“Nhiều đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm phải nghỉ là điều đáng tiếc”

VOV.VN - Đặc điểm hoạt động Quốc hội phải một hai nhiệm kỳ mới có kinh nghiệm. Quy định đến tuổi phải nghỉ thì Quốc hội lãng phí chất xám.

Được biết đến với những phát biểu mạnh mẽ, thẳng thắn và sâu sắc trên nghị trường đại biểu Trần Ngọc Vinh – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc bầu các đại biểu mới sau mỗi khoá là cần thiết, nhưng đặc điểm hoạt động Quốc hội cần người càng có kinh nghiệm càng tốt và điều này chỉ có được khi hoạt động một đến hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, do đến tuổi, mặc dù vẫn đủ sức khoẻ, minh mẫn và nhiệt huyết nhưng nhiều đại biểu vẫn phải nghỉ là sự lãng phí chất xám của Quốc hội.

PV: Được biết Kỳ họp 11 đại biểu sẽ nghỉ công tác Quốc hội. Trải qua hai khoá là người dại diện cho cử tri, còn điều gì mà ông tâm tư?

ĐBQH Trần Ngọc Vinh: Có thể nói Quốc hội khoá  XIII có sự tiếp thu và phát huy mặt tốt của nhiệm kỳ trước, cải tiến rất nhiều trong hoạt động của mình, thể hiện ở chức năng xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất  nước và giám sát tối cao.

Kiểm điểm lại 3 chức năng này thì báo cáo tổng kết công tác Quốc hội khoá XIII đã chỉ ra mặt làm được và tôi đánh giá cao báo cáo nêu lên những mặt tồn tại, hạn chế; rút ra bài học kinh nghiệm để nhiệm kỳ XIV và các khoá tiếp theo làm tốt hơn.

Hoạt động của Quốc hội thì chất lượng đại biểu là quan trọng nhất. Ta hiện nay còn nặng về cơ cấu. Đồng ý ta cần cơ cấu nhưng phải đặt lên hàng đầu chất lượng đại biểu, tức là người có tâm, có tầm, có tri thức, bản lĩnh vì quyền lợi của người dân, mang tiếng nói của dân đến Quốc hội.

Đây là lĩnh vực hoạch định chính sách vĩ mô nên đại biểu phải nắm tương đối toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội, đời sống an sinh, để từ đó có ý kiến với Đảng, Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh

PV: Ông có suy nghĩ gì khi có đánh giá kỹ năng hoạt động của một số đại biểu còn hạn chế, chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến tại kỳ họp Quốc hội?

ĐBQH Trần Ngọc Vinh: Tôi thấy đúng nhưng chưa chuẩn. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao không phát biểu ở nghị trường nhưng phát biểu ở hội nghị khác. Nhưng có đại biểu ít tham gia ý kiến cả ở các hội nghị và nghị trường.

Những người này có thể do không đủ thông tin và trình độ phát biểu, không có bản lĩnh nên sợ đụng chạm hay vì là cấp thấp nên “nhìn trước nhìn sau”, kể cả trong đoàn đại biểu nên ngại bộc lộ ý kiến.

Hơn nữa một đại biểu gánh quá nhiều cơ cấu như là nữ, trẻ tuổi, ngoài Đảng thì chọn làm sao được đủ đại biểu đủ trình độ năng lực, bản lĩnh để vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

PV: Nhưng lâu nay nhiều ý kiến khẳng định ở mỗi cơ cấu đều có nhiều người tài - đức. Vậy vì sao cử tri lại không lựa chọn được đủ người có trình độ năng lực và bản lĩnh?

ĐBQH Trần Ngọc Vinh: Cơ cấu là cần thiết nhưng ở mỗi cơ cấu chưa chọn được vì phạm vi chọn còn hẹp. Ví dụ chức danh kết hợp các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị xã hội... rất rộng nhưng chỉ có 1 chỉ tiêu và ta cũng chỉ giới thiệu được từ 1 đến 2 người thôi chứ có nhiều đâu.

Cho nên phải thực sự cạnh tranh, mà theo tôi nên khuyến khích được người tự ra ứng cử. Điều này thể hiện dân chủ theo đúng tinh thần Hiến pháp, người có tâm và tài muốn phục vụ đất nước chứ còn người vào Quốc hội với ý định đánh bóng mình hay cái gì đó là khác. Nhân dân tinh lắm, người ta nhìn là thấy được ngay.

PV: Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu, thưa ông?

