Ai “chấm điểm” đại biểu Quốc hội?

Chất lượng hoạt động của ĐBQH hiện nay chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tâm huyết của từng đại biểu.

“Không thể có chuyện 100% số ĐBQH đều hoàn thành tốt nhiệm vụ là người đại diện của dân”. Sáng 23/3, thảo luận tổ về tổng kết công tác của QH nhiệm kỳ khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền đã thẳng thắn nêu rõ như vậy. Chẳng cần thống kê, cũng chẳng cần phải kiểm chứng xem nhận định này có chính xác hay không, phát biểu của ông Quyền đã ngay lập tức nhận được những cái gật đầu tán thành của các thành viên Đoàn ĐBQH TP Hà Nội với không ít băn khoăn, trăn trở.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Quyền

Câu hỏi đặt ra là tại sao, cùng là ĐBQH, cùng được lựa chọn với một quy trình hết sức chặt chẽ, cùng phải bảo đảm vô cùng nhiều tiêu chuẩn về năng lực, về trình độ, về phẩm chất, đạo đức… mới có được một “ghế” trong nghị trường mà vẫn có những ĐBQH không hoàn thành nhiệm vụ?

Câu trả lời, trước hết, theo ông Quyền là bởi, chúng ta xác định ĐBQH là trung tâm, là hạt nhân hoạt động của QH nhưng chưa có nhiệm kỳ nào đánh giá, tổng kết xem từng ĐBQH đã thực hiện trách nhiệm của mình ra sao? Tổng kết nhiệm kỳ hiện nay chỉ được tiến hành ở Đoàn ĐBQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, UBTVQH và QH. Không có hoạt động nào, cơ quan nào đánh giá thật cặn kẽ xem đại biểu nào làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, xứng đáng được vinh danh, đại biểu nào cần nhắc nhở, phê bình, hay thậm chí, phải xem xét trách nhiệm. Vậy nên, ĐBQH làm ngày, làm đêm, tâm huyết, bản lĩnh, hết mình cho công việc của QH cũng giống như đại biểu cả nhiệm kỳ không một lần phát biểu. Hết nhiệm kỳ, xong xuôi, tất cả lại… về.

Có thể, cũng không cần phải có một cơ quan nào đánh giá xem đại biểu đã hoàn thành nhiệm vụ của mình hay chưa vì với việc nở rộ các kênh thông tin về QH như hiện nay, đại biểu nào hoạt động ra sao, cử tri đều biết cả. Mà cử tri đã “chấm điểm” thì có lẽ, còn chính xác và khắt khe gấp mấy lần đánh giá của cơ quan, tổ chức.

Nhưng cái khó là với cơ chế hiện nay, cử tri không có hình thức nào để thể hiện sự tín nhiệm hay không tín nhiệm đối với một đại biểu trong suốt nhiệm kỳ, dù rằng, họ chính là người bỏ lá phiếu quyết định ai đó sẽ trở thành người đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Một đại biểu từng thẳng thắn chia sẻ rằng, “nghề” đại biểu dân cử khó thì vô cùng khó nhưng dễ lại cũng cực kỳ dễ. Vì chỉ cần không vi phạm pháp luật, không có các hành vi sai phạm đến mức QH phải bãi nhiệm, miễn nhiệm thì anh chẳng phát biểu gì, chẳng làm gì cũng vẫn đương nhiên là ĐBQH. Nói như vậy để thấy rằng, chất lượng hoạt động của ĐBQH hiện nay chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tâm huyết của từng đại biểu. Điều này, sẽ đặt hoạt động của QH vào một tình thế khá rủi ro. Nếu nhiều đại biểu tâm huyết, trách nhiệm thì chất lượng hoạt động của QH sẽ được nâng cao và ngược lại.

Thật may, QH Khóa XIII đã đi gần hết chặng đường 5 năm với thành quả lớn nhất là được nhân dân tin yêu, được lòng dân đồng thuận, cũng có nghĩa là, những ĐBQH tâm huyết, trách nhiệm đã chiếm đa số trong QH. Dẫu vậy, tại phiên thảo luận tổ của QH ngày 23/3, các ĐBQH cũng thẳng thắn cho rằng, để QH thực sự là “một QH trong lòng dân” thì còn rất nhiều việc phải làm, mà trước hết là phải bảo đảm 500 ĐBQH đều là những người trách nhiệm, bản lĩnh và tâm huyết.

Nhận định của ông Quyền nhận được sự tán thành của nhiều ĐBQH có lẽ còn bởi, thời điểm này, các địa phương đều đang tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử ĐBQH Khóa XIV, chuẩn bị cho vòng hiệp thương cuối cùng, chốt danh sách ứng cử viên chính thức để nhân dân bầu vào QH Khóa mới. Rõ ràng, để 500 ĐBQH là 500 người đại diện xứng đáng với yêu cầu, đòi hỏi của cử tri thì trước hết, nhân sự ứng cử ĐBQH phải thật chất lượng. Và tiếp đó, phải có cơ chế cụ thể để cử tri và nhân dân giám sát, đánh giá hoạt động của ĐBQH.

