Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Nghị quyết quyết có hiệu lực thi hành từ 1/2/2013. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được thu hẹp.

Sáng 21/11, trong phiên làm việc tại Hội trường, sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn với 95,18% ý kiến tán thành trong tổng số đại biểu có mặt.

Theo đó, Quốc hội, Hội đồng nhân dân sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ; riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013.

Thu hẹp đối tượng lấy phiếu tín nhiệm

Báo cáo giải trình cho biết, qua thảo luận tại tổ và tại Hội trường, nhiều đại biểu đề nghị thu gọn phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm Ủy ban thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Kết quả tổng hợp phiếu cho thấy, chỉ có 46/379 vị đại biểu Quốc hội tán thành lấy phiếu tín nhiệm với phạm vi đối tượng và chủ thể tiến hành như đã thể hiện trong dự thảo Nghị quyết.

Sau được tiếp thu chỉnh sửa, Điều 1 về Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 93,98% ý kiến tán thành.

Nghị quyết được Quốc hội thông qua nêu rõ: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.

Về mức độ tín nhiệm, Nghị quyết quy định 3 mức là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người có trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.

Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm

Nghị quyết nêu rõ: Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị; Có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; Người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”; Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” 2 năm liên tiếp.

Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu khi: Có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;Người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp”; Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp”  năm liên tiếp.

Về bỏ phiếu tín nhiệm có 2 mức độ là "tín nhiệm", "không tín nhiệm". Người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội sẽ biểu quyết, thông qua 6 luật
Quốc hội sẽ biểu quyết, thông qua 6 luật

(VOV) - Đó là các luật về: luật sư, điện lực, quản lý thuế, dự trữ quốc gia, hợp tác xã và xuất bản.

Quốc hội sẽ biểu quyết, thông qua 6 luật

Quốc hội sẽ biểu quyết, thông qua 6 luật

(VOV) - Đó là các luật về: luật sư, điện lực, quản lý thuế, dự trữ quốc gia, hợp tác xã và xuất bản.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII
Toàn cảnh kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII

(VOV) -Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII khai mạc vào ngày 22/10 tại Hà Nội và dự kiến bế mạc vào ngày 22/11/2012.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII

Toàn cảnh kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII

(VOV) -Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII khai mạc vào ngày 22/10 tại Hà Nội và dự kiến bế mạc vào ngày 22/11/2012.

Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

(VOV) -Sáng 20/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) với 436/463 ý kiến tán thành (87,55%).

Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

(VOV) -Sáng 20/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) với 436/463 ý kiến tán thành (87,55%).

Sáng nay, Quốc hội thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm
Sáng nay, Quốc hội thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm

(VOV) - Nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm để tăng cường trách nhiệm của các đại diện do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu ra.

Sáng nay, Quốc hội thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm

Sáng nay, Quốc hội thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm

(VOV) - Nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm để tăng cường trách nhiệm của các đại diện do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu ra.