“Tiền đi du lịch, nghỉ mát đâu có được tính vào giá dịch vụ đào tạo”

VOV.VN - Theo Luật Giá thì mức học phí do các trường đưa ra nhưng phải trên cơ sở quy định của Nhà nước chứ không phải cái gì cũng tính vào giá.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường – Uỷ viên Ủy viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh điều này khi trao đổi với báo chí xung quanh câu chuyện tên gọi “học phí” hay “giá dịch vụ đào tạo trong dự án Luật Giáo dục Đại học vừa trình Quốc hội sáng 30/5.

PV: Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giáo dục Đại học không đồng tình với việc gọi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”. Ông có ý kiến gì về việc này?

Ông Hoàng Văn Cường: Giữa nội hàm học phí và giá dịch vụ là khác nhau. Học phí thực hiện theo Luật Phí, lệ phí do Nhà nước ấn định. Còn nói giá dịch vụ tức là một yếu tố được xác định theo Luật Giá.

Tuy nhiên, ý của cơ quan thẩm tra cho rằng không nên dùng từ “giá dịch vụ đào tạo” chỉ cho học phí nói chung. Tôi cho rằng về mặt tên gọi có thể gọi bằng cách nào đó linh hoạt, không nhất thiết dùng “giá dịch vụ đào tạo” khi thông báo việc đóng tiền học cho người học.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường – Ủy viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội: Học phí thực hiện theo Luật Phí, lệ phí do Nhà nước ấn định. Còn nói giá dịch vụ tức là một yếu tố được xác định theo Luật Giá.

Bản chất của học phí khi thông báo cho người học đối với phần các trường xác định thực chất là giá dịch vụ đào tạo chứ không phải phí do nhà nước ấn định. Tức là cách gọi giá dịch vụ đào tạo là nhằm phân biệt giữa cơ chế giá và cơ chế phí. Còn khi sử dụng từ ngữ để thông báo đóng tiền học thì các cơ sở giáo dục có quyền thông báo học phí của kỳ này là bằng này tiền. Nhưng học phí này là được xác định trên cơ chế giá chứ không phải là phí do nhà nước ấn định.

PV: Vậy theo ông là vẫn giữ tên gọi học phí dù là chuyển qua cơ chế giá?

Ông Hoàng Văn Cường: Tôi nghĩ tên gọi không phải là vấn đề, đấy là do quan niệm của chúng ta. Chúng ta gọi tên gì đó thì phải đưa vào trong luật ấn định thành tên gọi thống nhất chung chứ không phải là vấn đề lớn. Quan trong nhất là nội hàm bên trong của nó là gì. Nếu cần thiết thì đưa vào phần khái niệm chung đưa vào phần mở đầu của luật.

Tên gọi là gì thì chúng ta bàn nhưng cũng không nhất thiết phải thay đổi một cái gì đấy khác biệt nhưng phải hiểu bản chất của nó.

PV: Vừa rồi Bộ Giao thông Vận tải có thay đổi tên gọi “trạm thu phí BOT” thành “trạm thu giá BOT” gây xôn xao dư luận. Theo ông Bộ GD-ĐT có nên rút kinh nghiệm trong việc sử dụng câu chữ?

Ông Hoàng Văn Cường: Đúng như thế, tôi cho rằng, cái đấy là cái áp dụng một cách máy móc. Trong luật quy định giá dịch vụ giao thông để tính tất cả chi phí hình thành nên giá đó là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên khi thu thì không thể gọi là thu giá mà là thu tiền phí giao thông hay là kinh phí giao thông, chi phí giao thông… Gọi bằng cách gì để cho phù hợp nhất thành thói quen nhưng bản chất thì phải là giá dịch vụ giao thông chứ không phải là phí. Còn gọi mà không đúng bản chất thì không nên gọi.

Phản ứng của xã hội về việc gọi thu giá BOT là phản ứng có lý do của người ta. Bản thân giá tức là đơn giá của 1 km đường. Còn người ta thu là thu tiền người sử dụng dịch vụ đó. Hai cái này là hoàn toàn khác nhau.

PV: Theo ông mục dích của việc chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá và thu đúng, thu đủ trong giáo dục đại học là gì?

