IPU 132: Tìm mô hình Tổng thư ký cho Quốc hội Việt Nam

VOV.VN - Quốc hội Việt Nam mong muốn thông qua các phiên họp để có thể tìm kiếm được mô hình giúp việc cho Quốc hội hiệu quả hơn.

Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới IPU-132 đã diễn ra 4 phiên họp của Hiệp hội các Tổng thư ký Nghị viện (ASGP).

Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: Quốc hội Việt Nam mong muốn thông qua ASGP có thể tìm kiếm được mô hình giúp việc cho Quốc hội hiệu quả hơn.

PV: Thưa ông, tại hội nghị ASGP lần này, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đã đề xuất chủ đề thảo luận chung là “Tìm kiếm mô hình cơ quan giúp việc Nghị viện hiệu quả”. Ông có thể cho biết lý do tại sao chúng ta lại chọn đề xuất này đưa vào chương trình Nghị sự?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Đây là việc Văn phòng Quốc hội Việt Nam tham mưu lựa chọn mô hình giúp việc cho Quốc hội hiệu quả.

 Ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời phỏng vấn Đài TNVN
Thực hiện Hiến pháp 2013 có sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, trong đó có đưa ra mô hình mới là Tổng thư ký Quốc hội. Mô hình này ghi rõ có Tổng thư ký và các ban giúp việc cho Tổng thư ký. Tổng thư ký đồng thời là Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội.

Bây giờ làm sao cho chức năng nhiệm vụ của Tổng Thư ký, Ban Thư ký và Văn phòng Quốc hội không trùng lặp nhau. Chúng ta làm sao để phát huy vai trò Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và vai trò Ban thư ký để phục vụ tốt cho thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Khi Việt Nam đăng cai Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới IPU 132, chúng tôi thấy rằng, đây là cơ hội chúng ta đề xuất mô hình để tìm hiểu, học tập các mô hình trên thế giới. Tại hội nghị này có 170 nước thành viên chúng ta có cơ hội tiếp xúc, trao đổi với các tổng thư ký. Đây chính là cơ hội cho chúng ta.

PV: Ông đánh giá như thế nào về chia sẻ của Tổng thư ký các nước về nội dung này?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Đây là chủ đề hay, nhận được quan tâm của đồng nghiệp. Chúng tôi cũng tham khảo hai mô hình của Anh và Pháp với việc tồn tại Tổng thư ký và Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội. Tuy nhiên, hai cơ quan này lại phối hợp không chặt chẽ nên ảnh hưởng đến công việc.

Có những nước chỉ có một mô hình như Đức thì có tính hiệu quả, thống nhất hơn. Tuy nhiên, với khối lượng công việc quá lớn, đòi hỏi bộ máy chuyên môn, bộ máy giúp việc phải thật sự hiệu quả. Rất nhiều mô hình Tổng thư ký trên thế giới, tuy nhiên mỗi mô hình lại phụ thuộc thể chế chính trị mỗi nước.

Có thể mô hình này phù thuộc với nước này nhưng có thể không hợp nước khác. Cái chung nhất là bộ máy này phải chuyên nghiệp, thực sự làm việc chứ không phải hình thức và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, đồng thời con người của bộ máy đòi hỏi phải có đạo đức nghề nghiệp mới đáp ứng được.

PV: Theo ông, có cơ sở nào để có thể tìm ra mô hình chung cho cơ quan giúp việc cho Nghị viện hay không? Và từ phiên thảo luận này, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm gì từ mô hình Tổng thư ký Nghị viện từ các nước?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Các Tổng thư ký cùng thảo luận và thấy rằng, cần thiết trong cái riêng mỗi nước cần có nguyên tắc chung. Nhiều Tổng thư ký cho rằng, đây là cơ quan làm việc, đảm bảo thời gian và có sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Các vấn đề này là những điểm quan trọng của Ban thư ký. Ví dụ, mô hình của Iran đánh giá cao vai trò của Ban thư ký.

Ban thư ký quyết định chất lượng công việc, quyết định hiệu quả công việc và Ban thư ký do Chủ tịch Quốc hội quyết định. Chúng tôi vừa nghe ý kiến của các đồng nghiệp thấy tương đồng với Luật mới của chúng ta về mô hình Tổng thư ký của Quốc hội Việt Nam.

Chúng tôi tiếp tục đề nghị với các Tổng thư ký giúp đỡ Việt Nam những tài liệu liên quan đến hệ thống tổ chức của Tổng thư ký các nước để có thêm thông tin, giúp Văn phòng Quốc hôi Việt Nam khi đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nhằm quyết định mô hình phù hợp với Việt Nam, nâng cao tính hiệu quả chuyên nghiệp của Văn phòng Quốc hội.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IPU thông qua dự thảo Nghị quyết quản trị nguồn nước
IPU thông qua dự thảo Nghị quyết quản trị nguồn nước

VOV.VN - Dự thảo nghị quyết  nhắc lạị việc thiết lập các hệ thống quản trị nước tốt, xây dựng một thế giới đảm bảo an ninh nguồn nước cho mọi người. 

IPU thông qua dự thảo Nghị quyết quản trị nguồn nước

IPU thông qua dự thảo Nghị quyết quản trị nguồn nước

VOV.VN - Dự thảo nghị quyết  nhắc lạị việc thiết lập các hệ thống quản trị nước tốt, xây dựng một thế giới đảm bảo an ninh nguồn nước cho mọi người. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước IPU 132
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước IPU 132

VOV.VN - Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng đại biểu của 166 Nghị viện và các vị khách quý tham dự IPU 132 tại Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước IPU 132

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước IPU 132

VOV.VN - Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng đại biểu của 166 Nghị viện và các vị khách quý tham dự IPU 132 tại Thủ đô Hà Nội.

Nghị sĩ IPU: “Tôi sẽ đưa cả gia đình sang Việt Nam du lịch”
Nghị sĩ IPU: “Tôi sẽ đưa cả gia đình sang Việt Nam du lịch”

VOV.VN-Bà Hon. Rosaline J. Smith, nghị sĩ Sierra Leone mong muốn đưa cả gia đình sang Việt Nam du lịch vào kì nghỉ tới.

Nghị sĩ IPU: “Tôi sẽ đưa cả gia đình sang Việt Nam du lịch”

Nghị sĩ IPU: “Tôi sẽ đưa cả gia đình sang Việt Nam du lịch”

VOV.VN-Bà Hon. Rosaline J. Smith, nghị sĩ Sierra Leone mong muốn đưa cả gia đình sang Việt Nam du lịch vào kì nghỉ tới.

Đại hội đồng IPU thông qua Nghị quyết về chống khủng bố
Đại hội đồng IPU thông qua Nghị quyết về chống khủng bố

VOV.VN - Nghị quyết bày tỏ quan ngại sâu sắc vì chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.

Đại hội đồng IPU thông qua Nghị quyết về chống khủng bố

Đại hội đồng IPU thông qua Nghị quyết về chống khủng bố

VOV.VN - Nghị quyết bày tỏ quan ngại sâu sắc vì chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.