Hà Nội không đưa vào danh sách bầu cử những người tham vọng quyền lực

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa qua ban hành Hướng dẫn số 06-HD/BTGTU, triển khai tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Theo đó, công tác tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; phân tích, làm rõ bối cảnh, tình hình đất nước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử; học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước mới được ban hành; công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đặt ra khi chúng ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bên cạnh việc tuyên truyền nội dung các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021..., tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở các kỳ bầu cử trước và tại Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI). Đặc biệt làm rõ một số điểm mới như: Giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng; lãnh đạo bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, đặc biệt coi trọng chất lượng đại biểu; giảm hợp lý số đại biểu công tác tại cơ quan hành chính, tăng số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Luật Bầu cử; bổ sung tỷ lệ hợp lý đại biểu đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; phát huy quyền làm chủ của nhân dân không chỉ trong việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND mà còn trong công tác bầu cử.

Tuyên truyền đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và Quốc hội, HĐND nói riêng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của HĐND các cấp. Thành tựu của Quốc hội và HĐND qua các thời kỳ, đặc biệt là những đổi mới của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của HĐND trong việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Vai trò, trách nhiệm của Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2021 và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI; Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Giới thiệu những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND lần này, đó là những điều chỉnh, bổ sung cụ thể về bộ máy thực hiện công tác bầu cử từ trung ương đến địa phương; quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị phụ trách bầu cử; quy trình đề cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do trung ương giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người tự ứng cử; việc tuyên truyền vận động bầu cử, giải quyết khiếu nại tố cáo... Nội dung của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015; làm rõ những điểm mới được bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và tình hình mới...

Tuyên truyền quyền bầu cử và ứng cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong công tác bầu cử; các hoạt động trong quá trình tiếp xúc cử tri; các quy định về trình tự, thể thức bầu cử... Công tác chuẩn bị bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính bảo đảm thành công cho cuộc bầu cử; các phương án chủ động ứng phó với những tình huống thiên tai diễn ra trong thời gian tiến hành bầu cử. Kết quả giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ nội bộ ta của các thế lực thù địch. Phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp về công tác bầu cử; quá trình diễn ra và kết quả bầu cử ở các quận, huyện, thị uỷ; các phường, xã thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, nơi đặt tổ bầu cử. Tuyên truyền về sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân đối với cuộc bầu cử; kết quả phong trào thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử, biểu dương kịp thời những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là địa bàn khó khăn, xa trung tâm, có đông đồng bào dân tộc thiếu số, đồng bào tôn giáo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thẩm tra ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XIV phải công bằng
Thẩm tra ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XIV phải công bằng

VOV.VN - Để đảm bảo chất lượng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XIV, công việc đầu tiên là cần đảm bảo quy trình thẩm tra, duyệt hồ sơ chặt chẽ.

Thẩm tra ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XIV phải công bằng

Thẩm tra ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XIV phải công bằng

VOV.VN - Để đảm bảo chất lượng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XIV, công việc đầu tiên là cần đảm bảo quy trình thẩm tra, duyệt hồ sơ chặt chẽ.

Việt Nam mới có 4 nữ Chủ tịch HĐND tỉnh
Việt Nam mới có 4 nữ Chủ tịch HĐND tỉnh

VOV.VN -Thực trạng này cho thấy, con đường đạt tỷ lệ 35% nữ đại biểu Quốc hội còn nhiều rào cản.

Việt Nam mới có 4 nữ Chủ tịch HĐND tỉnh

Việt Nam mới có 4 nữ Chủ tịch HĐND tỉnh

VOV.VN -Thực trạng này cho thấy, con đường đạt tỷ lệ 35% nữ đại biểu Quốc hội còn nhiều rào cản.

Tăng tỷ lệ nữ trong cơ quan dân cử
Tăng tỷ lệ nữ trong cơ quan dân cử

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII là 24,4%, cho thấy sự sụt giảm đáng kể, thấp nhất trong bốn nhiệm kỳ gần đây. 

Tăng tỷ lệ nữ trong cơ quan dân cử

Tăng tỷ lệ nữ trong cơ quan dân cử

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII là 24,4%, cho thấy sự sụt giảm đáng kể, thấp nhất trong bốn nhiệm kỳ gần đây.