Đại biểu QH: “Giám sát cứ khen mà không rút ra gì thì đừng lập đoàn“

VOV.VN - Nói về giám sát, Đại biểu Bùi Sỹ Lợi thẳng thắn: “Ta khen nhiều không rút ra được gì thì thà rằng gọi điện khen nhau tốt hơn thành lập đoàn tốn kém”.

Ngày 25/7, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017. Bên cạnh góp ý trực tiếp vào việc lựa chọn các chuyên đề giám sát, không ít ý kiến cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hình thức trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đến các cơ quan của Quốc hội.

Giám sát thực tế chê, báo cáo lại khen

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hoá) – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh, trong chức năng quản lý Nhà nước thì vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra và kiến nghị để xử lý, sửa đổi các chính sách kịp thời rất cần thiết. Tuy nhiên, giám sát cần tập trung những điểm trọng tâm để rút ra được vấn đề sau giám sát, từ sửa đổi, điều chỉnh pháp luật đến xử lý được những sai phạm.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hoá) phát biểu thảo luận về chương trình giám sát của Quốc hội

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, các báo cáo của các địa phương, các ngành về giám sát, thông tin về số liệu báo cáo cho Đoàn giám sát chưa kịp thời và nhiều số liệu thiếu chính xác.

Dẫn ví dụ về giám sát chính sách pháp luật về người có công với cách mạng, ông Lợi cho biết, Quốc hội nắm được nhu cầu của tất cả các hộ gia đình người có công với cách mạng cần phải sửa chữa và xây mới nhà ở theo số liệu báo cáo của địa phương. Nhưng khi ban hành nghị quyết và bắt đầu tổ chức triển khai thực hiện thì số lượng bổ sung tăng gấp hơn 10 lần, có địa phương tăng 47 lần.

“Ở đây đơn giản vì chúng ta phản ánh số liệu không đúng nên khi ra chính sách và thực hiện thì chính sách không đáp ứng được nhu cầu của ngân sách. Tôi thấy việc này phải rút kinh nghiệm”, ông Lợi nói.

Hay từ cuộc giám sát kết quả thực hiện về gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng có địa phương lại trình bày báo cáo kinh tế - xã hội trình HĐND tỉnh, ông Bùi Sỹ Lợi chia sẻ: “Chúng tôi thấy rất buồn. Đi giám sát mà như thế này thì làm sao đánh giá được cái đúng, cái sai và rút ra được bài học gì, trong khi tổ chức đoàn giám sát rất quy mô từ Trung ương xuống địa phương”.

Ngoài ra, theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, sự phối hợp của các cơ quan chức năng và địa phương chưa thực sự tốt. Bởi “đi giám sát mà các Bộ không có lãnh đạo bộ, Vụ trưởng, xuống địa phương cũng có thể có lãnh đạo tỉnh, Giám đốc Sở thì chúng ta giám sát để giải quyết vấn đề gì?”. Do đó, nghị quyết giám sát phải yêu cầu đảm bảo đúng thành phần, cơ cấu thì mới đem lại kết quả và hiệu quả.

Vị đại biểu tỉnh Thanh Hoá cũng chia sẻ: “Tôi cảm tưởng trong các báo cáo giám sát khi đi thực tế chúng ta chê nhiều, thấy nhiều tồn tại nhưng đến báo cáo gửi cho các đại biểu Quốc hội thì khen nhiều, chê ít. Tôi từng nói nếu chúng ta khen nhiều không rút ra được gì thì thà rằng ở trên này gọi điện xuống chúc mừng và khen nhau thì tốt hơn là thành lập đoàn rồi tốn kém”.

Một vấn đề nữa là giám sát chỉ ra khuyết điểm rất ít, không chỉ ra việc sai phạm đó thuộc cơ quan nào, cá nhân nào. Đặc biệt là kết quả tiếp thu, xử lý thì Quốc hội, các cơ quan Quốc hội không đeo bám đến cùng, không báo cáo lại xem thực hiện được đến đâu.

Cần quyết liệt và mạnh mẽ

Đại biểu Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) cũng đề nghị, nội dung giám sát tối cao thì quá trình tổ chức giám sát phải đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, từ Quốc hội đến các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội phải vào cuộc.

