Đại biểu Quốc hội thảo luận thêm về luật hình sự vào ngày thứ Bảy

VOV.VN - Ngày mai (27/5), đại biểu Quốc hội sẽ có thêm một phiên thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015.

Trước đó, ngày 24/5, Quốc hội đã dành cả ngày làm việc thảo luận về dự án luật này. Tuy nhiên, do còn nhiều đại biểu đăng ký nhưng chưa được phát biểu (hơn 20 đại biểu) ý kiến cũng như một số nội dung còn có ý kiến khác nhau.

Là người nêu đề nghị tăng thời gian thảo luận về dự thảo luật này, trao đổi với phóng viên VOV.VN bên lề Quốc hội, chiều 26/5, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tổ chức thêm một phiên thảo luận về dự thảo luật để các đại biểu đăng ký mà chưa được phát biểu và đại biểu nào quan tâm thì đăng ký dự. Bản thân ông chắc chắn sẽ dự hội nghị ngày mai.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM)

“Việc điều hành của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xuất phát từ nhu cầu cao nhất là sự cần thiết đáp ứng bảo đảm các hoạt động của Quốc hội đạt chất lượng và hiệu quả cao. Hiệu quả đó đo bằng yêu cầu của cuộc sống, nhu cầu của nhân dân và xã hội. Trên tinh thần đó nên việc một số dự kiến chương trình cần phải điều chỉnh thì Uỷ ban TVQH điều chỉnh, có những điểm cần xin ý kiến hoặc có điểm Uỷ ban Thường vụ có quyền quyết. Thực tế trong điều hành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã từng điều chỉnh ở một số nội dung chương trình” – vị đại biểu đoàn TPHCM nói.

Cũng theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, việc bố trí thêm thời gian thảo luận nhằm tạo điều kiện cho đại biểu phát huy trách nhiệm của mình, để khi đại biểu bấm nút thông qua thì đạo luật đã được thảo luận một cách rốt ráo và đó thực sự là sản phẩm lập pháp của đại đa số đại biểu.

Trước đó, tại phiên làm việc toàn thể tại hội trường thảo luận về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng cách bố trí thời gian cho dự thảo luật ở kỳ họp này là không thích hợp vì một khối lượng tài liệu đồ sộ mới được gửi cho đại biểu cuối ngày 22/5 thì đến 24/5 đã phải đăng đàn góp ý. Do đó, đại biểu đề nghị dành thêm một phiên thảo luận về dự án luật trên.

"Xét thấy tầm quan trọng của Bộ luật Hình sự là một trong 4, 5 đạo luật quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia, sau Hiến pháp, tôi mong được lãnh đạo Quốc hội chấp thuận đề nghị này" - đại biểu Nghĩa đề nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý kiến khác nhau về xử lý hình sự vi phạm kinh doanh đa cấp
Ý kiến khác nhau về xử lý hình sự vi phạm kinh doanh đa cấp

VOV.VN - Luật hình sự bổ sung quy định về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp với khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù.

Ý kiến khác nhau về xử lý hình sự vi phạm kinh doanh đa cấp

Ý kiến khác nhau về xử lý hình sự vi phạm kinh doanh đa cấp

VOV.VN - Luật hình sự bổ sung quy định về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp với khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù.

Luật sư tố giác thân chủ: "Tôi phát biểu vì lợi ích của quốc gia”
Luật sư tố giác thân chủ: "Tôi phát biểu vì lợi ích của quốc gia”

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) chia sẻ như vậy trước ý kiến không đồng tình với phát biểu của bà liên quan quy định luật sư tố giác thân chủ.

Luật sư tố giác thân chủ: "Tôi phát biểu vì lợi ích của quốc gia”

Luật sư tố giác thân chủ: "Tôi phát biểu vì lợi ích của quốc gia”

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) chia sẻ như vậy trước ý kiến không đồng tình với phát biểu của bà liên quan quy định luật sư tố giác thân chủ.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về mở rộng xử lý hình sự trẻ em
Đại biểu Quốc hội tranh luận về mở rộng xử lý hình sự trẻ em

VOV.VN -Bên cạnh nhiều ý kiến không ủng hộ mở rộng phạm vi xử lý hình sự với trẻ từ 14-16 tuổi thì không ít quan điểm cho rằng cần có quy định để răn đe.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về mở rộng xử lý hình sự trẻ em

Đại biểu Quốc hội tranh luận về mở rộng xử lý hình sự trẻ em

VOV.VN -Bên cạnh nhiều ý kiến không ủng hộ mở rộng phạm vi xử lý hình sự với trẻ từ 14-16 tuổi thì không ít quan điểm cho rằng cần có quy định để răn đe.