Hình ảnh: Nhiều vấn đề “nóng” trong ngày đầu chất vấn tại Quốc hội

VOV.VN - Trong ngày đầu tiên của phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, 2 Bộ trưởng NN&PTNT và VHTTDL đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu QH.

Sáng 13/6 đã diễn ra lễ khai mạc phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV. Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu, các thành viên Chính phủ trả lời thẳng thắn, không né tránh và đặc biệt là phải xác định rõ trách nhiệm, hướng khắc phục, giải pháp thời gian tới để Quốc hội theo dõi giám sát việc thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn. Nội dung chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT tập trung vào giải pháp đột phá và lộ trình thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong thời gian tới; Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển nông nghiệp bền vững; Công tác bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, quản lý các hoạt động khai thác thủy sản.

Đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) đặt câu hỏi căn cứ vào đâu Bộ NN&PTNT quy hoạch ngành chăn nuôi với tổng đàn lợn năm 2015 là 32 triệu con. Nhưng năm 2015 mới đạt 27 triệu, 2016 mới đạt 29 triệu con, thấp hơn nhiều so với quy hoạch mà thị trường đã dư thừa, giá cả xuống, thua lỗ nặng.

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) đặt câu hỏi đầu tiên: Việc triển khai gói tín dụng ưu đãi rất khó khăn, các HTX khó tiếp cận được vốn? Bộ trưởng có kế hoạch gì để tháo gỡ. Bộ trưởng có đề xuất gì để giải bài toán được mùa mất giá?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng trong 8 giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp thì chủ yếu chỉ có đẩy mạnh, rà soát, tăng cường...
"Đây có phải là giải pháp? Liệu có thể coi câu chữ đó là giải pháp? Liệu người nông dân ngoài việc phụ thuộc vào "ông trời" thứ nhất là thời tiết, sẽ không bị phụ thuộc vào "ông trời" thứ hai là giá cá lên xuống đỏng đảnh?", bà Thúy đặt câu hỏi.

Trả lời đại biểu Ngọc Hạnh về gói tín dụng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết ngành nông nghiệp có mục tiêu nòng cốt là đưa công nghệ cao vào và Thủ tướng xác định cần gói 100.000 tỉ đồng để thúc đẩy.
"Sau khi có chủ trương này, ngành nông nghiệp đã phối hợp với Ngân hàng nhà nước triển khai tinh thần này. Bộ đã hình thành các bộ tiêu chí đánh giá để hướng vào những phân khúc sản xuất mà có thị trường tiềm năng", Bộ trưởng nói. "Hiện nay Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo 8 ngân hàng thương mại với 120.000 tỉ đưa vào gói này. Đã giải ngân được trên 30.000 tỉ cho các dự án, cho các khu vực sản xuất... ".

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) về việc quy hoạch đàn lợn, dẫn đến thừa thịt lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất là tăng trưởng quá nhanh, riêng thịt đã tăng từ 3,4 lên 5,6 triệu tấn, sữa tăng 15 lần trong 10 năm qua. Thứ hai là tổ chức ngành hàng chưa tốt, có tới 3 triệu hộ chăn nuôi, vẫn phải duy trì vì nông dân không chăn nuôi thì không biết làm gì. Nhưng cần phải co lại để tổ chức tốt hơn. 

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh được yêu cầu "chia lửa" trong câu chuyện "giải cứu thịt heo". Bộ trưởng Tuấn Anh nói: Quy hoạch phải gắn theo nhu cầu thị trường.

Đại biểu Đặng Hoài Tân (Bình Định) đặt vấn đề: Nhiều tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi mới đóng, ra khơi được một vài chuyến đã hỏng, có những tàu phải nằm bờ, để lại nhiều hệ lụy xấu, đặc biệt nghiêm trọng là ảnh hưởng đến chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. "Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

Với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) về việc "thuỷ, hải sản xuất khẩu bị trả lại thì có đem bán cho thị trường trong nước không", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời: Khâu xuất khẩu thì chúng ta phải giám sát chặt chẽ. "Vừa qua tỷ lệ hàng đã xuất đi bị trả lại là rất ít. Các thị trường của chúng ta họ đều yêu cầu rất khắt khe. Thế còn xuất khẩu bị trả lại về nguyên tắc chung là không cho bán thị trường trong nước", Bộ trưởng khẳng định.