Cùng với đó là cần có biện pháp, giải pháp để khắc phục cho được tính hình thức trong hoạt động giám sát. Tính hình thức ở đây thể hiện ở việc thành lập đoàn giám sát như thế nào, đối tượng giám sát ra sao, quá trình làm việc của hoạt động giám sát phải tránh cho được áp lực về mặt thời gian.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) 

Về kết luận giám sát, đại biểu Nguyễn Thái Học nhấn mạnh đó là sản phẩm cuối cùng của hoạt động giám sát thì phải phản ánh được thực trạng tình hình, nếu không thì biện pháp, giải pháp để khắc phục cũng không thể phát huy hiệu quả.

“Cuối cùng, đó là thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong kết luận giám sát. Nhiều khi chúng ta chú trọng đến quá trình giám sát nhưng sau đó kết luận giám sát của Quốc hội được triển khai thực hiện như thế nào?” – đại biểu Học đặt vấn đề.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) nhận thấy rằng hoạt động giám sát của Quốc hội vẫn chưa thật sự quyết liệt và mạnh mẽ để thể hiện hết vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Một số kiến nghị của Quốc hội sau giám sát thì các ngành chức năng, các địa phương giải quyết, xử lý chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Chính vì thế mà cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị, như vấn đề về hàng giả, hàng kém chất lượng, về môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm, khiếu nại tố cáo, ...

“Cử tri đang kỳ vọng vào Quốc hội khóa XIV với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo sẽ giám sát và kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm nhiều hơn nữa những bức xúc chính đáng của cử tri” – bà Nguyễn Thị Kim Bé phản ánh.

Và theo nữ đại biểu đoàn Kiên Giang, để đổi mới hoạt động Quốc hội thì cần đổi mới ngay hoạt động giám sát. Bởi đây là nhiệm vụ rất quan trọng, thể hiện rõ nét vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Giám sát sẽ thúc đẩy sự điều hành hiệu quả của các cơ quan chức năng trong thực thi pháp luật./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trần Đại Quang lần thứ hai tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước
Ông Trần Đại Quang lần thứ hai tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước

VOV.VN - Ngay sau khi được Quốc hội bầu, chiều nay (25/7), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tuyên thệ nhậm chức.

Ông Trần Đại Quang lần thứ hai tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước

Ông Trần Đại Quang lần thứ hai tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước

VOV.VN - Ngay sau khi được Quốc hội bầu, chiều nay (25/7), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tuyên thệ nhậm chức.

"Bộ máy chính quyền chặt chẽ sao vẫn xảy ra nhiều chuyện ai oán”
"Bộ máy chính quyền chặt chẽ sao vẫn xảy ra nhiều chuyện ai oán”

VOV.VN - ĐBQH Bùi Văn Phương nhấn mạnh điều này và và bày tỏ cảm thấy buồn khi báo chí nói “ăn của dân không từ thứ gì” đến “bán không từ thứ gì”.

"Bộ máy chính quyền chặt chẽ sao vẫn xảy ra nhiều chuyện ai oán”

"Bộ máy chính quyền chặt chẽ sao vẫn xảy ra nhiều chuyện ai oán”

VOV.VN - ĐBQH Bùi Văn Phương nhấn mạnh điều này và và bày tỏ cảm thấy buồn khi báo chí nói “ăn của dân không từ thứ gì” đến “bán không từ thứ gì”.

Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa mới
Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa mới

VOV.VN - Chiều 25/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa mới

Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa mới

VOV.VN - Chiều 25/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước
Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước

VOV.VN - Ông Trần Đại Quang đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước

Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước

VOV.VN - Ông Trần Đại Quang đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

“Quốc hội vào cuộc vụ Formosa sẽ tiếp thêm sức mạnh cho Chính phủ”
“Quốc hội vào cuộc vụ Formosa sẽ tiếp thêm sức mạnh cho Chính phủ”

VOV.VN - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh điều này khi đề nghị Quốc hội cần giám sát toàn diện dự án Formosa Hà Tĩnh.

“Quốc hội vào cuộc vụ Formosa sẽ tiếp thêm sức mạnh cho Chính phủ”

“Quốc hội vào cuộc vụ Formosa sẽ tiếp thêm sức mạnh cho Chính phủ”

VOV.VN - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh điều này khi đề nghị Quốc hội cần giám sát toàn diện dự án Formosa Hà Tĩnh.