70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên: Để được là “Tiếng nói của dân”

VOV.VN - Mỗi khóa Quốc hội đều để lại dấu ấn nhất định, hoàn thành trọng trách mà nhân dân giao phó, giám sát và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

70 năm trước tại Quảng Nam-Đà Nẵng, sau khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 thắng lợi, khí thế cách mạng dâng cao, nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược nô nức chuẩn bị tham gia Tổng tuyển cử. Quốc hội khóa đầu tiên ở Quảng Nam- Đà Nẵng là những nhân sĩ trí thức nổi tiếng như: Lê Văn Hiến, Trần Viện, Huỳnh Ngọc Huệ, Trần Xuân Nhĩ...

70 năm qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ và Đoàn Đại biểu thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam hiện nay đã có nhiều đóng góp đối với Quốc hội nước nhà.

Mỗi khóa Quốc hội đều để lại dấu ấn nhất định, hoàn thành trọng trách mà nhân dân giao phó, giám sát và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng qua các thời kỳ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An – cựu Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cho biết: Trong quá trình tổ chức vận động bầu cử, cán bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã sáng tạo nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như thơ ca, hò, vè…để tuyên truyền.

Đây là hình thức vận động hiệu quả, bởi cách làm này vừa dễ tuyên truyền, vận động, vừa dễ thuộc, dễ nhớ để cử tri bầu đúng, bầu đủ số người của Đảng, của Mặt trận Việt Minh giới thiệu vào Quốc hội.

Những bài thơ, hò, vè xưa còn vang vọng mãi đến ngày nay:

“Lẳng lặng mà nghe

Cái vè bầu cử

Ông Tri, ông Thự

Ông Hiến, bà Thanh

Cùng là các anh

Huệ- Bôi- Sạ- Nhĩ

Tống- Bằng- Thao- Kỷ

Với lại Viện, Diêu

Người khác cũng nhiều

Đầu đơn ứng cử

Đồng bào xét thử

Ai đáng ai không

Trên là các ông

 Nhiều năm tranh đấu…”

Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình An cho rằng: Chúng ta không thể hình dung là 50 năm sau, thậm chí 70 năm sau, người ta vẫn còn thuộc vè tuyển cử. Họ thuộc những cái tên rất là thân thương đối với họ. Có thể nói ở đó đã có một sự lựa chọn đích thực. Sau này, có nhiều lúc đi bầu người ta còn hỏi là “gạch” ông nào, ở hàng thứ mấy... chứ thời đó nhờ vè tuyển cử nên không có chuyện đó”.

Cùng với việc sáng tác thơ ca, hò vè, các cuộc mạn đàm, trò chuyện về tài, đức của những người Việt Minh tham gia ứng cử lan truyền không dứt làm cho không khí trước ngày Tổng tuyển cử ở Quảng Nam - Đà Nẵng thật sự sôi động. Kết quả, cả 14 vị đại biểu do Mặt trận Việt Minh giới thiệu đều trúng cử Đại biểu Quốc hội Khóa I.

Các đại biểu được nhân dân tin tưởng bầu vào Quốc hội ngày ấy đã dành trọn tâm huyết, tài năng và trí tuệ cống hiến hết mình vì dân, vì nước và trở thành những cán bộ cấp cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Nối tiếp truyền thống đó, những Đại biểu Quốc hội các khóa sau của đất Quảng cũng để lại nhiều dấu ấn tại diễn đàn Quốc hội, bởi người xứ Quảng dám nói thẳng, dám nói những vấn đề gai góc.

Ông Lê Công Cơ - Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng khóa VIII, người tự ứng cử vào Quốc hội thời kỳ sau đổi mới kể lại: “Tôi thấy mình có thể tham gia vào Quốc hội để nói tiếng nói của tầng lớp trí thức của Quảng Nam-Đà Nẵng thì tôi tự ứng cử. Đây là khóa Quốc hội đổi mới đầu tiên. Rất nhiều đại biểu phát biểu, nhiều ý kiến rất là hay, phát huy dân chủ tại Quốc hội... chính là mở ra cho thời kỳ sau này”.

Ông Lê Công Cơ - Đại biểu Quốc hội Khóa VIII, người tự ứng cử vào Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Vân Lan - Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Khóa XI nghiệm ra rằng, làm đại biểu Quốc hội cần cái tâm và bản lĩnh. Theo bà Vân Lan, phải dựa vào luật pháp, lấy luật pháp làm chuẩn và quy tụ những người có tâm, có trình độ, chuyên sâu về pháp luật để bảo vệ lợi ích cho dân.

“Muốn phản biện có hiệu quả thì những ý kiến của mình phải có trọng lượng, để thiết thực góp phần quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước cũng như xây dựng pháp luật, giám sát tối cao. Tôi nghĩ rằng, đại biểu Quốc hội phải sâu sát thực tiễn, phải nắm chắc được những vấn đề bức xúc của cuộc sống, của cử tri”, bà Nguyễn Thị Vân Lan tâm sự. 

Thế hệ đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hôm nay đã và đang viết tiếp những thành tích mới, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, nhất là tham gia vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương, đưa hoạt động của Quốc hội xứng tầm với vai trò, vị trí là cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước, cơ quan đại diện cho quyền lợi và ý chí của nhân dân.

Ông Huỳnh Nghĩa - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, đơn vị thành phố Đà Nẵng cho biết: Trong 5 năm qua, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đã tham gia góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, các Bộ luật quan trọng, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế xã hội được Chính phủ, Quốc hội ghi nhận.

“Đoàn Đại biểu Quốc hội của thành phố đi sâu, đi sát, lắng nghe nguyện vọng tâm tư nguyện vọng của cử tri và phản ánh đến Quốc hội. Đã làm tốt chức năng là cầu nối giữa cử tri với Quốc hội. Và tiếng nói của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng được cử tri không những trong thành phố mà cả nước rất đồng tình ủng hội những ý kiến rất xác đáng và thẳng thắn”, ông Huỳnh Nghĩa nói. 

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII sắp kết thúc, những vị đại biểu dân cử đã hoàn thành trọng trách đưa được tiếng nói của dân, góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Họ tâm niệm rằng, để được là “Tiếng nói của dân” thì phải gần dân, sát dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội trong lòng nhân dân
70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội trong lòng nhân dân

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội trong lòng nhân dân

70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội trong lòng nhân dân

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên

VOV.VN - Từ hôm nay (4/1) đến ngày 6/1, sẽ có nhiều hoạt động khác nhau để hưởng ứng kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyền cử đầu tiên.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử đầu tiên

VOV.VN - Từ hôm nay (4/1) đến ngày 6/1, sẽ có nhiều hoạt động khác nhau để hưởng ứng kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyền cử đầu tiên.

Gặp mặt đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử
Gặp mặt đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử

VOV.VN -Các đại biểu cũng như chia sẻ những kỷ niệm khi được cử tri tín nhiệm, lựa chọn làm người đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân thủ đô.

Gặp mặt đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử

Gặp mặt đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử

VOV.VN -Các đại biểu cũng như chia sẻ những kỷ niệm khi được cử tri tín nhiệm, lựa chọn làm người đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân thủ đô.

Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử
Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử

VOV.VN - Kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, tối 4/1 diễn ra chương trình cầu truyền hình “Người đại diện” tại Hà Nội và Tuyên Quang.

Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử

Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử

VOV.VN - Kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, tối 4/1 diễn ra chương trình cầu truyền hình “Người đại diện” tại Hà Nội và Tuyên Quang.