Mong các ĐBQH xứng đáng với niềm tin của cử tri

VOV.VN - Trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cử tri tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng các đại biểu sẽ thực hiện đúng cam kết khi vận động bầu cử

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày mai (20/7). Một nhiệm kì Quốc hội mới sẽ bắt đầu với hàng loạt vấn đề bức xúc trên các lĩnh vực của đời sống đang đặt ra mà cử tri đòi hỏi các đại biểu Quốc hội phải có tiếng nói để góp phần giải quyết thấu đáo. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; biến đổi khí hậu có xu hướng ngày càng phức tạp; tệ tham ô, tham nhũng ở một bộ phận những người có chức, có quyền… Cử tri tin tưởng và đặt nhiều kì vọng vào nhiệm kì Quốc hội khóa mới với những đại biểu vừa được bầu sẽ thực hiện đúng những cam kết khi vận động bầu cử.

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào đại biểu Quốc hội
Đa số cử tri ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các đại biểu Quốc hội khóa XIV trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, trong nhiệm kì khóa XIII, công tác lập pháp vẫn còn một số hạn chế. Một số đạo luật có những quy định chưa phản ánh sát với thực tiễn cuộc sống, phải sửa đổi khi chưa có hiệu lực thi hành như điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội, hay có luật phải lùi hiệu lực thi hành như Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Cử tri cho rằng, nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật và cá nhân các đại biểu Quốc hội khóa XIV cần nâng cao năng lực làm luật, tránh sai sót như thời gian vừa qua. Cử tri Nguyễn Văn Thắng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng: “Các đại biểu Quốc hội phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác lập pháp, cụ thể là ban hành các đạo luật phải chính xác và phải có hiệu quả”.

Đối với những vấn đề đang tồn tại trong thực tế cuộc sống, gây bức xúc trong nhân dân như tình trạng tham ô, tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước hay vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Bà Nguyễn Thị Nữ Y, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ: “Chúng tôi kì vọng và đặt yêu cầu rất cao đối với Quốc hội. Quốc hội không chỉ bàn vấn đề quốc gia đại sự, quốc kế dân sinh mà kể cả những việc nhỏ nhất ở ngay từng ngõ xóm, từng tổ dân phố, trong từng bữa cơm hàng ngày, đó là vì chất lượng cuộc sống”

Về vấn đề an toàn thực phẩm, khi Chính phủ công bố công khai nguyên nhân gây ra vụ cá chết hàng loạt, ý kiến cử tri mong muốn chính quyền các cấp không đánh đổi mọi giá để phát triển kinh tế mà phải phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cử tri và nhân dân lo lắng trước tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra rất khốc liệt.

Cử tri Đỗ Văn Minh, tỉnh Ninh Thuận mong muốn Quốc hội khóa XIV quan tâm phát triển nhất là ngành nông nghiệp. Bởi ở Ninh Thuận hầu hết diện tích là đất nông nghiệp, là tỉnh khó khăn nhất, thường xuyên xảy ra hạn hán. Đề nghị Quốc hội quan tâm bổ sung hồ đập để Ninh Thuận có nước cho cây trồng vật nuôi phát triển”.

Xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, vấn đề đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước đặc biệt là Quốc hội, Chính phủ, cơ quan chính quyền các cấp cũng là vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, đặt kỳ vọng trong  nhiệm kì mới của Quốc hội. Cử tri mong muốn, qua việc kiểm điểm, đánh giá nhiệm kỳ qua, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương rút ra bài học kinh nghiệm cả nhiệm kỳ, nhất là những mặt tồn tại, yếu kém, để từ đó Quốc hội khóa mới, Chính phủ khóa mới, các cơ quan từ trung ương đến địa phương ngay lập tức phải bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện những quyền, trách nhiệm của mình theo Luật.

Cử tri mong muốn, về phía Quốc hội, công tác xây dựng pháp luật cần được đầu tư hơn nữa về mặt chất lượng. Với Chính phủ, đặc biệt công tác điều hành, vấn đề cải cách thủ tục hành chính. Mong muốn việc đó có chuyển biến rõ nét hơn nữa từ người đứng đầu chính phủ cho đến các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, các huyện, các xã. Hệ thống hành chính nhà nước phải được cải cách triệt để.

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử cử tri gửi đến Quốc hội, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: Những vấn đề cử tri quan tâm và mong muốn Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp hết sức quan tâm và có giải pháp căn cơ, đặc biệt xác định ngoài sự cố gắng của các bộ ngành, chính quyền các cấp cũng phải có sự chuyển động vào cuộc cùng các ngành. Tới đây, phải có sự phối hợp đồng bộ, có như vậy những bức xúc của cử tri mới hy vọng được giải quyết nhanh chóng triệt để”.

Một nhiệm kì Quốc hội khóa mới với nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra yêu cầu và đòi hỏi cao hơn đối với 494 đại biểu Quốc hội. Cử tri mong muốn, các đại biểu Quốc hội cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, bản lĩnh và năng lực của mình, tích cực tham gia đóng góp ý kiến nhằm chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri đến diễn đàn Quốc hội. Có như thế, mỗi đại biểu Quốc hội mới xứng đáng với niềm tin tưởng mà cử tri đã gửi gắm trong mỗi lá phiếu bầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: Xem xét tư cách đại biểu trường hợp có khuyết điểm
Chủ tịch Quốc hội: Xem xét tư cách đại biểu trường hợp có khuyết điểm

VOV.VN - “Trong quá trình xem xét xác nhận tư cách đại biểu, có một trường hợp đang bị cơ quan chức năng xem xét, xử lý dấu hiệu vi phạm, khuyết điểm”.

