Quốc hội yêu cầu tạo chuyển biến rõ nét về chống tham nhũng, lãng phí

VOV.VN -Quốc hội yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí...

Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy trách nhiệm, hôm nay, Quốc hội hoàn thành tốt đẹp chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10 với nhiều quyết định quan trọng.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Quốc hội vui mừng nhận thấy, năm 2015 tình hình kinh tế - xã hội nước ta có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 

Ghi nhận kết quả đạt được, thẳng thắng chỉ ra yếu kém

Kinh tế tiếp tục ổn định, tăng trưởng đạt mức cao hơn. Việc triển khai các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện.

Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện theo tinh thần của Hiến pháp mới. Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được nâng lên.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; tiềm lực quốc phòng tiếp tục được tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối ngoại song phương, đa phương được mở rộng và đạt được những kết quả nổi bật...

Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết, đó là: chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của nền kinh tế còn thấp; sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản tiếp tục gặp khó khăn; cơ cấu ngân sách chưa hợp lý, bội chi cao, nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn; chất lượng tín dụng chưa cao; tái cơ cấu trong một số ngành, lĩnh vực chậm; cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu; kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm; tình hình tội phạm, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước những thách thức mới.

Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược

Năm 2016 là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Quốc hội đã có Nghị quyết quyết định mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội của năm 2016 là phải tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn, đồng thời cải thiện chất lượng tăng trưởng và bảo đảm phát triển bền vững. 

Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, tập trung đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển đồng bộ, hiệu quả và bảo đảm vận hành thông suốt các loại thị trường.

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; phát triển văn hóa, cải cách giáo dục, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, hạn chế chệnh lệch giàu nghèo; đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; kiên quyết đấu tranh gìn giữ hòa bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia;...

16 luật và 15 Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10

16 luật và 15 nghị quyết được thông qua

Tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã dành thời gian xem xét, thông qua 16 luật, 15 nghị quyết và cho ý kiến về 10 dự án luật khác.

Việc thông qua các đạo luật có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà như Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự,... đồng thời, xem xét chuẩn bị ban hành Luật về hội, Luật báo chí (sửa đổi), Luật tiếp cận thông tin,… đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tổ chức và hoạt động của Quốc hội và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-2014” và ban hành Nghị quyết về vấn đề quan trọng này, giao Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương và địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm thực thi hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, cá nhân khác; thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng đất đai; bảo đảm dân chủ, minh bạch trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai tại các địa phương.

Tại kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát; tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu bộ máy các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay.

Đây cũng là dịp để kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát, chất vấn nhiệm kỳ vừa qua, rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chức năng quan trọng này của Quốc hội. Phiên chất vấn diễn ra trong không khí đối thoại dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng; nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cử tri và nhân dân cả nước.

Nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội được cử tri và dư luận đặc biệt quan tâm đã được đưa ra phân tích, xem xét dưới nhiều góc độ. Quốc hội đã ra nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục thực hiện có kết quả những cam kết về trách nhiệm đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, làm cơ sở để Quốc hội khóa XIV tiếp tục giám sát việc thực hiện, đáp ứng yêu cầu của Nhân dân.

Đại biểu Quốc hội góp nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng với những định hướng lớn về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm 2016-2020. Với tinh thần trách nhiệm cao, trí tuệ và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, các vị đại biểu Quốc hội đã góp nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng, nhất là những vấn đề về chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới có tầm chiến lược, có tính đột phá để góp phần hoàn thiện các Dự thảo văn kiện quan trọng này.

Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khóa tới, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch, ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, quyết định ngày bầu cử. Đồng thời, Quốc hội cũng đã bầu Tổng thư ký Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thông qua nghị quyết về công tác tư pháp và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Kỳ họp thứ 10 đã thành công tốt đẹp, tiếp tục khẳng định niềm tin, trách nhiệm và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân. Quốc hội trân trọng ghi nhận sự tham gia tích cực, trí tuệ, tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội; sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, trách nhiệm của Chính phủ; tinh thần làm việc tận tụy, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành kỳ họp”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Để phát huy kết quả của kỳ họp, Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, các luật, nghị quyết mới được thông qua.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, bảo đảm để sự kiện chính trị trọng đại này thực sự  là ngày hội lớn của toàn dân./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc sẽ làm nhiệm vụ gì?
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc sẽ làm nhiệm vụ gì?

