Đại tướng Trần Đại Quang kiểm tra công tác bầu cử tại Tây Nguyên

VOV.VN -Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, các tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành Hội nghị hiệp thương lần I.

Chiều nay (7/3), tại Đắc Lắc diễn ra Hội nghị kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ (2016-2021) và công tác phòng chống hạn khu vực Tây Nguyên.

Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chủ trì Hội nghị.

Về công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đến ngày 7/3, các tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

 Đại tướng Trần Đại Quang phát biểu chỉ đạo
Kết quả hiệp thương phản ánh chất lượng đại biểu ứng cử đạt yêu cầu về tuổi đời, phẩm chất, trình độ học vấn, và tỷ lệ nữ, người dân tộc thiểu số, người ngoài Đảng… đều đảm bảo yêu cầu đặc thù của địa phương.

Cụ thể, các tỉnh đã  giới thiệu 68 người ứng cử để bầu 35 đại biểu Quốc hội khóa XIV;  tỷ lệ người ứng cử so với số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh được bầu rất cao (xấp xỉ 200%),  trong đó tỷ lệ nữ được giới thiệu ứng cử chiếm 1/3, tỷ lệ người trẻ dưới 35% tuổi được giới thiệu ứng cử chiếm hơn 17%...

Đối với tình hình hạn hán, mặc dù ngay từ đầu vụ các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động chuyển đổi cây trồng, dừng sản xuất hơn 2.800 ha lúa, triển khai các biện pháp chống hạn như tu sửa nạo vét kênh mương công trình thủy lợi, tích trữ nước…, nhưng do thời tiết diễn biến cực đoan, hiện toàn vùng đã có tới 40.000 ha cây trồng khô hạn, khoảng 8.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt.

Dự báo hạn hán sẽ tiếp tục kéo dài 3 tháng tới, và Tây Nguyên sẽ có khoảng 150.000 ha cây trồng bị thiệt hại và 34.000 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh, bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp là sự kiện chính trị quan trọng của cả nước, các tỉnh Tây Nguyên quán triệt sâu sắc chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo cho cuộc bầu cử diễn ra an toàn tuyệt đối, dân chủ, đúng pháp luật; tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu rõ và tham gia thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân.

Về công tác nhân sự chuẩn bị cho bầu cử, Đại tướng Trần Đại Quang nói: “Việc tổ chức hiệp thương giới thiệu lựa chọn người ra ứng cử, tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng về công tác cán bộ, gắn kết quả nhân sự của Đại hội Đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có năng lực điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Việc hiệp thương lựa chọn giới thiệu người ra ứng cử, tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, và đảm bảo các điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử bầu cử theo quy định của pháp luật”.

Trước tình hình hạn hán diễn ra ngày càng khốc liệt, Đại tướng Trần Đại Quang yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống hạn và đảm bảo an sinh xã hội. Các địa phương cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền hướng dẫn cho người dân hiểu đúng về tình hình hạn hán, thực hiện hiệu quả các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, nhân rộng kinh nghiệm chống hạn… Các bộ ngành trung ương phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương, dự báo sát tình hình thời tiết để có các biện pháp phù hợp, thống nhất các phương án điều tiết nước từ các hồ thủy điện để chống hạn với ưu tiên nước dành cho sinh hoạt, chăn nuôi…; huy động tối đa các nguồn lực xã hội vào chống hạn, chủ động hỗ trợ không để người dân vùng khó khăn bị đói.

Về biện pháp lâu dài ứng phó với biến đổi thời tiết, Tây Nguyên cần làm tốt công tác phòng cháy, bảo vệ rừng, trồng rừng.

Đại tướng Trần Đại Quang chỉ đạo: “Chúng ta phải sớm hoàn thành và triển khai quy hoạch phát triển thủy lợi, đề xuất các giải pháp hiệu quả về phát triển nguồn nước và lưu giữ nước vào các mùa khô, là phải giữ được nước mưa và giữ được nước ngầm; xây dựng các dự án tưới tiên tiến phục vụ lâu dài cho các cây trồng; Rồi chúng ta phải tập trung nghiên cứu xây dựng nhằm hoàn thiện các cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các vùng sinh thái đặc thù, rồi chuyển đất nương rẫy kém bền vững sang sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp trên cơ sở phát triển kỹ thuật canh tác tổng hợp và xử lý hợp lý tiết kiệm tài nguyên đất và tài nguyên nước”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?
Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm ĐBQH khối hành pháp, vì họ gánh nhiều việc quá. Tuy nhiên, một số cho rằng, họ là kênh cung cấp thông tin để làm luật sát thực tiễn

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm ĐBQH khối hành pháp, vì họ gánh nhiều việc quá. Tuy nhiên, một số cho rằng, họ là kênh cung cấp thông tin để làm luật sát thực tiễn

Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội liên tục sụt giảm, đâu là nguyên nhân?
Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội liên tục sụt giảm, đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho thấy sự sụt giảm đáng kể và thấp nhất trong 4 nhiệm kỳ gần đây.

Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội liên tục sụt giảm, đâu là nguyên nhân?

Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội liên tục sụt giảm, đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho thấy sự sụt giảm đáng kể và thấp nhất trong 4 nhiệm kỳ gần đây.

Một đại biểu Quốc hội “gánh” nhiều cơ cấu thì sao có chất lượng?
Một đại biểu Quốc hội “gánh” nhiều cơ cấu thì sao có chất lượng?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương cho rằng cơ cấu là cần thiết nhưng một đại biểu "gánh" nhiều cơ cấu thì địa phương khó lựa chọn ứng viên.

Một đại biểu Quốc hội “gánh” nhiều cơ cấu thì sao có chất lượng?

Một đại biểu Quốc hội “gánh” nhiều cơ cấu thì sao có chất lượng?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương cho rằng cơ cấu là cần thiết nhưng một đại biểu "gánh" nhiều cơ cấu thì địa phương khó lựa chọn ứng viên.

Hà Nội có bao nhiêu người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá tới?
Hà Nội có bao nhiêu người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá tới?

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đến nay Hà Nội có hơn 10 hồ sơ tự ứng cử ĐBQH

Hà Nội có bao nhiêu người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá tới?

Hà Nội có bao nhiêu người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá tới?

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đến nay Hà Nội có hơn 10 hồ sơ tự ứng cử ĐBQH

Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về báo cáo nhiệm kỳ
Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về báo cáo nhiệm kỳ

VOV.VN - Tại phiên họp 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về báo cáo nhiệm kỳ

Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về báo cáo nhiệm kỳ

VOV.VN - Tại phiên họp 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.