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) quan tâm đến vấn đề quy hoạch, gắn với thị trường và quy mô dân số, cho rằng quy hoạch phải có tính giao thoa giữa quy hoạch ngành với quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương.
Nếu không làm tốt vấn đề này thì không thể có quy hoạch chuẩn, hướng dẫn người dân sản xuất, chăn nuôi. Vừa rồi thảo luận dự án Luật Quy hoạch cũng vậy, chúng tôi chưa thấy rõ vai trò của quy hoạch ngành. Tôi và đông đảo cử tri đề nghị Bộ trưởng quan tâm thích đáng đến vấn đề này và có giải pháp".

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được yêu cầu giải trình thêm về một số vấn đề: tiêu thụ nông sản, sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp... Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân của việc ngành nông nghiệp thời gian qua sức cạnh tranh còn thấp là chất lượng quy hoạch, sản xuất không gắn với nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm lớn như cà phê, hồ tiêu đều vượt nhu cầu thị trường rất lớn. "Quy hoạch không đúng thực tế, không phù hợp với thị trường, nhưng điều chỉnh quy hoạch lại chậm, không kịp thời. Tình trạng đầu tư vượt quy hoạch, ngoài quy hoạch diễn ra khá phổ biến, ví dụ như cây cao su vượt quy hoạch hàng chục ngàn ha", Phó Thủ tướng nói. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Là thành viên thứ 2 của Chính phủ đăng đàn tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 3, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã mở đầu phất trả lời chất vấn của mình bằng việc nhận trách nhiệm về sự cố xảy ra tại Cục nghệ thuật biểu diễn và Tổng cục Du lịch vừa qua.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu tình trạng hướng dẫn viên du lịch "chui" làm giảm vẻ đẹp văn hóa, làm hụt nguồn thu của nhà nước, di tích lịch sử xuống cấp, nghệ thuật truyền thống phai nhạt dần trong thế hệ trẻ và đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của mình và giải pháp.

Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) nêu việc Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói đến hạn chế của hoạt động văn hóa đều xoay quanh năng lực của cán bộ công chức nhưng trong các giải pháp lại không nêu việc giải quyết hạn chế đó, tức là thanh lọc cán bộ, con người?".

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) đặt câu hỏi khi nào phê duyệt du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hiện đang quá chậm.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị bộ trưởng cho biết quy hoạch du lịch Sơn Trà dựa theo tiêu chí nào. "Đâu là căn cứ đưa ra quy hoạch cho 1.600ha đất của khu vực này?"

Đại biểu Nguyễn Cao Nhất (Bình Định) hỏi giải pháp nào để Bộ VH, TT&DL thực sự trở thành nhạc trưởng cho du lịch cả nước?

Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) nói có cảm giác hoạt động của bộ chủ yếu là "cho phép", "cấp phép", từ nghệ thuật biểu diễn đến điện ảnh...
"Phải chăng vì vậy mà cơ quan quản lý của bộ đã làm những việc không cần làm, ví dụ như cấp phép cho cả bài Quốc ca vừa rồi? Bộ trưởng làm gì để khắc phục?"

Đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) đề cập việc văn hóa dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một lớn do làn sóng văn hóa ngoại lai.
"Thế hệ trẻ ít sử dụng tiếng dân tộc, không coi trọng văn hóa dân gian. Bộ trưởng sẽ đề xuất với Chính phủ giải pháp gì để bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số?"

Trả lời câu hỏi về quy hoạch du lịch Sơn Trà của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), ông Thiện cho biết cơ sở lập quy hoạch là nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, trong đó có nêu TP Đà Nẵng phối hợp với Bộ Quốc phòng quy hoạch một số khu vực để phát triển, trong đó có Sơn Trà.
Thủ tướng cũng xác định bán đảo Sơn Trà là một trong 47 địa điểm phát triển mạnh về du lịch. Căn cứ vào đó thì Bộ đã lập quy hoạch.
Bộ trưởng khẳng định việc lập và trình quy hoạch Sơn Trà là theo thẩm quyền và quy định của pháp luật”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình thêm về quy hoạch bán đảo Sơn Trà. Theo ông Đam, Chính phủ và Thủ tướng luôn thống nhất quan điểm về phát triển bền vững, khi các yếu tố bền vững chưa được đảm bảo thì chờ đủ điều kiện rồi hãy làm. Ông nói bảo tồn thì không cực đoan là đóng khung lại, bảo tồn tốt thì đó là tài nguyên du lịch, hỗ trợ lẫn nhau. Đóng góp của Sơn Trà trong tổng thể du lịch cả nước, theo ông Đam, là rất nhỏ. Việc phát triển Sơn Trà phải được sự đồng thuận của nhân dân Đà Nẵng, Chính phủ yêu cầu UBND Đà Nẵng phải làm việc với Hiệp hội du lịch Đà Nẵng để bàn tất cả các vấn đề thấu đáo.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: Thành viên Chính phủ trả lời thẳng thắn, không né tránh
Chủ tịch Quốc hội: Thành viên Chính phủ trả lời thẳng thắn, không né tránh

