“Thẩm phán Toà tối cao hưởng phụ cấp lãnh đạo là khiên cưỡng”

VOV.VN - Cho rằng Thẩm phán TANDTC chỉ là chức danh tư pháp, không phải lãnh đạo quản lý, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không đồng ý với mức phụ cấp 1,3

Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 49, chiều nay (13/6), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về trang phục Thẩm phán, Hội thẩm, Giấy chứng minh Thẩm phán và Hội thẩm; chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức trong Tòa án nhân dân; việc bổ sung số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp; Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chế độ phụ cấp đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Căn cứ đề nghị quy định chế độ tiền lương, phụ cấp là nội dung nhận được nhiều ý kiến băn khoăn, nhất là phụ cấp đối với Thẩm phán TANDTC (mức hưởng 1,30).

Phiên họp 49 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn)

Đề nghị nâng phụ cấp chưa phù hợp

Báo cáo thẩm tra do bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp trình bày cho rằng, trong khi chờ sửa đổi đồng bộ chế độ tiền lương, phụ cấp đối với tất cả các cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị thì TANDTC đề nghị sửa đổi theo hướng nâng mức phụ cấp đối với một số chức danh từ 0,05 đến 0,2 là chưa phù hợp, chưa bảo đảm mối tương quan chung về tiền lương và phụ cấp giữa các chức danh công tác tại Tòa án với các cơ quan khác thuộc hệ thống chính trị.

Về đề nghị ban hành mới chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo Tòa án, Uỷ ban Tư pháp cho rằng trước mắt, phải quán triệt đúng tinh thần Kết luận số 63-KL/TW của Trung ương. Trường hợp cần ban hành chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thì cần có Kết luận mới của Trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền, nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm mối tương quan với các chức danh tư pháp khác.

Đối với đề nghị phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Thẩm phán TANDTC, Uỷ ban Tư pháp cho biết, đây là một ngạch Thẩm phán, là một chức danh tư pháp, không phải chức vụ lãnh đạo, nên đa số ý kiến của UBTP cho rằng Thẩm phán TANDTC làm nhiệm vụ xét xử, việc coi chức danh Thẩm phán TANDTC như chức vụ lãnh đạo (tương đương với Phó ban Đảng ở trung ương, Thứ trưởng của các Bộ) để hưởng phụ cấp chức vụ 1,3 là không phù hợp.

Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức TAND năm 2014 thì là một chức danh pháp lý đặc biệt, chỉ có từ 13 đến không quá 17 người. Vì vậy, loại ý kiến này tán thành đề nghị UBTVQH xem xét, quyết định cho Thẩm phán TANDTC được hưởng hệ số phụ cấp chức danh Thẩm phán TANDTC 1,25 tương ứng với các chức vụ khác đang được hưởng trong hệ thống chính trị (như Ủy viên Ủy ban kiểm tra trung ương, Ủy viên thường trực các cơ quan của Quốc hội…..).

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra (Ảnh: Quochoi.vn)

Một số ý kiến khác trong cơ quan thẩm tra cho rằng, hiện tại Nhà nước đã có quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm nghề, phụ cấp thâm niên nghề… cho các chức danh Thẩm phán, trong đó có Thẩm phán TANDTC (được hưởng 20% mức lương hiện hưởng). Thời gian tới sẽ có bảng lương theo ngạch riêng, có sự khác biệt so với các cơ quan hành chính. Vì vậy, nếu xếp hệ số phụ cấp chức vụ cho Thẩm phán TANDTC thì cùng một lúc Thẩm phán TANDTC được hưởng bảng lương đặc biệt và nhiều chế độ phụ cấp, không phù hợp với tương quan chung trong hệ thống chính trị cũng như trong TAND.

Ý kiến này đề nghị không quy định hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Thẩm phán TANDTC mà chỉ có các chế độ đãi ngộ tương xứng với vị trí, trách nhiệm của họ như: Phương tiện đi lại, các phương tiện làm việc khác…. tương đương với người có phụ cấp chức vụ 1,25 được hưởng.

Đồng ý Thẩm phán TANDTC hưởng phụ cấp 1,25

Trả lời câu hỏi cơ sở nào để đề xuất mức phụ cấp 1,3 với Thẩm phán TANDTC, ông Nguyễn Văn Thuân – Phó Chánh án TANDTC cho biết, đây là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm xét xử và có uy tín cao trong xã hội; hoặc điều kiện phải có thời gian là Thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên, phải được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm mới được làm Thẩm phán TANDTC.

Mặt khác, trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán TANDTC, các đồng chí này đã làm Thẩm phán Tòa án cao cấp ít nhất là 5 năm hoặc đã giữ các chức vụ quan trọng trong hoặc ngoài Tòa án. Do vậy, Thẩm phán TANDTC được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số phụ cấp 1,3.