Dù kiêm nhiệm hay chuyên trách, đằng sau mỗi ĐBQH là gần 200 nghìn dân. ĐBQH cũng không chỉ đại diện cho gần 200.000 dân ở khu vực bầu cử của mình mà còn phải đại diện cho hơn 90 triệu dân trên cả nước. Dù chỉ một vài phần trăm trong con số 500 ĐBQH không làm tròn trách nhiệm mà cử tri đã ủy quyền cho mình cũng có nghĩa là tiếng nói của hàng trăm nghìn người dân chưa đến được với QH. Và khi đó, như chính các ĐBQH đã nghiêm túc và khắt khe đánh giá, QH cũng chưa thực sự hoàn thành sứ mệnh của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: “Làm ở đâu cũng phải hiểu việc dân, việc nước”
Chủ tịch Quốc hội: “Làm ở đâu cũng phải hiểu việc dân, việc nước”

VOV.VN - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: “Ngồi ở Chính phủ hay Quốc hội cũng phải hiểu việc của nhau. Dù làm ở đâu vẫn phải hiểu việc dân, việc nước

Chủ tịch Quốc hội: “Làm ở đâu cũng phải hiểu việc dân, việc nước”

Chủ tịch Quốc hội: “Làm ở đâu cũng phải hiểu việc dân, việc nước”

VOV.VN - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: “Ngồi ở Chính phủ hay Quốc hội cũng phải hiểu việc của nhau. Dù làm ở đâu vẫn phải hiểu việc dân, việc nước

“Thông tin mật mà có người vẫn biết nên giàu lên sau một đêm”
“Thông tin mật mà có người vẫn biết nên giàu lên sau một đêm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ về thông tin mật, vì chỉ cần biết thông tin về quy hoạch mở đường hay dự án là có thể giàu lên sau một đêm.

“Thông tin mật mà có người vẫn biết nên giàu lên sau một đêm”

“Thông tin mật mà có người vẫn biết nên giàu lên sau một đêm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ về thông tin mật, vì chỉ cần biết thông tin về quy hoạch mở đường hay dự án là có thể giàu lên sau một đêm.

Quốc hội thảo luận dự án luật dược và luật thuế xuất khẩu
Quốc hội thảo luận dự án luật dược và luật thuế xuất khẩu

VOV.VN - Tiếp tục kỳ họp thứ 11, quốc hội khóa 13, hôm nay 25/3, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.

Quốc hội thảo luận dự án luật dược và luật thuế xuất khẩu

Quốc hội thảo luận dự án luật dược và luật thuế xuất khẩu

VOV.VN - Tiếp tục kỳ họp thứ 11, quốc hội khóa 13, hôm nay 25/3, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ
Quốc hội thảo luận ở tổ về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ

VOV.VN - Quốc hội thảo luận về báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Quốc hội khóa XIII, Chính phủ

Quốc hội thảo luận ở tổ về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ

Quốc hội thảo luận ở tổ về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ

VOV.VN - Quốc hội thảo luận về báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Quốc hội khóa XIII, Chính phủ

“Nhiều đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm phải nghỉ là điều đáng tiếc”
“Nhiều đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm phải nghỉ là điều đáng tiếc”

VOV.VN - Đặc điểm hoạt động Quốc hội phải một hai nhiệm kỳ mới có kinh nghiệm. Quy định đến tuổi phải nghỉ thì Quốc hội lãng phí chất xám.

“Nhiều đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm phải nghỉ là điều đáng tiếc”

“Nhiều đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm phải nghỉ là điều đáng tiếc”

VOV.VN - Đặc điểm hoạt động Quốc hội phải một hai nhiệm kỳ mới có kinh nghiệm. Quy định đến tuổi phải nghỉ thì Quốc hội lãng phí chất xám.

“Không thể có chuyện 100% ĐBQH đều hoàn thành nhiệm vụ”
“Không thể có chuyện 100% ĐBQH đều hoàn thành nhiệm vụ”

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nêu quan điểm và cho rằng báo cáo nhiệm kỳ Quốc hội đánh giá người làm tốt cũng như người chưa làm tốt là điều đau xót.

“Không thể có chuyện 100% ĐBQH đều hoàn thành nhiệm vụ”

“Không thể có chuyện 100% ĐBQH đều hoàn thành nhiệm vụ”

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nêu quan điểm và cho rằng báo cáo nhiệm kỳ Quốc hội đánh giá người làm tốt cũng như người chưa làm tốt là điều đau xót.

“Một nông dân phải cõng bốn công chức béo thì chết”
“Một nông dân phải cõng bốn công chức béo thì chết”

VOV.VN -Theo ĐBQH Đỗ Văn Đương, cần quyết liệt giao chỉ tiêu tinh giản biên chế, bởi “công chức cả làng, cả xã dẫn tới bình quân chủ nghĩa trong công việc”

“Một nông dân phải cõng bốn công chức béo thì chết”

“Một nông dân phải cõng bốn công chức béo thì chết”

VOV.VN -Theo ĐBQH Đỗ Văn Đương, cần quyết liệt giao chỉ tiêu tinh giản biên chế, bởi “công chức cả làng, cả xã dẫn tới bình quân chủ nghĩa trong công việc”

Bí thư, Chủ tịch không ứng cử ĐBQH: Nên hay không?
Bí thư, Chủ tịch không ứng cử ĐBQH: Nên hay không?

VOV.VN - Bí thư, Chủ tịch phải dành nhiều tâm sức, thời gian cho công việc của địa phương nên không thể tham gia đầy đủ hoạt động Quốc hội.

Bí thư, Chủ tịch không ứng cử ĐBQH: Nên hay không?

Bí thư, Chủ tịch không ứng cử ĐBQH: Nên hay không?

VOV.VN - Bí thư, Chủ tịch phải dành nhiều tâm sức, thời gian cho công việc của địa phương nên không thể tham gia đầy đủ hoạt động Quốc hội.