80 tấn cá lồng “đột tử”, người dân mất trắng hàng tỷ đồng

VOV.VN - Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá nuôi lồng bè của 11 hộ dân trên sông Cổ Cỏ chết hàng loạt được xác định do lượng oxy hòa tan trong nước quá thấp.

Hôm nay (5/8), ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, đơn vị quản lý Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn cho biết, nguyên nhân gần 80 tấn cá nuôi lồng bè của 11 hộ dân trên sông Cổ Cò, đoạn chảy qua phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng bị chết là do lượng oxy hòa tan trong nước (DO) giảm thấp hơn mức cho phép.

Cá chết dày đặc trên sông Cổ Cò.

Hiện tượng cá nuôi lồng bè của các hộ dân chết hàng loạt trên sông Cổ Cò xảy ra vào sáng ngày 17/7. Trong đó, chủ yếu là cá diêu hồng, cá hồng, cá dìa, cá nâu… Ước tính thiệt hại khoảng 4 tỉ đồng.

Hộ nuôi cá lồng bè trắng tay.

Các hộ nuôi cho rằng, nguyên nhân cá chết có thể do nguồn nước xả ra từ miệng cống của Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn. Những lồng cá nằm gần miệng cống này đều chết hàng loạt, trong khi những lồng cá ở xa hơn ít bị ảnh hưởng. Ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng thừa nhận nước thải từ Trạm xử  lý nước thải Ngũ Hành Sơn đổ ra sông Cổ Cò không đạt một số chỉ tiêu về môi trường.

Nguyên nhân cá chết do thiếu oxy trong nước.

Theo ông Mai Mã, thành phố hiện có 4 Nhà máy xử lý nước thải đều áp dụng công nghệ kị khí, hiệu suất xử lý chất hữu cơ trong nước thải đạt thấp.

 Ngoài nguyên nhân thiếu lượng oxy hòa tan trong nước, cá chết còn do khu vực này đang xây dựng đường Trần Hưng Đạo nối dài làm thay đổi chế độ dòng chảy của sông Cổ Cò ngay tại vị trí trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn. Nước thải từ trạm đổ ra sông không phân tán mà dồn về phía lồng bè làm tăng ô nhiễm. Được biết, chính quyền và ngành chức năng quận Ngũ Hành Sơn đã làm việc với các hộ nuôi cá lồng bè trên sông Cổ Cò, xác định việc nuôi cá tự phát là trái phép và sẽ cấm nuôi trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phú Yên: Cá chết hàng loạt do vi khuẩn Vibrio
Phú Yên: Cá chết hàng loạt do vi khuẩn Vibrio

VOV.VN - Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra tình hình cá mú, cá hồng nuôi lồng chết hàng loạt ở huyện Tuy An. 

Phú Yên: Cá chết hàng loạt do vi khuẩn Vibrio

Phú Yên: Cá chết hàng loạt do vi khuẩn Vibrio

VOV.VN - Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra tình hình cá mú, cá hồng nuôi lồng chết hàng loạt ở huyện Tuy An. 

Cá chết ở hồ thủy điện Kon Tum: Mực nước hồ giảm hơn 1 mét
Cá chết ở hồ thủy điện Kon Tum: Mực nước hồ giảm hơn 1 mét

VOV.VN - Nguyên nhân cá chết được xác định do thiếu oxy và hoàn toàn không liên quan đến việc rút nước hay xả lũ lòng hồ thủy điện Pleikrong.

Cá chết ở hồ thủy điện Kon Tum: Mực nước hồ giảm hơn 1 mét

Cá chết ở hồ thủy điện Kon Tum: Mực nước hồ giảm hơn 1 mét

VOV.VN - Nguyên nhân cá chết được xác định do thiếu oxy và hoàn toàn không liên quan đến việc rút nước hay xả lũ lòng hồ thủy điện Pleikrong.

Tiếp diễn hiện tượng cá chết tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau
Tiếp diễn hiện tượng cá chết tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau

VOV.VN - Tại những vị trí có cá chết ở huyện Đầm Dơi, nước có màu xám đen, bốc mùi hôi thối.

Tiếp diễn hiện tượng cá chết tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau

Tiếp diễn hiện tượng cá chết tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau

VOV.VN - Tại những vị trí có cá chết ở huyện Đầm Dơi, nước có màu xám đen, bốc mùi hôi thối.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Gần 5,5 tỷ đồng bồi thường thiệt hại cá chết
Bà Rịa-Vũng Tàu: Gần 5,5 tỷ đồng bồi thường thiệt hại cá chết

VOV.VN - 33 hộ dân trong vụ cá chết ở Vũng Tàu đã đồng ý mức bồi thường gần 5,5 tỷ đồng của 11 doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Gần 5,5 tỷ đồng bồi thường thiệt hại cá chết

Bà Rịa-Vũng Tàu: Gần 5,5 tỷ đồng bồi thường thiệt hại cá chết

VOV.VN - 33 hộ dân trong vụ cá chết ở Vũng Tàu đã đồng ý mức bồi thường gần 5,5 tỷ đồng của 11 doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.