Bày tỏ ủng hộ quan điểm cần quan tâm chế độ chính sách đối với đội ngũ công chức tư pháp, tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, chức danh Thẩm phán TANDTC và Kiểm sát viên VKSNDTC không phải chức danh lãnh đạo quản lý mà là ngạch công chức ngành tư pháp (4 mức độ: Tối cao – cao cấp – trung cấp – sơ cấp), nên việc đưa ra cho hưởng phụ cấp lãnh đạo là hơi khiên cưỡng.

Do đó, ông Trần Anh Tuấn ủng hộ quan điểm của cơ quan thẩm tra là cân nhắc để đảm bảo đúng chế độ chính sách phụ cấp trong hệ thống chính trị và quy định hiện hành.

“Nếu Thẩm phán TANDTC được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1,3 thì cấp dưới hơn cũng phải được hưởng một mức phụ cấp. Vì ngạch thẩm phán có 4 mức dộ khác nhau mà chỉ ngạch tối cao được hưởng còn 3 cấp dưới không được hưởng là chưa phù hợp. Còn nếu giải quyết phụ cấp cho cả 4 mức độ ngạch của Toà và Viện dẫn đến các chức danh khác cũng đòi hưởng thì có giải quyết không? Do đó nên cân nhắc”, ông Tuấn nói.

Từ cách đặt vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nêu quan điểm, việc quy định hưởng thêm phụ cấp đặc thù, trách nhiệm thì có thể căn cứ trong hệ thống phụ cấp, còn gọi như Tờ trình là khiên cưỡng, sinh tâm tư.

Nêu ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, quy định phụ cấp ngạch Thẩm phán TANDTC là vấn đề mới, còn nhiều vấn đề cần xem xét và đảm bảo hài hoà với các chức danh khác do Quốc hội bầu.

“Có thể tạm giao phụ cấp cho Thẩm phán TANDTC là 1,25 tương quan với Kiểm sát viên Viện KSNDTC, liên quan đến trách nhiệm của những người này trong xét xử. Còn phụ cấp cho các chức danh khác thì thực hiện theo chế độ chung, sau này sẽ thực hiện đảm bảo thống nhất” – Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm Kết luận 63 của Trung ương và chờ xác định tổng thể cải cách tiền lương và hệ thống vị trí việc làm, tuy nhiên, theo Luật Tổ chức toà án có những chức danh mới nên cần thiết quy định chế độ tương ứng với vị trí mà luật quy định nên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, nội dung nào có sự thống nhất giữa cơ quan trình đề nghị, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức Trung ương thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý mức phụ cấp cho Thẩm phán TANDTC và Kiểm sát viên VKSNDTC là 1,25./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV
Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV

VOV.VN - Tại phiên họp 49, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV

VOV.VN - Tại phiên họp 49, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.

Tháng 7, bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội
Tháng 7, bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội

VOV.VN - Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án TANDTC sẽ tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp.

Tháng 7, bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội

Tháng 7, bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội

VOV.VN - Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án TANDTC sẽ tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp.

Vi phạm bầu cử tại Kiên Giang có thể bị xử lý hình sự
Vi phạm bầu cử tại Kiên Giang có thể bị xử lý hình sự

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, ai gây ra sai phạm nghiêm trọng trong bầu cử ở Kiên Giang sẽ bị xử lý.

Vi phạm bầu cử tại Kiên Giang có thể bị xử lý hình sự

Vi phạm bầu cử tại Kiên Giang có thể bị xử lý hình sự

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, ai gây ra sai phạm nghiêm trọng trong bầu cử ở Kiên Giang sẽ bị xử lý.

Danh sách các vị trí lãnh đạo cấp cao phải là Đại biểu Quốc hội
Danh sách các vị trí lãnh đạo cấp cao phải là Đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Những người đang giữ các chức vụ như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng sẽ được giới thiệu tiếp tục đảm nhiệm trọng trách vì đã trúng cử.

Danh sách các vị trí lãnh đạo cấp cao phải là Đại biểu Quốc hội

Danh sách các vị trí lãnh đạo cấp cao phải là Đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Những người đang giữ các chức vụ như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng sẽ được giới thiệu tiếp tục đảm nhiệm trọng trách vì đã trúng cử.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đừng làm thêm nhánh quyền lực nữa!”
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đừng làm thêm nhánh quyền lực nữa!”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này khi thảo luận về dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm nhân dân.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đừng làm thêm nhánh quyền lực nữa!”

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đừng làm thêm nhánh quyền lực nữa!”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này khi thảo luận về dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm nhân dân.

2 đại biểu 9x của Quốc hội khóa XIV
2 đại biểu 9x của Quốc hội khóa XIV

VOV.VN - Đại biểu Lò A Tư (sinh năm 1991) và  Triệu Thị Huyền (sinh năm 1992) trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại Lai Châu và Yên Bái.

2 đại biểu 9x của Quốc hội khóa XIV

2 đại biểu 9x của Quốc hội khóa XIV

VOV.VN - Đại biểu Lò A Tư (sinh năm 1991) và  Triệu Thị Huyền (sinh năm 1992) trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại Lai Châu và Yên Bái.