Dự án lấn sông Đồng Nai: Sai phạm khó biện minh

VOV.VN - Nhiều nhà khoa học cho rằng, dự án này đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” có chiều dài 1,3 km, đoạn xa nhất lấn sông Đồng Nai 100 m được khởi công vào tháng 9/2014 có tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng. Dự án bao gồm các hạng mục như xây bờ kè, công viên, dãy nhà phố, cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại...

Tuy nhiên, dự án đang vấp phải sự phản đối của giới khoa học bởi cho rằng lấp sông Đồng Nai là vi phạm nghiêm trọng đến Tài nguyên nước. Bên cạnh đó, việc lấp sông sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền khi đây là con sông lớn thứ ba, trải dài 11 tỉnh, không phải sở hữu riêng của tỉnh Đồng Nai. Nó còn ảnh hưởng đến hạ du, thay đổi dòng chảy và gây xói lở.

Copy dự án và lấn sông để xây nhà bán

Nhiều nhà khoa học cho rằng, dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai có dấu hiệu vi phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam như Luật Tài nguyên nước 2012, Luật Bảo vệ Môi trường 2014, Luật Phòng chống thiên tai 2013, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004…

Các chuyên gia cũng chỉ ra sáu vấn đề cần làm rõ với dự án gồm: Địa chất, địa mạo; thủy văn, dòng chảy; hệ sinh thái; tham vấn cộng đồng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Dự án lấn sông Đồng Nai đang vấp phải sự phản đối của dư luận. (Ảnh: KT)
Nêu thẳng vấn đề liên quan đến dự án lấn sông Đồng Nai, TS. Vũ Ngọc Long - viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam khẳng định, dự án này đã không xem xét đầy đủ các khu vực bị ảnh hưởng, xem nhẹ ý kiến cộng đồng.

“Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án chỉ trình bày vắn tắt và sơ sài ý kiến tham vấn 20 hộ dân sống trong vùng thi công. Khi các nhà khoa học vào cuộc tham vấn rộng rãi cho thấy dự án này rất xem nhẹ việc tham vấn cộng đồng và trí thức bản địa” - ông Long nói.

Theo TS Long, dự án lấn sông Đồng Nai có diện tích 8,4ha, trong đó có tới hơn 91% diện tích là lấn sông. “Báo cáo đánh giá tác động môi trường có nhiều khuyết điểm cả về tính khoa học kỹ thuật và mô tả tác động, dường như không thể chấp nhận được. Nội dung báo cáo rất sơ sài, thiếu nhiều số liệu, dữ liệu cần thiết” - TS Long nói.

Cũng theo ông Long, khu vực dự án lấn sông là một vùng sinh thái rất nhạy cảm. Bản chất việc thực hiện cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai là dự án xây mới cơ sở hạ tầng, mà ý đồ chính là xây dựng một đô thị phát triển trên sông chứ không còn là làm kè ven sông. 

“Dự án nêu ra chỉ xây dựng 30% là đô thị nhà ở, còn lại xây dựng cảnh quan ven sông. Câu hỏi rất đơn giản nếu không có cảnh quan bên sông thì có bán được nhà không? Vì vậy, mục đích lấn sông chính là xây nhà để bán” - ông Long khẳng định.

Trong khi đó, ông Đinh Xuân Thảo, viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng, dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” là dự án lấn sông để xây dựng nhà, bản chất của vấn đề không phải là kè bờ để cải tạo cải tạo cảnh quan đơn thuần.

TS. Vũ Ngọc Long cũng cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” có nhiều nội dung giống như bê từ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”có quy mô 116,2 ha.”

"Cả hai báo cáo này đều do một cơ quan tư vấn là Viện Môi trường và Tài nguyên làm. Tôi nghĩ rằng, đơn vị làm Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án lấp sông Đồng Nai đã copy nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xậy dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng. Bởi, hai báo cáo này gần như giống nhau từng câu chữ, từ kết luận, kiến nghị và giải pháp”, TS. Long nhận định.

Cần đưa vấn đề ra trước Quốc hội

Chuyên gia về tài nguyên nước Đỗ Hồng Phấn thẳng thắn: “Trong 6 năm chuẩn bị đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh không có thông tin lên Trung ương. Việc kín tiếng lặng lẽ thực hiện kế hoạch lấn sông này khó biện minh là thiếu nhận thức.

TS. Tô Văn Trường đánh giá: Một dự án “tai tiếng” như dự án lấp sông Đồng Nai khiến người dân bức xúc, xã hội lên tiếng với hơn 200 bài báo mà vẫn trong quá trình xem xét lại là hết sức vô lý. Theo TS. Trường, đó không chỉ bất chấp dư luận mà còn là một điển hình thách thức luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội phê duyệt năm 2012.

