"Đừng kỳ vọng cơ quan, tổ chức tự tố cáo chính mình tham nhũng"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng đừng kỳ vọng vào việc cơ quan, tổ chức tự kiểm tra, tự phát hiện ra để tố cáo chính mình tham nhũng.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí và thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Phát hiện và xử lý tham nhũng, trong đó có vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng là khâu yếu nhất, cần có biện pháp hiệu quả để tạo lòng tin trong nhân dân.

Nghe nội dung bài viết:



Trong năm 2014, qua công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện 93 vụ, 108 người có hành vi liên quan đến tham nhũng, đã xử lý 46 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng. Những con số này cho thấy, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm và diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với các thủ đoạn tinh vi. 
Tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ công chức, viên chức vẫn còn gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tham nhũng chủ yếu trong quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng, tài chính, ngân hàng, thực hiện chính sách xã hội....

Các đại biểu Quốc hội đánh giá, tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng công tác phòng ngừa, phát hiện xử lý hành vi tham nhũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc kê khai tài sản, thu nhập mới chỉ dựa vào sự tự giác của người phải kê khai; việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập chưa được thực hiện hoặc chưa phát huy tác dụng. Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng còn rất lúng túng và có biểu hiện không minh bạch.

Một trong những nguyên nhân để tình trạng tham nhũng xảy ra là việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức còn là hình thức, đối phó. Việc kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.

Ông Nguyễn Đình Quyền

Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng: “Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng không chỉ dựa vào sự tự giác thực hiện của cán bộ công chức người có chức vụ quyền hạn mà phải có cơ chế kiểm soát hữu hiệu kể cả việc kê khai, chi tiêu của người có chức vụ quyền hạn với giá trị lớn thì cần phải có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, như vậy mới phát hiện được tham nhũng. Cơ chế để xác định trách nhiệm đối với mỗi vị trí công tác trong nền công vụ của chúng ta chưa rõ và cần được hoàn thiện làm rõ hơn trách nhiệm từng vị trí công tác của người đứng đầu, cấp phó và các nhân viên”.

Thực tế cho thấy, việc phát hiện các hành vi tham nhũng, vi phạm kinh tế chủ yếu qua thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài hoặc qua đơn tố giác của công dân, phản ánh của báo chí, còn các cơ quan nhà nước, nhất là ở các địa phương hầu như không tự phát hiện được hành vi tham nhũng nào.

Trong khi các cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng đã được kiện toàn đến từng địa phương nhưng cho đến nay chưa có một cơ quan quản lý nhà nước nào thông qua công tác kiểm tra của đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý mà phát hiện ra hành vi tham nhũng.

Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận định: “Tự phát hiện là khâu yếu nhất. Có thể nói hầu như các cơ quan tổ chức không tự phát hiện, trừ khi có sự mâu thuẫn nội bộ dẫn đến việc tố cáo lẫn nhau. Chúng ta đừng kỳ vọng vào việc anh tự kiểm tra, tự phát hiện ra để tố cáo chính mình. Công tác thanh tra của cơ quan thanh tra cũng luẩn quẩn rất nhiều về địa vị pháp lý của thanh tra. Muốn dùng thanh tra để chống tham nhũng thì phải ở ngoài hệ thống chứ không thể nào cùng nằm trong đó như hiện nay, theo tôi là không hiệu quả”.

Bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

Nhiều ý kiến cho rằng, việc phòng chống tham nhũng nhiều năm nay chưa có bước chuyển biến, đột phá nào là do công tác xử lý tội phạm tham nhũng còn lúng túng. Đặc biệt công tác thu hồi tài sản thiệt hại còn đạt kết rất quả thấp. Do vậy, phát hiện xử lý và phòng chống tham nhũng mới chỉ là khẩu hiệu mà không có ý nghĩa thực tế.

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội đề nghị: “Qua thanh tra kiểm tra phát hiện nhiều, nhưng xử lý ít, chuyển xử lý hình sự ít, chủ yếu là xử lý hành chính. Tôi đề nghị phân tích rõ vì sao lại không thu hồi được tài sản. Trong thời gian qua, tôi đánh giá cao vai trò của mặt trật, báo chí trong đấu tranh, phòng chống tham nhũng… Đề nghị thêm nữa các biện pháp, giải pháp để các cơ quan chuyên trách có trách nhiệm hơn, có biện pháp xử lý hiệu quả hơn”.

Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, biện pháp then chốt và cơ bản là nâng cao vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm công vụ trong nội bộ cơ quan và lĩnh vực quản lý của mình để phát hiện hành vi tham nhũng.

Đồng thời, chú trọng bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm toán, điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán có năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp để phát hiện, xử lý án tham nhũng. Đặc biệt, cơ quan, tổ chức và từng cá nhân cần công khai, minh bạch trong việc kê khai tài sản để hạn chế tối đa hành vi tham nhũng.

