Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào các tư lệnh ngành mới

VOV.VN -Cư tri muốn các tư lệnh mới tiếp tục đưa ra chiến lược mang tính đột phá, gần gũi với doanh nghiệp để lắng nghe tâm tư nguyện vọng.

Xây dựng và giao thông vận tải là 2 lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sự phát triển, bộ mặt các đô thị và cuộc sống của người dân. Vì vậy, cử tri cả nước đặt rất nhiều kỳ vọng vào những chiến lược, giải pháp đột phá của tư lệnh các ngành xây dựng và giao thông vận tải trong nhiệm kỳ mới.

Nhiều cử tri cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mở ra cơ hội rất lớn cho ngành xây dựng, lĩnh vực bất động sản và phát triển các đô thị. Vì vậy, tư lệnh mới của ngành xây dựng cần tiếp tục đưa ra được những chính sách và chiến lược mang tính đột phá, vừa thông thoáng, hợp lý, tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, vừa kiểm soát chặt chẽ, đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững.

Bí thư Thành ủy TP.HCM để lại nhiều dấu ấn trong thời kỳ đương nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Cử tri Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội nói: “Rất kỳ vọng vào Bộ trưởng mới sẽ có một chiến lược về quy hoạch cũng như hoàn chỉnh về quy hoạch để phát triển theo một quy trình, không thể cứ chắp vá như những năm trước đây. Đặc biệt là quy trách nhiệm đối với chính quyền các địa phương. Đã đưa ra quy hoạch thì phải tuân thủ mới đảm bảo phát triển đô thị bền vững. Như hiện nay xây dựng sai phép, vượt tầng, tăng mật độ, phá vỡ hết những không gian, phá vỡ những gì đã quy hoạch. Mong là Bộ trưởng Xây dựng mới sẽ chấn chỉnh, đưa ra những giải pháp, nguyên tắc, thể chế chặt chẽ để tránh tình trạng xảy ra rất nhiều vi phạm như hiện nay”.

Trong vấn đề quản lý chung cư liên quan đến đời sống của hàng nghìn người dân, cử tri Phạm Đình Thái (ở quận Cầu Giấy) mong muốn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ tới sẽ có giải pháp quyết liệt, hiệu quả để nâng cao chất lượng xây dựng cũng như hạn chế tối đa các tranh chấp ở chung cư hiện nay.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, nhiều cử tri bày tỏ hài lòng đối với những dấu ấn mà Bộ trưởng Đinh La Thăng để lại trong nhiệm kỳ của mình, đã có nhiều đóng góp thiết thực cho ngành như tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, cầu đường được nâng cấp, có nhiều giải pháp hướng tới phát triển bền vững…

Cử tri mong muốn Bộ trưởng kế nhiệm sẽ tiếp tục bám sát cuộc sống của người dân, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp của ngành cũng như của đất nước.

Cử tri Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị lãnh đạo mới của ngành rút kinh nghiệm trong việc đầu tư hạ tầng ồ ạt trong phát triển BOT, gây bức xúc trong dư luận.

Cử tri mong muốn tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ có những cái cách trong công tác giáo dục.

Ông Liên cho hay: “BOT đưa lại lợi ích cho người dân, cho xã hội. Nhưng chúng tôi mong muốn rằng nó phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, dàn đều ra, không phải cùng lúc phát triển tất cả các trạm BOT bủa vây khắp thành phố. Chúng tôi mong rằng chiến lược lâu dài là đầu tư hạ tầng để phát triển nhưng có lộ trình, không thể lấy lý do bảo vệ nhà đầu tư mà cùng một lúc tăng phí BOT. Cho nên mong rằng lãnh đạo mới đi gần dân hơn để có được những giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư để phát triển, tạo nên sự đồng thuận xã hội”.

Cử tri cũng cho rằng, tư lệnh mới của ngành giao thông vận tải cần tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc để phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hạn chế tắc đường ở các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện cho nhân dân cũng như tạo diện mạo hiện đại cho các đô thị, góp phần phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Nhiều cử tri kỳ vọng Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp, quyết sách trong chỉ đạo, điều hành, và giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động.

Cử tri Trịnh Quốc Phong - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ quốc tế ABC mong muốn, trong nhiệm kỳ mới, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ luôn đồng hành, lắng nghe doanh nghiệp, đồng thời sẽ có các chính sách hỗ trợ phát triển theo  đặc thù ngành nghề của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là động lực giúp doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Cử tri Chu Xuân Ái- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại Tôn Vinh cũng mong rằng, trong nhiệm kỳ mới, Bộ trưởng sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp được tiếp xúc trực tiếp với Bộ trưởng.

Từ đó doanh nghiệp sẽ có cơ hội được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình trong việc tìm ra các giải pháp mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài.

Cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế kỳ vọng bộ trưởng - tư lệnh ngành tài chính – ngân hàng trong nhiệm kỳ mới sẽ có những đổi mới trong quản lý, điều hành. 

Cử tri Nguyễn Quang Kim - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi cho rằng, chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo đã nêu rất rõ những mục tiêu mà ngành giáo dục đào tạo cần hướng đến.

Tân Bộ trưởng cần quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện những mục tiêu theo Nghị quyết số 29 của Bộ Chính trị về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cử tri Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, ngành giáo dục đào tạo đã có nhiều đổi mới, từ bậc mầm non đến đại học và sau đại học.

