Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai

VOV.VN - Tối 20/5, Chương trình "Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai" đã diễn ra nhân kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống Phòng chống thiên tai Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống Phòng chống thiên tai Việt Nam, (22/5/1946-22/5/2018) tối 20/5, tại Hà Nội, diễn ra Chương trình "Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự chương trình.

Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và nhà tài trợ, các đối tác phát triển quốc tế.

Thủ tướng dự chương trình “Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai”. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Nguyễn Xuân Cường cho biết, với chủ đề “Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai”, chương trình nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức và động viên toàn xã hội cùng chung tay trong công tác phòng chống thiên tai. Qua đó góp phần giảm thiệt hại và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu với 21 loại hình thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, mặn xâm nhập, sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra ở khắp các vùng miền cả nước.  

Đáng lo ngại, thiên tai ngày càng gia tăng và bất thường, tần suất nhiều hơn, cường độ lớn hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn, nhất là bão mạnh, lũ lụt, ngập úng, lũ quét, hạn hán, mặn xâm nhập. Riêng năm 2017, thiên tai đã gây hậu quả rất nặng nề mà nhiều năm mới khắc phục được, đó là làm chết 386 người, tổng thiệt hại về kinh tế lên đến 60.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với trung bình nhiều năm.  

Tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Phòng chống thiên tai, để chủ động ứng phó kịp thời, từng bước xây dựng một xã hội an toàn hơn trước thiên tai.

 Riêng năm 2017, thiên tai đã gây hậu quả rất nặng nề mà nhiều năm mới khắc phục được, đó là làm chết 386 người, tổng thiệt hại về kinh tế lên đến 60.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa).

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc phòng chống thiên tai ngày 29/3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần “thuận thiên” trong chỉ đạo phòng chống, thích ứng với thiên tai. Chỉ đạo bao trùm nhất là xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai. Phòng chống thiên tai phải là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, cá nhân trong và ngoài nước.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu, phòng chống thiên tai thực hiện theo hướng phòng chống rủi ro, trong đó, muốn giảm thiệt hại thì phải lấy phòng ngừa là chính. Các địa phương, bộ ngành phải gắn nhiệm vụ phòng chống thiên tai với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Thủ tướng đánh giá cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong khó khăn, hoạn nạn của nhiều đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân. Thủ tướng nhấn mạnh, sự đùm bọc này rất quan trọng, trong khó khăn cần thương yêu thương nhau hơn; không phải đèn nhà ai người đó tỏ, sống chết mặc bay. Truyền thống đó phải thấm sâu từng người, từng gia đình.

Tại chương trình "Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai" diễn ra tối 20/5, cũng đã diễn ra tọa đàm với các cá nhân và tổ chức đã có đóng góp tích cực trong phòng chống thiên tai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bão số 16 đang hướng vào vùng đất dễ tổn thương bởi biến đổi khí hậu
Bão số 16 đang hướng vào vùng đất dễ tổn thương bởi biến đổi khí hậu

VOV.VN - Bão Tembin, cơn bão số 16 đang hướng đến Nam bộ, trong đó chủ yếu các là các tỉnh, thành vùng ĐBSCL nước ta.   

Bão số 16 đang hướng vào vùng đất dễ tổn thương bởi biến đổi khí hậu

Bão số 16 đang hướng vào vùng đất dễ tổn thương bởi biến đổi khí hậu

VOV.VN - Bão Tembin, cơn bão số 16 đang hướng đến Nam bộ, trong đó chủ yếu các là các tỉnh, thành vùng ĐBSCL nước ta.   

“Biến đổi khí hậu ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm“
“Biến đổi khí hậu ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm“

VOV.VN -Hạn hán, nước biển dâng, sự gia tăng tần suất mưa và bão lớn năm nào cũng gây ra những thiệt hại lớn về con người, tàn phá nền kinh tế. Ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm. 

“Biến đổi khí hậu ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm“

“Biến đổi khí hậu ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm“

VOV.VN -Hạn hán, nước biển dâng, sự gia tăng tần suất mưa và bão lớn năm nào cũng gây ra những thiệt hại lớn về con người, tàn phá nền kinh tế. Ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm. 

Thủ tướng yêu cầu vùng ĐBSCL có kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu
Thủ tướng yêu cầu vùng ĐBSCL có kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu 3 Bộ và các cơ quan liên quan lập chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120.

Thủ tướng yêu cầu vùng ĐBSCL có kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu

Thủ tướng yêu cầu vùng ĐBSCL có kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu 3 Bộ và các cơ quan liên quan lập chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120.

ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu
ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng tại Lễ ký kết hợp tác tư vấn chiến lược và triển khai dự án “Phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu”.

ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu

ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng tại Lễ ký kết hợp tác tư vấn chiến lược và triển khai dự án “Phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu”.