“Những nghi ngờ của dư luận về lợi ích nhóm, sân sau là có căn cứ“

VOV.VN - Theo Uỷ ban Tư pháp của QH, qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTƯ cho thấy, những nghi ngờ của dư luận cử tri về lợi ích nhóm, sân sau là có căn cứ

Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị điều này khi thẩm tra báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2017, được trình bày trước Quốc hội sáng nay (6/11).

Chủ nhiệm Lê Thị Nga cho biết, Uỷ ban Tư pháp đồng tình với đánh giá của Chính phủ về những kết quả đã đạt được trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Đặc biệt là dưới sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Chủ nhiệm UBTP của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo trước Quốc hội sáng 6/11

Vi phạm công khai, minh bạch

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, số lượng các vụ án khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử còn chưa tương xứng với thực trạng tham nhũng; tỷ lệ thu hồi tài sản vẫn còn thấp; vẫn còn đối tượng phạm tội tham nhũng, kinh tế bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý, gây bức xúc trong dư luận.

Tình trạng không công khai, lạm dụng yêu cầu bảo mật thông tin để không công khai hoặc có công khai nhưng nội dung không cụ thể, thiếu minh bạch, công khai trong phạm vi hẹp, chậm công khai theo quy định của pháp luật, nhất là kết luận thanh tra, công tác tổ chức cán bộ, tài chính công, tài sản công, đấu thầu, công tác quy hoạch, lập dự án theo quy định của pháp luật... còn diễn ra khá phổ biến.

“Nhiều ý kiến cho rằng thời gian qua, trong khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng công khai thường xuyên, đúng thời hạn các kết luận kiểm tra và nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao thì việc công khai kết luận của cơ quan thanh tra còn chậm, cá biệt một số nội dung kết luận thanh tra chưa nhận được sự đồng tình của cả đối tượng bị thanh tra và dư luận” – báo cáo thẩm tra nêu rõ và đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

Cũng theo bà Lê Thị Nga, một số trường hợp việc chuyển đổi vị trí công tác, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ còn thiếu minh bạch, có biểu hiện tiêu cực, “chạy chức, chạy quyền”; có trường hợp điều động, bổ nhiệm cán bộ thiếu nhiều điều kiện, tiêu chuẩn, bố trí người thân trong gia đình vào vị trí vi phạm pháp luật PCTN; có trường hợp bổ nhiệm cả cán bộ có trách nhiệm trong việc làm thua lỗ, thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước … Thực tế này đang gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân về công tác PCTN. 

Cùng với đó là việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn bị xem nhẹ và chưa tương xứng với số vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử thời gian qua (theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2017 chỉ có 39 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng bị xử lý).

Một số cán bộ, công chức có dấu hiệu tiếp tay cho doanh nghiệp

Về tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, Uỷ ban Tư pháp tán thành với đánh giá rất nghiêm túc của Chính phủ về những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác PCTN và cho rằng, hiện nay việc thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng còn chưa nghiêm.

Ý thức, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; việc nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ trong quá trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn, “một bộ phận cán bộ chính quyền còn hành động gây tai tiếng cho bộ máy do tham nhũng, lợi ích nhóm”.

“Một số cán bộ, công chức còn có dấu hiệu tiếp tay, bảo kê cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây, tình trạng “lợi ích nhóm”, sân sau mới chỉ là nghi ngờ của dư luận cử tri, nhưng qua một số vụ án lớn được xét xử gần đây, qua kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho thấy những nghi ngờ của dư luận cử tri là có căn cứ. Việc tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu rất yếu” – bà Lê Thị Nga cho biết.

Từ thực trạng trên, Uỷ ban Tư pháp kiến nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cần tiếp tục chú trọng phòng, chống tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trong đó tập trung vào việc nhận diện, chỉ ra những biểu hiện cụ thể của loại hình tham nhũng này để kịp thời phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng lớn.

Đối với những vụ việc kê khai tài sản, bổ nhiệm cán bộ mà dư luận xã hội và cử tri bức xúc, cần khẩn trương vào cuộc để thanh tra, kiểm tra, làm rõ có hay không có tiêu cực, tham nhũng để sớm kết luận, trả lời công luận, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; đồng thời cũng kịp thời bảo vệ uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ
Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

VOV.VN - Qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTW gần đây cho thấy những nghi ngờ về “lợi ích nhóm”, “sân sau” của dư luận cử tri là có căn cứ.

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

VOV.VN - Qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTW gần đây cho thấy những nghi ngờ về “lợi ích nhóm”, “sân sau” của dư luận cử tri là có căn cứ.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cảnh báo tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp
Bộ trưởng Công an Tô Lâm cảnh báo tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp

VOV.VN - Thượng tướng Tô Lâm nhấn mạnh sự gắn kết đan xen giữa tội phạm hình sự với tội phạm kinh tế, ma túy, tội phạm hình sự núp bóng doanh nghiệp...

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cảnh báo tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cảnh báo tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp

VOV.VN - Thượng tướng Tô Lâm nhấn mạnh sự gắn kết đan xen giữa tội phạm hình sự với tội phạm kinh tế, ma túy, tội phạm hình sự núp bóng doanh nghiệp...

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”
“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

VOV.VN - Dù dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung quy định về giải trình nguồn gốc tài sản, nhưng với tài sản bất minh vẫn rất khó xử lý.

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

VOV.VN - Dù dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung quy định về giải trình nguồn gốc tài sản, nhưng với tài sản bất minh vẫn rất khó xử lý.