi, chống tham nhũng không thể bỏ lửng

VOV.VN -Tổng Bí thư cho biết, công tác chống tham nhũng đang phát triển thành xu thế, “lò nóng rực lên rồi", không bỏ dở giữa chừng và còn nhiều việc phải làm.

"Chống tham nhũng không phải chỉ có bắt bớ và xử án"
"Chống tham nhũng không phải chỉ có bắt bớ và xử án"

VOV.VN - Tổng Bí thư nhấn mạnh, phòng chống tham nhũng không phải chỉ có bắt bớ và xử án mà còn phải thu hồi được tài sản, không để thất thoát.

"Chống tham nhũng không phải chỉ có bắt bớ và xử án"

"Chống tham nhũng không phải chỉ có bắt bớ và xử án"

VOV.VN - Tổng Bí thư nhấn mạnh, phòng chống tham nhũng không phải chỉ có bắt bớ và xử án mà còn phải thu hồi được tài sản, không để thất thoát.

Chống tham nhũng không còn lo “diệt chuột sợ làm vỡ bình”
Chống tham nhũng không còn lo “diệt chuột sợ làm vỡ bình”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng việc đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng đạt kết quả tích cực đã và đang phá bỏ rào cản của sự phát triển.

Chống tham nhũng không còn lo “diệt chuột sợ làm vỡ bình”

Chống tham nhũng không còn lo “diệt chuột sợ làm vỡ bình”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng việc đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng đạt kết quả tích cực đã và đang phá bỏ rào cản của sự phát triển.