“Quan trọng nhất bây giờ là làm thế nào để các cơ quan tự chống và phát hiện được tham nhũng, vấn đề này phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Một là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phòng và phát hiện tham nhũng. Chúng ta đã nói nhiều nhưng chưa có giải pháp minh bạch và giải trình. Đó là nguyên lý của phát hiện tham nhũng. Minh bạch về mọi chuyện là không giấu giếm chuyện làm bậy. Khi minh bạch mới có thể tăng cường giám sát của các tổ chức, hệ thống chính trị trong cơ quan đó. Cho nên phải nâng cao minh bạch và trách nhiệm giải trình trong từng cán bộ công chức”, ông Lê Minh Thông đề nghị.

Phòng chống tham nhũng, phát hiện tham nhũng không chỉ là trách nhiệm riêng của cơ quan hành chính mà là của toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước. Việc hoàn thiện các biện pháp phát hiện tham nhũng trước hết đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng. Đồng thời tạo điều kiện để có sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động này. Có như vậy, mới nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt là nâng cao hiệu quả tự phát hiện hành vi tham nhũng của các cơ quan, đơn vị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ít người tố cáo tham nhũng: Đâu chỉ vì tiền thưởng
Ít người tố cáo tham nhũng: Đâu chỉ vì tiền thưởng

VOV.VN -Người tố cáo nhiều khi không phải vì tiền, mà do bức xúc trước hành vi tham nhũng. Nhưng cơ chế bảo vệ chưa khiến người dân mạnh dạn lên tiếng.

Ít người tố cáo tham nhũng: Đâu chỉ vì tiền thưởng

Ít người tố cáo tham nhũng: Đâu chỉ vì tiền thưởng

VOV.VN -Người tố cáo nhiều khi không phải vì tiền, mà do bức xúc trước hành vi tham nhũng. Nhưng cơ chế bảo vệ chưa khiến người dân mạnh dạn lên tiếng.

PTT Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc cục điều tra tham nhũng Singapore
PTT Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc cục điều tra tham nhũng Singapore

VOV.VN - Ngày 21/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Wong Hong Kuan, Giám đốc Cơ quan điều tra hành vi tham nhũng Singapore.

PTT Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc cục điều tra tham nhũng Singapore

PTT Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc cục điều tra tham nhũng Singapore

VOV.VN - Ngày 21/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Wong Hong Kuan, Giám đốc Cơ quan điều tra hành vi tham nhũng Singapore.

Thu hồi tài sản là khâu yếu nhất trong chống tham nhũng
Thu hồi tài sản là khâu yếu nhất trong chống tham nhũng

VOV.VN - Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt thấp, mới chỉ thu hồi được tài sản tham nhũng thông qua bản án hình sự.

Thu hồi tài sản là khâu yếu nhất trong chống tham nhũng

Thu hồi tài sản là khâu yếu nhất trong chống tham nhũng

VOV.VN - Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt thấp, mới chỉ thu hồi được tài sản tham nhũng thông qua bản án hình sự.

Tham nhũng vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành
Tham nhũng vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành

VOV.VN - Tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, tham nhũng tiếp tục xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành.

Tham nhũng vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành

Tham nhũng vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành

VOV.VN - Tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, tham nhũng tiếp tục xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành.

Chặn đường cán bộ tham nhũng tẩu tán tài sản
Chặn đường cán bộ tham nhũng tẩu tán tài sản

Phải sửa đổi các quy định liên quan việc kiểm soát, thu hồi tài sản, tránh tình trạng khi có bản án, đối tượng tham nhũng đã tẩu tán xong tài sản.

Chặn đường cán bộ tham nhũng tẩu tán tài sản

Chặn đường cán bộ tham nhũng tẩu tán tài sản

Phải sửa đổi các quy định liên quan việc kiểm soát, thu hồi tài sản, tránh tình trạng khi có bản án, đối tượng tham nhũng đã tẩu tán xong tài sản.

Đã coi tham nhũng là giặc ngoại xâm, sao vẫn chung sống?
Đã coi tham nhũng là giặc ngoại xâm, sao vẫn chung sống?

VOV.VN - Ông Nguyễn Minh Thuyết: “Chúng ta chưa quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng như quyết tâm đấu tranh với giặc ngoại xâm”.

Đã coi tham nhũng là giặc ngoại xâm, sao vẫn chung sống?

Đã coi tham nhũng là giặc ngoại xâm, sao vẫn chung sống?

VOV.VN - Ông Nguyễn Minh Thuyết: “Chúng ta chưa quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng như quyết tâm đấu tranh với giặc ngoại xâm”.

Nhận diện mối liên hệ giữa "lợi ích nhóm" và tham nhũng
Nhận diện mối liên hệ giữa "lợi ích nhóm" và tham nhũng

VOV.VN - Phóng viên VOV trao đổi với chuyên gia về vấn đề lợi ích nhóm và cách ứng xử với lợi ích nhóm.

Nhận diện mối liên hệ giữa "lợi ích nhóm" và tham nhũng

Nhận diện mối liên hệ giữa "lợi ích nhóm" và tham nhũng

VOV.VN - Phóng viên VOV trao đổi với chuyên gia về vấn đề lợi ích nhóm và cách ứng xử với lợi ích nhóm.