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời thẳng thắn, không né tránh, đặc biệt phải xác định rõ trách nhiệm, hướng khắc phục.

Chủ tịch Quốc hội: Thành viên Chính phủ trả lời thẳng thắn, không né tránh

Chủ tịch Quốc hội: Thành viên Chính phủ trả lời thẳng thắn, không né tránh

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời thẳng thắn, không né tránh, đặc biệt phải xác định rõ trách nhiệm, hướng khắc phục.

Cử tri “chấm điểm” phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN&PTNT
Cử tri “chấm điểm” phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN&PTNT

VOV.VN - Về cơ bản, Bộ trưởng NN&PTNT đã thâu tóm được vấn đề nhưng giải pháp Bộ trưởng đưa ra còn chưa cụ thể

Cử tri “chấm điểm” phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN&PTNT

Cử tri “chấm điểm” phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN&PTNT

VOV.VN - Về cơ bản, Bộ trưởng NN&PTNT đã thâu tóm được vấn đề nhưng giải pháp Bộ trưởng đưa ra còn chưa cụ thể

Chủ tịch Quốc hội: "Bộ trưởng Nông nghiệp dám đương đầu, chịu khó xông pha"
Chủ tịch Quốc hội: "Bộ trưởng Nông nghiệp dám đương đầu, chịu khó xông pha"

VOV.VN - Phát biểu kết luận phần chất vấn "tư lệnh" ngành nông nghiệp chiều 13/6, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, Bộ trưởng Cường dám đương đầu, chịu khó xông pha.

Chủ tịch Quốc hội: "Bộ trưởng Nông nghiệp dám đương đầu, chịu khó xông pha"

Chủ tịch Quốc hội: "Bộ trưởng Nông nghiệp dám đương đầu, chịu khó xông pha"

VOV.VN - Phát biểu kết luận phần chất vấn "tư lệnh" ngành nông nghiệp chiều 13/6, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, Bộ trưởng Cường dám đương đầu, chịu khó xông pha.

Thủ tướng sẽ không trả lời chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 3
Thủ tướng sẽ không trả lời chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 3

VOV.VN - Theo chương trình điều chỉnh, phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình sẽ kéo dài từ 14h đến 16h45 chiều 15/6.

Thủ tướng sẽ không trả lời chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 3

Thủ tướng sẽ không trả lời chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 3

VOV.VN - Theo chương trình điều chỉnh, phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình sẽ kéo dài từ 14h đến 16h45 chiều 15/6.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL trả lời chất vấn trước Quốc hội
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - Chiều nay (13/6), Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL trả lời chất vấn trước Quốc hội

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - Chiều nay (13/6), Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng VHTTDL nhận trách nhiệm về “những cái sai nghiệp vụ sơ đẳng“
Bộ trưởng VHTTDL nhận trách nhiệm về “những cái sai nghiệp vụ sơ đẳng“

VOV.VN - "Dù là lý do gì thì cũng là điều đáng tiếc. Là Bộ trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm của người đứng đầu với những sự việc vừa qua" 

Bộ trưởng VHTTDL nhận trách nhiệm về “những cái sai nghiệp vụ sơ đẳng“

Bộ trưởng VHTTDL nhận trách nhiệm về “những cái sai nghiệp vụ sơ đẳng“

VOV.VN - "Dù là lý do gì thì cũng là điều đáng tiếc. Là Bộ trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm của người đứng đầu với những sự việc vừa qua"