Băng ghi âm, ghi hình hỏi cung được sử dụng như thế nào?

VOV.VN- Đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn về tính khả thi của việc bắt buộc ghi âm, ghi hình tất cả các cuộc hỏi cung, cách bảo quản và sử dụng các băng này...

Ghi âm, ghi hình tất cả sẽ khó thực hiện

Về bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy quy định này là cần thiết để vừa đảm bảo minh bạch quá trình hỏi cung, vừa bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thực tiễn cho thấy, việc hỏi cung bị can có thể được tiến hành ở nhiều nơi và trong những điều kiện rất khác nhau; có bị can bị tạm giam, có bị can ở ngoài xã hội; có bị can chỉ hỏi cung một hai lần, có bị can phải hỏi cung rất nhiều lần; có trường hợp cùng một thời điểm phải hỏi cung rất nhiều người.

Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện nước ta thì quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra phải được ghi âm, ghi hình là phù hợp; còn tại các địa điểm khác thì được ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đồng thời, để thống nhất thực hiện cần có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền về việc ghi âm, ghi hình.

Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật cũng cho biết, có một số ý kiến đề nghị ghi âm, ghi hình trong mọi trường hợp hỏi cung bị can.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh

Thảo luận về nội dung này tại Hội trường sáng 6/11, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh- Phó Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội bày tỏ đồng tình với dự thảo và lập luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy vậy, đại biểu Ánh vẫn băn khoăn việc ghi âm tất cả hỏi cung hay chỉ ghi khi cần thiết để đảm bảo tính khả thi.

Theo đại biểu, thực tế một vụ án với một bị can phải tiến hành ít nhất 5 bản cung từ khi bắt quả tang cho đến phúc cung của Viện Kiểm sát nên nếu ghi âm toàn sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ nên các băng này được bảo quản thế nào? Việc sử dụng băng ghi âm, ghi hình ra sao và khi chuyển hồ sơ sang toà có chuyển các băng này như là chứng cứ hay không?

Ông Huỳnh Ngọc Ánh cũng lưu ý: Nếu hỏi cung mà không ghi âm, ghi hình là vi phạm thì hậu quả pháp lý ra sao? Toà có thể tuyên bố vô hiệu để huỷ và điều tra lại hay không? Nếu toà có quyền thì phải bổ sung vào điều quy định về nghị án và tuyên án.

“Cơ chế gì để loại trừ việc khi hỏi cung thì hỏi ngoài phòng, xong rồi lại đưa vào phòng để thực hiện lại? Bởi không phải bất kỳ chỗ nào cũng có ghi âm, ghi hình nên phải có biện pháp”, đại biểu đặt vấn đề.

Đề nghị quy định trường hợp phải ghi âm, ghi hình

Đại biểu Bùi Văn Xuyền- Ủy viên thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình khóa XIII cũng cơ bản đồng tình với việc thiết kế quy định trong luật về ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung để hạn chế tối đa vi phạm.

Nhưng theo đại biểu, nếu bắt buộc tất cả hỏi cung đều ghi âm, ghi hình là không cần thiết và không khả thi vì thực tế tội phạm diễn ra đa dạng, liên quan quy mô, chứng cứ, thái độ khai báo…

“Hoạt động này là bắt buộc thì hầu như điều tra viên phải đọc lại và phát lại cho bị can xác nhận lời khai, ký biên bản sẽ mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng tiến độ điều tra. Hơn nữa sẽ phải đầu tư ngân sách, biên chế không phù hợp tình hình hiện nay”, đại biểu Xuyền nêu quan điểm.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền

Cũng theo đại biểu, vừa qua xảy ra tình trạng bức cung, nhục hình chủ yếu do trình độ năng lực của điều tra viên, do đó nên có biện pháp giáo dục, tăng cường thanh tra kiểm tra và nêu cao trách nhiệm người đứng đầu.

Từ quan điểm trên, đại biểu Bùi Văn Xuyền kiến nghị quy định theo hướng chỉ ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung khi bị can kêu oan từ đầu; có đơn tố cáo bức cung, nhục hình; tội có hình phạt chung thân, tử hình; huỷ án điều tra lại; bị can, bị cáo mang quốc tịch nước ngoài và hỏi cung không có người bào chữa tham gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vẫn còn nhiều ý kiến về bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị cáo
Vẫn còn nhiều ý kiến về bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị cáo

VOV.VN -Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hoà Bình cho rằng việc phát lại file ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung cho bị can, bị cáo nghe sẽ rất mất thời gian.

Vẫn còn nhiều ý kiến về bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị cáo

Vẫn còn nhiều ý kiến về bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị cáo

VOV.VN -Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hoà Bình cho rằng việc phát lại file ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung cho bị can, bị cáo nghe sẽ rất mất thời gian.

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?
Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

VOV.VN -Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình cần ghi âm, ghi hình để góp phần chống bức cung, nhục hình, khách quan nhưng chỉ nên giới hạn ở một số tội.

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

VOV.VN -Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình cần ghi âm, ghi hình để góp phần chống bức cung, nhục hình, khách quan nhưng chỉ nên giới hạn ở một số tội.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung
Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

VOV.VN -“Nếu chống được bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người thì có tốn kinh phí cũng phải xem xét đầu tư”.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

VOV.VN -“Nếu chống được bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người thì có tốn kinh phí cũng phải xem xét đầu tư”.

Ghi âm, nghe điện thoại bí mật để điều tra tội phạm tham nhũng
Ghi âm, nghe điện thoại bí mật để điều tra tội phạm tham nhũng

VOV.VN -Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Ghi âm, nghe điện thoại bí mật để điều tra tội phạm tham nhũng

Ghi âm, nghe điện thoại bí mật để điều tra tội phạm tham nhũng

VOV.VN -Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.