Các hình thức đào tạo ngày càng phong phú, hướng đến xây dựng một xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân đều có thể học tập. Tuy vậy, cử tri cũng mong muốn việc đổi mới của ngành giáo dục và đào tạo phải đi vào thực chất, làm thay đổi cơ bản cách dạy, cách học hiện nay.

Hiện Việt Nam tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế với 3 trọng tâm là tái cơ cấu ngành ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, tư lệnh mới của ngành kế hoạch và đầu tư cần xem xét lại kế hoạch 5 năm vừa qua những gì đã làm được, những gì còn hạn chế để điều chỉnh cho phù hợp.

Cử tri Đào Trọng Tứ - Cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng, hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu… đặt ra thách thức lớn đối với ngành tài nguyên môi trường. Vì vậy, cử tri kỳ vọng tư lệnh ngành tài nguyên và môi trường cần có những chính sách thực thi hơn, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề bảo vệ tài nguyên nước.

Về lĩnh vực quản lý đất đai, cử tri Trần Đình Trù, ở quận Hai Bà Trưng nêu ý kiến, hiện nay các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai vẫn còn phức tạp, gây nhiều phiền hà cho người dân.

Cử tri Trần Đình Trù kiến nghị: “Đề nghị Bộ Tài nguyên môi trường sắp đến phải có những cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của các nhân viên, những người trực tiếp làm công tác về thủ tục hành chính đất đai, phải thật nghiêm túc, công khai, minh bạch, rõ ràng vì nhân dân phục vụ”.

Cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế kỳ vọng bộ trưởng - tư lệnh ngành tài chính – ngân hàng trong nhiệm kỳ mới sẽ có những đổi mới trong quản lý, điều hành. Đồng thời sẽ có những quyết sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Theo nhiều doanh nghiệp, một trong những khó khăn hiện nay là vẫn phải vay lãi suất cao từ 7-8%/năm, vượt quá khả năng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Một số thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách về thuế, hải quan còn gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trong nhiệm kỳ mới sẽ có những đổi mới trong tư duy điều hành quản lý, mạnh dạn đưa ra những chính sách thiết thực đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp.

Một vấn đề nhức nhối khác đối với các doanh nghiệp là phải trả các chi phí không chính thức, hay còn gọi là “phí bôi trơn” vẫn tồn tại và ngày càng gia tăng. Tình trạng nhũng nhiễu khi làm thủ tục cho doanh nghiệp vẫn còn phổ biến. Ông Nguyễn Đức Chương – Giám đốc Công ty TNHH Dệt Nam Việt, kỳ vọng những tồn tại này sẽ được khắc phục trong nhiệm kỳ mới của các bộ trưởng.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, nợ công tăng nhanh đang khiến dư luận lo ngại. Bởi đến cuối năm 2015, tỉ lệ nợ công của Việt Nam ở mức 61,3% GDP.

Đây cũng sẽ là một thách thức đối với các tư lệnh ngành trong nhiệm kỳ mới, cần phải có những giải pháp kiểm soát, quản lý để không gia tăng nợ công trong thời gian tới./.         

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: 'Tư lệnh ngành đã nhận khuyết điểm thì phải khắc phục'
Đại biểu Quốc hội: 'Tư lệnh ngành đã nhận khuyết điểm thì phải khắc phục'

VOV.VN -“Khi đã nhận trách nhiệm, khuyết điểm rồi thì tôi mong sắp tới Bộ trưởng báo cáo kết quả khắc phục để chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống”.

Đại biểu Quốc hội: 'Tư lệnh ngành đã nhận khuyết điểm thì phải khắc phục'

Đại biểu Quốc hội: 'Tư lệnh ngành đã nhận khuyết điểm thì phải khắc phục'

VOV.VN -“Khi đã nhận trách nhiệm, khuyết điểm rồi thì tôi mong sắp tới Bộ trưởng báo cáo kết quả khắc phục để chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống”.

Cần nhiều tư lệnh ngành quyết liệt như Bộ trưởng Thăng
Cần nhiều tư lệnh ngành quyết liệt như Bộ trưởng Thăng

VOV.VN-Từ những chuyển biến trong lĩnh vực như giao thông vận tải, ai cũng nhìn ra là ở đâu có sự quyết liệt của người đứng đầu, ở đó có sự chuyển biến.

Cần nhiều tư lệnh ngành quyết liệt như Bộ trưởng Thăng

Cần nhiều tư lệnh ngành quyết liệt như Bộ trưởng Thăng

VOV.VN-Từ những chuyển biến trong lĩnh vực như giao thông vận tải, ai cũng nhìn ra là ở đâu có sự quyết liệt của người đứng đầu, ở đó có sự chuyển biến.

Chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tư lệnh ngành thì trách nhiệm phải rõ hơn
Chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tư lệnh ngành thì trách nhiệm phải rõ hơn

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội bày tỏ chia sẻ với Bộ trưởng về những khó khăn, nhưng là Tư lệnh ngành thì phải tiên phong và rõ trách nhiệm.

Chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tư lệnh ngành thì trách nhiệm phải rõ hơn

Chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tư lệnh ngành thì trách nhiệm phải rõ hơn

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội bày tỏ chia sẻ với Bộ trưởng về những khó khăn, nhưng là Tư lệnh ngành thì phải tiên phong và rõ trách nhiệm.