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ đồng thời đảm nhiệm chức danh Chủ nhiệm VPQH và sẽ đề xuất 1 Phó giúp việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc sẽ làm nhiệm vụ gì?

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc sẽ làm nhiệm vụ gì?

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ đồng thời đảm nhiệm chức danh Chủ nhiệm VPQH và sẽ đề xuất 1 Phó giúp việc.

“Bổ nhiệm quá nhiều người thân là điều không bình thường“
“Bổ nhiệm quá nhiều người thân là điều không bình thường“

VOV.VN -Theo đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, không nên nhìn cực đoan rằng người thân thì không được bổ nhiệm. Tuy nhiên kiểu "gia đình trị" lại không bình thường.

“Bổ nhiệm quá nhiều người thân là điều không bình thường“

“Bổ nhiệm quá nhiều người thân là điều không bình thường“

VOV.VN -Theo đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, không nên nhìn cực đoan rằng người thân thì không được bổ nhiệm. Tuy nhiên kiểu "gia đình trị" lại không bình thường.

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố
Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

VOV.VN- Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép áp dụng các biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

VOV.VN- Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép áp dụng các biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Chính thức quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị can
Chính thức quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị can

VOV.VN -Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/11 quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can.

Chính thức quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị can

Chính thức quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị can

VOV.VN -Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/11 quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can.

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Báo chí ở nước ta
Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Báo chí ở nước ta

VOV.VN - Luật Báo chí sửa đổi lần này còn có những ý kiến khác nhau về một số điều khoản, nội dung, nội hàm cũng như kỹ thuật soạn thảo văn bản, kết cấu, câu chữ.

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Báo chí ở nước ta

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Báo chí ở nước ta

VOV.VN - Luật Báo chí sửa đổi lần này còn có những ý kiến khác nhau về một số điều khoản, nội dung, nội hàm cũng như kỹ thuật soạn thảo văn bản, kết cấu, câu chữ.

Báo chí làm sao phát triển được khi chân này giẫm chân kia?
Báo chí làm sao phát triển được khi chân này giẫm chân kia?

VOV.VN - Báo chí vừa thực hiện chức năng tư tưởng nhưng phải tự chủ về kinh tế. Nhưng hai “chân” này nhiều khi không cùng hướng, thậm chí giẫm lên nhau.

Báo chí làm sao phát triển được khi chân này giẫm chân kia?

Báo chí làm sao phát triển được khi chân này giẫm chân kia?

VOV.VN - Báo chí vừa thực hiện chức năng tư tưởng nhưng phải tự chủ về kinh tế. Nhưng hai “chân” này nhiều khi không cùng hướng, thậm chí giẫm lên nhau.

“Rời ghế lại về lãnh đạo hội chễm chệ xe đón đưa là không được”
“Rời ghế lại về lãnh đạo hội chễm chệ xe đón đưa là không được”

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội đề nghị Luật về hội phải quy định chặt chẽ để hội không trở thành cơ quan nhà nước hưởng ngân sách mà đúng tính chất tự nguyện.

“Rời ghế lại về lãnh đạo hội chễm chệ xe đón đưa là không được”

“Rời ghế lại về lãnh đạo hội chễm chệ xe đón đưa là không được”

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội đề nghị Luật về hội phải quy định chặt chẽ để hội không trở thành cơ quan nhà nước hưởng ngân sách mà đúng tính chất tự nguyện.

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?
Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

VOV.VN - Trước khi trở thành nhà báo, một người phải có ít nhất 3 năm làm phóng viên, tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội, dự thảo luật dường như lại bỏ quên lực lượng phóng viên này.

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

VOV.VN - Trước khi trở thành nhà báo, một người phải có ít nhất 3 năm làm phóng viên, tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội, dự thảo luật dường như lại bỏ quên lực lượng phóng viên này.

Sẽ 'thoát' án tử hình nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ
Sẽ 'thoát' án tử hình nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ

VOV.VN -Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản nếu chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô thì chỉ phải nhận án chung thân.

Sẽ 'thoát' án tử hình nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ

Sẽ 'thoát' án tử hình nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ

VOV.VN -Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản nếu chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô thì chỉ phải nhận án chung thân.