Bầu cử sẽ chặt chẽ hơn khi có Hội đồng Bầu cử Quốc gia?

VOV.VN - Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cơ quan Hiến định độc lập nên sẽ góp phần hạn chế bất cập trong cơ chế tổ chức, quản lý bầu cử hiện nay.

Quốc hội vừa biểu quyết tán thành lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia và đang tiến hành các bước về nhân sự của Hội đồng, theo đúng quy định của Hiến pháp.

Trả lời VOV.VN, ông Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nhấn mạnh, với thiết chế hiến định độc lập có nhiệm vụ tổ chức bầu cử ĐBQH, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp thì các bước tiến hành chặt chẽ hơn, kết quả đảm bảo khách quan hơn. Qua đó phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân.

PV: Với việc thành lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia thì công tác tổ chức bầu cử sẽ có sự thay đổi như thế nào, thưa ông?

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cơ quan Hiến định độc lập do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên.

Trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND quy định rõ số lượng thành viên Hội đồng từ 15-21 người. Lần này, Quốc hội đã quyết định cơ cấu 21 người, gồm Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, 4 Phó Chủ tịch và 16 uỷ viên.

Hội đồng này hoạt động độc lập và trực tiếp tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử HĐND các cấp.

Ông Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Nếu so sánh với kỳ bầu cử trước đây thì thành phần tổ chức bầu cử Trung ương và địa phương cơ bản giống nhau. Điểm khác chính là trước đây việc tổ chức do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chủ trì với sự giúp việc của Hội đồng bầu cử Trung ương thì nay có Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Vai trò tổ chức bầu cử Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn quan trọng, tuy nhiên, một số chức năng trước đây do UBTVQH thực hiện nay chuyển sang cho Hội đồng Bầu cử Quốc gia như việc tiếp nhận hồ sơ của các ứng cử viên, hướng dẫn lên danh sách cử tri, đưa ra mẫu phiếu bầu, phối hợp với Mặt trận để hiệp thương...

PV: Tính độc lập của Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ khc phục được những hạn chế lâu nay và đảm bảo khách quan hơn?

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Đúng vậy. Trước đây, từ cơ cấu đại biểu do UBTVQH đưa ra và quyết định, tức 2 trong 1 nhưng nay một bên dự kiến và Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét lại, khi phát hiện dự kiến nào chưa thật hợp lý thì có quyền kiến nghị để điều chỉnh.

Hai người cùng xem một việc như thế rõ ràng khách quan hơn là hai việc do một người làm.

Một điểm nữa là trước đây quan hệ chủ yếu giữa UBTVQH với Uỷ ban Trung ương MTTQVN trong hiệp thương chọn ra ứng cử viên sau 5 bước và 3 lần hiệp thương, thì giờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 bên: UBTVQH, Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Uỷ ban TW MTTQVN. Đầu mối chung là Hội đồng Bầu cử Quốc gia và như thế việc chuẩn bị khách quan, kỹ càng, chặt chẽ hơn.

PV: Để đảm bảo tính khách quan thì cơ cấu người tham gia Hội đồng Bầu cử Quốc gia cũng rất quan trọng, thưa ông?

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Ở một số nước, người trong Hội đồng Bầu cử Quốc gia hoàn toàn không là ứng cử viên.

Trong luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND của chúng ta quy định rõ người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử, còn ở cấp cao hơn như Hội đồng Bầu cử Quốc gia hay Uỷ ban bầu cử thì vẫn được.

Chủ tịch Quốc hội khoá XIII đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia cũng không ra ứng cử nữa nên đảm bảo khách quan.

PV: Được biết Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ tự giải thể sau khi hoàn tất bầu cử chứ không tồn tại cả nhiệm kỳ. Các tình huống và công việc phát sinh như bầu bổ sung đại biểu khuyết sẽ được giải quyết như thế nào?

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Đây là vấn đề quan trọng và khi triển khai quy định trong Hiến pháp thành Luật tổ chức Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND có tính đến.

Lúc đó có phương án là thành lập một cơ quan bầu cử hoạt động thường xuyên, liên tục, tồn tại trong cả nhiệm kỳ để giải quyết những vấn đề đó. Tuy nhiên, nhận thấy trong điều kiện của Việt Nam, việc bầu bổ sung không nhiều nên quy định cơ bầu cử quốc gia tồn tại trong giai đoạn ngắn khi bầu ra Quốc hội mới rồi tự giải tán. Nếu trong quá trình vận hành trong nhiệm kỳ cần bầu cử bổ sung thì lúc đó tổ chức lại Hội đồng.

Chính vì thế, trong quy định ở Luật Tổ chức Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND nói rất rõ về tổng số đại biểu và điều kiện bầu bổ sung. Theo đó, việc bầu bổ sung chỉ tiến hành khi số lượng khuyết nhiều, khoảng 10% và thời gian còn lại của nhiệm kỳ trên 18 tháng với đại biểu Quốc hội và 24 tháng với đại biểu HĐND.

Trong điều kiện Việt Nam và xem xét thực tế từ trước đến nay thì khả năng bầu bổ sung là rất hạn hữu.

PV: Vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo và phản ánh về kết quả bỏ phiếu cũng như gian lận nếu có vẫn thuộc trách nhiệm của Hội đồng?

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Đúng vậy, đây là nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Trong thời gian từ khi bắt đầu công bố ngày bầu cử cho đến khi tổng kết và chuyển giao toàn bộ hồ sơ lại cho Quốc hội khoá mới, Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cơ quan cao nhất giải quyết việc đó.

Sau khi Hội đồng Bầu cử Quốc gia kết thúc sứ mệnh của mình, tự giải thể thì việc giải quyết tiếp theo thuộc trách nhiệm của Quốc hội khoá mới.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người bị chất vấn không được uỷ quyền trả lời thay
Người bị chất vấn không được uỷ quyền trả lời thay

VOV.VN - Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội, HĐND chất vấn.

Người bị chất vấn không được uỷ quyền trả lời thay

Người bị chất vấn không được uỷ quyền trả lời thay

VOV.VN - Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội, HĐND chất vấn.

Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ phải tuyên thệ sau khi được bầu
Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ phải tuyên thệ sau khi được bầu

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ phải tuyên thệ sau khi được bầu

Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ phải tuyên thệ sau khi được bầu

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

Bầu cử Quốc hội khóa XIV vào ngày 22/5/2016
Bầu cử Quốc hội khóa XIV vào ngày 22/5/2016

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành Ngày bầu cử là 22/5/2016- ngày Chủ nhật theo đúng quy định của Luật Bầu cử. 

Bầu cử Quốc hội khóa XIV vào ngày 22/5/2016

Bầu cử Quốc hội khóa XIV vào ngày 22/5/2016

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành Ngày bầu cử là 22/5/2016- ngày Chủ nhật theo đúng quy định của Luật Bầu cử. 

Ông Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử làm Tổng Thư ký Quốc hội
Ông Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử làm Tổng Thư ký Quốc hội

VOV.VN - Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội được đề cử làm Tổng Thư ký Quốc hội.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử làm Tổng Thư ký Quốc hội

Ông Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử làm Tổng Thư ký Quốc hội

VOV.VN - Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội được đề cử làm Tổng Thư ký Quốc hội.