Giải trình về chính sách hỗ trợ các dân tộc ít người

(VOV) -Đồng bào được tiếp cận thông tin, thụ hưởng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
 

Sáng 18/12, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các dân tộc rất ít người- thực trạng và giải pháp cho giai đoạn 2013-2020. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, đại diện Ủy ban dân tộc của Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành tham dự phiên giải trình.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong những năm qua, nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai nhằm hỗ trợ, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào các dân tộc rất ít người. Đồng bào được tiếp cận thông tin, thụ hưởng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, góp phần thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo, củng cố và tăng cường niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tuy vậy, việc thực hiện chính sách chưa bao phủ hết lĩnh vực và địa bàn. Có dân tộc được hưởng rất ít chính sách hoặc chưa có chính sách riêng, có dân tộc đã có chính sách nhưng chưa bố trí được nguồn lực để thực hiện.

Qua khảo sát của Hội đồng Dân tộc, phần thụ hưởng của các dân tộc rất ít người đối với các chính sách còn rất thấp, không đủ để cải thiện đời sống còn rất nhiều khó khăn của đồng bào.  

Tại phiên giải trình, các đại biểu đề nghị Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành làm rõ trách nhiệm liên quan đến những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc rất ít người.

Liên quan đến y tế và chất lượng dân số, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Hiện nay, tuổi thọ trung bình của các dân tộc rất ít người thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi cao gấp 3 đến 4 lần bình quân cả nước. Tỉ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết khá cao.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, từ nay đến năm 2020, Bộ sẽ xây dựng và triển khai đề án nâng cao chất lượng dân số và thể lực của các dân tộc rất ít người, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất và nâng cấp trạm y tế xã vùng đồng bào dân tộc rất ít người.

"Bộ đang xây dựng chương trình y tế nông thôn gắn với chương trình mục tiêu nông thôn mới, sẽ tăng cường trạm y tế xã và cô đỡ thôn bản cho vùng khó khăn của 63 huyện nghèo. Thứ 2 là kết hợp quân dân y, kết hợp bệnh xá và trạm y tế của bộ đội biên phòng. Chúng tôi đang trình Chính phủ quyết định về luân phiên, luân chuyển, liên tục có cán bộ y tế từ tuyến trên xuống tuyến dưới từ 6 tháng đến 1 năm”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát huy vai trò người có uy tín các dân tộc thiểu số
Phát huy vai trò người có uy tín các dân tộc thiểu số

(VOV) - 2.285 người có uy tin của 2.474 xóm, bản, tổ dân phố của tỉnh Cao Bằng là những tấm gương mẫu mực về mọi mặt trong cộng đồng.

Phát huy vai trò người có uy tín các dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người có uy tín các dân tộc thiểu số

(VOV) - 2.285 người có uy tin của 2.474 xóm, bản, tổ dân phố của tỉnh Cao Bằng là những tấm gương mẫu mực về mọi mặt trong cộng đồng.

Luật Đất đai cần tính đến đặc thù dân tộc thiểu số
Luật Đất đai cần tính đến đặc thù dân tộc thiểu số

(VOV) - Luật nên có quy định nhằm tránh việc người dân được giao đất lại chuyển nhượng dẫn đến mất đất sản xuất.

Luật Đất đai cần tính đến đặc thù dân tộc thiểu số

Luật Đất đai cần tính đến đặc thù dân tộc thiểu số

(VOV) - Luật nên có quy định nhằm tránh việc người dân được giao đất lại chuyển nhượng dẫn đến mất đất sản xuất.

Bảo tồn âm nhạc dân tộc bắt đầu từ giáo dục
Bảo tồn âm nhạc dân tộc bắt đầu từ giáo dục

(VOV) - Các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo tồn âm nhạc dân tộc, trong đó đặc biệt chú trọng tới giáo dục.

Bảo tồn âm nhạc dân tộc bắt đầu từ giáo dục

Bảo tồn âm nhạc dân tộc bắt đầu từ giáo dục

(VOV) - Các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo tồn âm nhạc dân tộc, trong đó đặc biệt chú trọng tới giáo dục.