TS. Trường nhấn mạnh và khẳng định, dừng dự án lấn sông Đồng Nai là đúng. Tuy nhiên, dừng dự án chỉ là bước ban đầu, phải tiến hành xử lý triệt để là dẹp bỏ dự án vì đã vi phạm “khoản 5, điều 9” của luật Tài nguyên nước để các dòng sông không phải kêu cứu do hành động tham lam và thiển cận của con người.

Băn khoăn những kiến nghị của các nhà khoa học đến được với cơ quan hữu trách hay không, ông Phạm Thế Minh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề xuất: Quốc hội nên mời Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ra chất vấn trước Quốc hội. Một dự án liên quan đến nhiều tỉnh chắc chắn là Chính phủ phải giải quyết chứ không để chủ tịch một tỉnh giải quyết được, đặc biệt, với một dự án ảnh hưởng tới số đông người dân. “Nếu chỉ vì doanh nghiệp có đóng góp cho tỉnh mà lại bỏ qua là không được, cần phải quyết tâm làm và xử lý nghiêm”, ông Minh nói.

Các chuyên gia cùng tiếp tục kiến nghị cần hủy bỏ ngay dự án này, sau đó xem xét lại quy trình thực hiện và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Những cơ quan có liên quan phải xem xét vấn đề trên cơ sở khách quan, trung thực, có trách nhiệm với tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án lấn sông Đồng Nai: Dừng triển khai, làm rõ tác động
Dự án lấn sông Đồng Nai: Dừng triển khai, làm rõ tác động

VOV.VN - UBND tỉnh Đồng Nai đã dừng triển khai dự án để thẩm định tính pháp lý và đánh giá, làm rõ hơn các tác động của dự án.

Dự án lấn sông Đồng Nai: Dừng triển khai, làm rõ tác động

Dự án lấn sông Đồng Nai: Dừng triển khai, làm rõ tác động

VOV.VN - UBND tỉnh Đồng Nai đã dừng triển khai dự án để thẩm định tính pháp lý và đánh giá, làm rõ hơn các tác động của dự án.

Thêm một đoạn sông Đồng Nai bị lấp chưa rõ nguyên nhân
Thêm một đoạn sông Đồng Nai bị lấp chưa rõ nguyên nhân

VOV.VN - Bản tin thời sự trưa nay (21/4) có những nội dung đáng chú ý sau:

Thêm một đoạn sông Đồng Nai bị lấp chưa rõ nguyên nhân

Thêm một đoạn sông Đồng Nai bị lấp chưa rõ nguyên nhân

VOV.VN - Bản tin thời sự trưa nay (21/4) có những nội dung đáng chú ý sau:

Trước 28/5, phải hoàn thiện báo cáo về dự án lấn sông Đồng Nai
Trước 28/5, phải hoàn thiện báo cáo về dự án lấn sông Đồng Nai

VOV.VN - Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành đã trao đổi và thống nhất các nội dung liên quan về kiểm tra việc thực hiện dự án, đánh giá tác động của dự án.

Trước 28/5, phải hoàn thiện báo cáo về dự án lấn sông Đồng Nai

Trước 28/5, phải hoàn thiện báo cáo về dự án lấn sông Đồng Nai

VOV.VN - Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành đã trao đổi và thống nhất các nội dung liên quan về kiểm tra việc thực hiện dự án, đánh giá tác động của dự án.

Vụ lấp sông Đồng Nai: Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ kiểm tra, xử lý
Vụ lấp sông Đồng Nai: Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ kiểm tra, xử lý

Dự án này có phần diện tích lấn sông lên tới hơn 7,7 ha, gây nhiều phản ứng trong dư luận.

Vụ lấp sông Đồng Nai: Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ kiểm tra, xử lý

Vụ lấp sông Đồng Nai: Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ kiểm tra, xử lý

Dự án này có phần diện tích lấn sông lên tới hơn 7,7 ha, gây nhiều phản ứng trong dư luận.

4 Bộ thị sát dự án lấp sông Đồng Nai
4 Bộ thị sát dự án lấp sông Đồng Nai

VOV.VN -Sau chuyến thị sát, liên Bộ sẽ chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của dự án này (nếu có) và đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với dự án.

4 Bộ thị sát dự án lấp sông Đồng Nai

4 Bộ thị sát dự án lấp sông Đồng Nai

VOV.VN -Sau chuyến thị sát, liên Bộ sẽ chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của dự án này (nếu có) và đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với dự án.