Chủ tịch Quốc hội: Xem xét tư cách đại biểu trường hợp có khuyết điểm

Chủ tịch Quốc hội: Xem xét tư cách đại biểu trường hợp có khuyết điểm

VOV.VN - “Trong quá trình xem xét xác nhận tư cách đại biểu, có một trường hợp đang bị cơ quan chức năng xem xét, xử lý dấu hiệu vi phạm, khuyết điểm”.

Vì sao bà Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách ĐBQH?
Vì sao bà Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách ĐBQH?

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV do đã vi phạm Luật Quốc tịch Việt Nam.

Vì sao bà Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách ĐBQH?

Vì sao bà Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách ĐBQH?

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV do đã vi phạm Luật Quốc tịch Việt Nam.

Không xác nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh
Không xác nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, 100% ý kiến thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia không xác nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh.

Không xác nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh

Không xác nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, 100% ý kiến thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia không xác nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh.

“Bác tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh là phù hợp”
“Bác tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh là phù hợp”

VOV.VN - Từ dấu hiệu vi phạm được làm rõ, việc Hội đồng Bầu cử Quốc gia biểu quyết không xác nhận tư cách ĐBQH khóa XIV của ông Trịnh Xuân Thanh là phù hợp.

“Bác tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh là phù hợp”

“Bác tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh là phù hợp”

VOV.VN - Từ dấu hiệu vi phạm được làm rõ, việc Hội đồng Bầu cử Quốc gia biểu quyết không xác nhận tư cách ĐBQH khóa XIV của ông Trịnh Xuân Thanh là phù hợp.

Bác tư cách ĐBQH đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Bác tư cách ĐBQH đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường

VOV.VN -100% các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Bác tư cách ĐBQH đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Bác tư cách ĐBQH đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường

VOV.VN -100% các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Công nhận tư cách 494 đại biểu Quốc hội khóa XIV
Công nhận tư cách 494 đại biểu Quốc hội khóa XIV

VOV.VN - Quốc hội khoá XIV có 494 đại biểu. Cả nước có 3.907 đại biểu HĐND cấp tỉnh; 25.180 đại biểu HĐND huyện và 292.305 đại biểu HĐND cấp xã.

Công nhận tư cách 494 đại biểu Quốc hội khóa XIV

Công nhận tư cách 494 đại biểu Quốc hội khóa XIV

VOV.VN - Quốc hội khoá XIV có 494 đại biểu. Cả nước có 3.907 đại biểu HĐND cấp tỉnh; 25.180 đại biểu HĐND huyện và 292.305 đại biểu HĐND cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội: Thắng lợi cuộc bầu cử có nghĩa hết sức quan trọng
Chủ tịch Quốc hội: Thắng lợi cuộc bầu cử có nghĩa hết sức quan trọng

VOV.VN - Thắng lợi của cuộc bầu cử là tiền đề để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCNVN của dân, do dân và vì dân.

Chủ tịch Quốc hội: Thắng lợi cuộc bầu cử có nghĩa hết sức quan trọng

Chủ tịch Quốc hội: Thắng lợi cuộc bầu cử có nghĩa hết sức quan trọng

VOV.VN - Thắng lợi của cuộc bầu cử là tiền đề để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCNVN của dân, do dân và vì dân.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tổng kết bầu cử ĐBQH khóa XIV
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tổng kết bầu cử ĐBQH khóa XIV

VOV.VN - Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tổng kết bầu cử ĐBQH khóa XIV

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tổng kết bầu cử ĐBQH khóa XIV

VOV.VN - Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Tổng Bí thư: “Chúng ta đã làm tốt công tác nhân sự“
Tổng Bí thư: “Chúng ta đã làm tốt công tác nhân sự“

VOV.VN - Đánh giá về cuộc bầu cử vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc làm tốt công tác nhân sự, cơ bản giới thiệu được người tiêu biểu.

Tổng Bí thư: “Chúng ta đã làm tốt công tác nhân sự“

Tổng Bí thư: “Chúng ta đã làm tốt công tác nhân sự“

VOV.VN - Đánh giá về cuộc bầu cử vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc làm tốt công tác nhân sự, cơ bản giới thiệu được người tiêu biểu.

“Quốc hội, Chính phủ khoá mới cần nhìn nhận toàn diện tình hình”
“Quốc hội, Chính phủ khoá mới cần nhìn nhận toàn diện tình hình”

VOV.VN - Quốc hội và Chính phủ thấy rõ khó khăn, thách thức và quyết tâm vượt qua. Yêu cầu đặt ra là phải hành động cụ thể trong nhiệm kỳ mới.

“Quốc hội, Chính phủ khoá mới cần nhìn nhận toàn diện tình hình”

“Quốc hội, Chính phủ khoá mới cần nhìn nhận toàn diện tình hình”

VOV.VN - Quốc hội và Chính phủ thấy rõ khó khăn, thách thức và quyết tâm vượt qua. Yêu cầu đặt ra là phải hành động cụ thể trong nhiệm kỳ mới.