Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát huy trí tuệ, tập trung thảo luận sửa đổi Hiến pháp

Sáng 28/3, tại Hà Nội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng-Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, là công việc hệ trọng của quốc gia, đòi hỏi phải được tiến hành một cách khẩn trương, thận trọng, chắc chắn và khoa học.

Từ ngày 2/1 đến nay, việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được triển khai sâu rộng, tạo ra đợt sinh hoạt chính trị pháp lý quan trọng trong các tầng lớp nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Qua tập hợp bước đầu, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tổ chức được gần 30.000 cuộc họp, hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 20 triệu lượt ý kiến góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản về các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân một cách dân chủ, cũng có hiện tượng lợi dụng để chia rẽ đoàn kết dân tộc, thiếu tinh thần xây dựng, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Đối với những ý kiến này, chúng tôi vẫn sẽ tiếp thu, đưa ra thảo luận ở Quốc hội, Trung ương, Bộ Chính trị và trước hết là thảo luận trong Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong Thường vụ Quốc hội. Sau khi thảo luận ở Quốc hội sẽ công khai trong toàn dân”. 

Chủ tịch Quốc hội mong muốn, tại hội nghị này, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, với bề dày kinh nghiệm công tác sẽ phát huy tính dân chủ, trí tuệ, tập trung thảo luận, đóng góp những ý kiến quý báu để Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tập hợp đầy đủ nhằm bổ sung, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Nội vụ góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Bộ Nội vụ góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV) -Các đại biểu tập trung góp ý nhiều nội dung, trong đó đưa ra kiến nghị Hiến pháp cần sửa đổi, bổ sung điều 118.

Bộ Nội vụ góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Bộ Nội vụ góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV) -Các đại biểu tập trung góp ý nhiều nội dung, trong đó đưa ra kiến nghị Hiến pháp cần sửa đổi, bổ sung điều 118.

Người cao tuổi Quảng Trị góp ý sửa đổi Hiến pháp
Người cao tuổi Quảng Trị góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Đến nay, đã có 20.000 cán bộ hội viên Người cao tuổi ở tỉnh Quảng Trị tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Người cao tuổi Quảng Trị góp ý sửa đổi Hiến pháp

Người cao tuổi Quảng Trị góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Đến nay, đã có 20.000 cán bộ hội viên Người cao tuổi ở tỉnh Quảng Trị tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến nhân sĩ sửa đổi Hiến pháp
Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến nhân sĩ sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -"Phải làm sao từ khâu lắng nghe, tổng hợp đến khâu chuyển tải ý kiến đến cơ quan có trách nhiệm cao nhất phải hết sức đầy đủ".

Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến nhân sĩ sửa đổi Hiến pháp

Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến nhân sĩ sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -"Phải làm sao từ khâu lắng nghe, tổng hợp đến khâu chuyển tải ý kiến đến cơ quan có trách nhiệm cao nhất phải hết sức đầy đủ".