ĐBQH Trần Ngọc Vinh: Với đại biểu thì có hai mặt: Trước hết bản thân phải có trình độ năng lực và bản lĩnh, có kỹ năng giám sát, phát biểu. Thứ hai là có cơ chế tạo điều kiện cho đại biểu hoạt động tốt hơn, người ta không bị ảnh hưởng gì, hành động không bị chi phối.

Thêm nữa là cơ quan giúp việc cho đại biểu. Một đại biểu nắm bắt rất nhiều ngành mà không có đội ngũ chuyên viên theo dõi, làm tốt mảng đấy thì đại biểu làm thế nào!

Quốc hội của chúng ta còn lãng phí nhân tài. Có người hoạt động hai, ba khoá có kinh nghiệm thì đến tuổi là nghỉ, như thế rất phí chất xám.

Đồng ý đưa đại biểu mới vào là cần thiết nhưng đặc điểm hoạt động Quốc hội khác ngành khác, ở đây càng có kinh nghiệm càng tốt, miễn sao đảm bảo sức khoẻ, minh mẫn và nhiệt huyết. Tôi thấy một số đồng chí có kinh nghiệm đến tuổi phải nghỉ thì đây là điều đáng tiếc.

PV: Xin cảm ơn đại biểu!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Bí thư, Chủ tịch TP Đà Nẵng không ứng cử ĐBQH khóa XIV?
Vì sao Bí thư, Chủ tịch TP Đà Nẵng không ứng cử ĐBQH khóa XIV?

VOV.VN - Việc 3 cán bộ chủ chốt của Đà Nẵng không ứng cử Đại biểu Quốc hội không ảnh hưởng đến “sức mạnh” của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Khóa XIV.

Vì sao Bí thư, Chủ tịch TP Đà Nẵng không ứng cử ĐBQH khóa XIV?

Vì sao Bí thư, Chủ tịch TP Đà Nẵng không ứng cử ĐBQH khóa XIV?

VOV.VN - Việc 3 cán bộ chủ chốt của Đà Nẵng không ứng cử Đại biểu Quốc hội không ảnh hưởng đến “sức mạnh” của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Khóa XIV.

Chủ tịch nước chưa yêu cầu Chính phủ họp bàn vì thiếu cơ chế
Chủ tịch nước chưa yêu cầu Chính phủ họp bàn vì thiếu cơ chế

VOV.VN - Chủ tịch nước chưa thực hiện quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn những vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết, theo quy định của Hiến pháp.

Chủ tịch nước chưa yêu cầu Chính phủ họp bàn vì thiếu cơ chế

Chủ tịch nước chưa yêu cầu Chính phủ họp bàn vì thiếu cơ chế

VOV.VN - Chủ tịch nước chưa thực hiện quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn những vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết, theo quy định của Hiến pháp.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước vào ngày 2/4, bầu Thủ tướng vào ngày 7/4
Quốc hội bầu Chủ tịch nước vào ngày 2/4, bầu Thủ tướng vào ngày 7/4

VOV.VN - Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TANDTC sẽ tuyên thệ sau khi được bầu tại Kỳ họp 11, Quốc hội khoá XIII.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước vào ngày 2/4, bầu Thủ tướng vào ngày 7/4

Quốc hội bầu Chủ tịch nước vào ngày 2/4, bầu Thủ tướng vào ngày 7/4

VOV.VN - Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TANDTC sẽ tuyên thệ sau khi được bầu tại Kỳ họp 11, Quốc hội khoá XIII.

Đại biểu Dương Trung Quốc: “Dân vào cuộc thì Quốc hội mới mạnh”
Đại biểu Dương Trung Quốc: “Dân vào cuộc thì Quốc hội mới mạnh”

VOV.VN - Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, người dân phải quan tâm, vào cuộc, từ bầu cử cho tới giám sát thì thành quả Quốc hội mới vào đời sống.

Đại biểu Dương Trung Quốc: “Dân vào cuộc thì Quốc hội mới mạnh”

Đại biểu Dương Trung Quốc: “Dân vào cuộc thì Quốc hội mới mạnh”

VOV.VN - Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, người dân phải quan tâm, vào cuộc, từ bầu cử cho tới giám sát thì thành quả Quốc hội mới vào đời sống.

Quốc hội nhận trách nhiệm về những tồn tại của đất nước
Quốc hội nhận trách nhiệm về những tồn tại của đất nước

VOV.VN - Bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội cũng nhận rõ phần trách nhiệm đối với những tồn tại, yếu kém của đất nước.

Quốc hội nhận trách nhiệm về những tồn tại của đất nước

Quốc hội nhận trách nhiệm về những tồn tại của đất nước

VOV.VN - Bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội cũng nhận rõ phần trách nhiệm đối với những tồn tại, yếu kém của đất nước.