Cần thiết ban hành Luật trưng cầu ý dân

VOV.VN - Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 25/2, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Trung cầu ý dân.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật nêu rõ: Thường trực Ủy ban pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Luật trưng cầu ý dân như trong dự thảo Tờ trình của Hội Luật gia Việt Nam nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013.

“Việc ban hành Luật trưng cầu ý dân sẽ tạo cơ sở pháp lý cho người dân trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí và thực hiện quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bởi từ Hiến pháp năm 1946 đến nay vấn đề trưng cầu ý dân mới được cụ thể hóa thành luật của Quốc hội”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết luận chiều 25/2

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, sự cần thiết ban hành dự án luật này hội tụ đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và thực tiễn nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.

Các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng Dự án Luật trưng cầu ý dân được cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và kinh nghiệm quốc tế về trưng cầu ý dân.

Tuy nhiên, về một số nội dung lớn, nhìn chung ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp luật, cơ quan trình dự án luật và các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn có sự khác nhau.

Điều kiện nào để trưng cầu ý dân?

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị cần có đánh giá tác động về việc ban hành dự án luật và cần cụ thể hóa một số nội dung: Điều kiện gì để đưa ra nội dung trưng cầu ý dân vì việc này khác với lấy ý kiến nhân dân. Nếu không đáp ứng điều kiện thì không được đưa ra trưng cầu mà chỉ lấy ý kiến người dân. Nếu chỉ ghi ghi chung chung thì khó thực hiện”.

Dự thảo Luật trình 2 phương án quy định về những vấn đề đề nghị Quốc hội trưng cầu ý dân. Phương án 1 quy định có tính khái quát, nguyên tắc, còn Phương án 2 liệt kê cụ thể hơn những vấn đề Quốc hội có thể đưa ra trưng cầu ý dân. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, một trong những điều kiện tiên quyết để đưa nội dung ra trưng cầu ý dân là những vấn đề đã lấy ý kiến nhân dân, được Quốc hội bàn kỹ nhưng chưa quyết được.

Nhấn mạnh đây là dự án Luật rất quan trọng, không thể “mơ mơ màng màng”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, trong cuộc sống có nhiều vấn đề cần nghe ý kiến của nhân dân, nhưng cần cấm nội dung đề nghị trưng cầu trái với Hiến pháp, pháp luật hiện hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Nguyễn Kim Khoa thì cho rằng: “Ghi chung quá sẽ không khả thi, khó thực hiện nhưng nếu cụ thể thì không đảm bảo tính linh hoạt. Nhưng về mặt nguyên tắc nên có tiêu chí rõ ràng để các chủ thể có cơ sở đề nghị trưng cầu”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị Luật này phải trả lời được các câu hỏi: Khi nào hay điều kiện để trưng cầu ý dân? Nội dung trưng cầu ý dân là gì? Ai là người đề nghị? Ai là người quyết định nội dung, thời điểm, thời gian? Xử lý kết quả trưng cầu như thế nào?

Theo ông Phùng Quốc Hiển, các câu hỏi trên chưa được được làm rõ; đồng thời nhấn mạnh trưng cầu ý dân phải là vấn đề quốc gia đại sự, vấn đề rất lớn và giá trị pháp lý phải cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, đây là dự án luật rất quan trọng, cơ quan trình dự án cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, gửi xin ý kiến Chính phủ, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, xây dựng báo cáo đánh giá tác động… để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định có trình ra Quốc tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2015) hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”
“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”

VOV.VN -Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm khi thảo luận về quy định liên quan Hội đồng bầu cử Quốc gia.

“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”

“Đừng đơn giản nghĩ không phình biên chế, bài học nhiều rồi”

VOV.VN -Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm khi thảo luận về quy định liên quan Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Cấm dùng tiền lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử
Cấm dùng tiền lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử

VOV.VN - Dự thảo Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định rõ những hành vi bị cấm khi vận động bầu cử.

Cấm dùng tiền lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử

Cấm dùng tiền lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử

VOV.VN - Dự thảo Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định rõ những hành vi bị cấm khi vận động bầu cử.