Ông Hoàng Văn Cường: Bản chất của việc chuyển từ phí sang giá là thay đổi hoàn toàn quan niệm, phí là nhà nước ấn định theo luật phí, lệ phí. Và như vậy những cơ sở giáo dục, đào tạo họ không có chuyện thay đổi phí khi nhà nước đã ấn định.

Còn khi gọi là giá dịch vụ đào tạo thì các cơ sở giáo dục, đào tạo người ta có quyền tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý và được nhà nước chấp nhận và trở thành chi phí đào tạo mà người học phải trả cho trường. 

Chính dùng giá dịch vụ đào tạo bảo đảo tính công bằng, công khai, minh bạch và tính lựa chọn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và người học.

PV: Chuyển qua cơ chế giá như vậy, liệu học phí tại các trường có tăng so với khi áp dụng cơ chế giá?

Ông Hoàng Văn Cường: Chuyện đấy là do chúng ta lựa chọn chương trình đào tạo. Nếu trường nào đào tạo chương trình tốt, người ta phải bỏ ra chi phí nhiều vào đó và mang lại nhiều dịch vụ  tốt cho người học và người học cảm thấy chi phí người ta bỏ ra là chính đáng thì giá cao.

Ngược lại chương trình đào tạo mà không mang lại giá trị mới cho người học và chí phí đầu tư vào đấy ít thì có khi giá dịch vụ đấy ít hơn phí nhà nước ấn định. Ở đây hoàn toàn do việc tính đúng, tính đủ, tính hợp lý những chi phí trong quá trình đào tạo để hình thành nên mức giá đó.

PV: Theo cơ chế giá, học phí sẽ do các trường họ tính toán đưa ra. Điều này khiến cho dư luận lo ngại học phí sẽ bị thả nổi và đẩy lên cao, không ai giám sát?

Ông Hoàng Văn Cường: Dù mức giá các dịch vụ đào tạo do các trường tính toán và đưa ra nhưng những gì được tính vào trong dích dịch vụ đấy Nhà nước phải quy định chứ không phải tính bất kể cái gì cũng được.

Ví dụ như trong chương trình đào tạo thì có chi phí tiền lương giáo viên, chi phí giảng đường, chi phí thiết bị giảng dạy học tập… Những chi phí này được tính trong chi phí đào đạo để đưa ra mức giá cụ thể của dịch vụ đào tạo. Nhưng nếu lấy tiền đi du lịch, nghỉ mát, tiền làm nhà của giáo viên để tính vào giáo dịch vụ đào tào thì không được.

Chính vì vậy cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm soát việc các trường tính giá dịch vụ này đúng hay không để chấp nhận công bố mức giá đó. Vai trò quản lý của nhà nước là chỗ đó. Nhà nước ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn để các trường dựa vào đó tự thực hiện và Nhà nước kiểm tra xem họ thực hiện có đúng quy định không. 

PV: Theo ông thì việc chuyển qua cơ chế giá có tác động như thế nào đến chất lượng giáo dục đại học?

Ông Hoàng Văn Cường: Tôi cho rằng, đây sẽ là một sự thay đổi rất lớn đến chất lượng đào tạo. Vì hiện nay có những chương trình đào tạo cần đầu tư lớn hơn, cá biệt hơn như máy móc, thiết bị, thẩm chí mời cả chuyên gia quốc tế. Thế nhưng chúng ta cứ sử dụng phí Nhà nước ấn định thì những cơ sở giáo dục đào tạo dù có năng lực đến mấy, người học mong muốn được học dịch vụ tốt hơn cũng không thể đạt được.

Nếu chúng ta thay đổi thành giá, các trường đưa ra được các sản phẩm đào tạo đáp ứng được nhu cầu người học. Ngừoi học cũng thấy rằng đây là cái người ta cần, chi phí có thể cao nhưng người ta mong muốn được dịch vụ như thế, chất lượng như thế. Như vậy sẽ tạo ra sản phẩm đào tạo khác nhau và mỗi sản phẩm đó tương ứng với chi phí khác nhau và được công khai, minh bạch.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng GTVT: Có sự thay đổi khi chuyển sang trạm thu giá BOT
Bộ trưởng GTVT: Có sự thay đổi khi chuyển sang trạm thu giá BOT

VOV.VN - "Chuyển qua giá thì bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy thôi, nhưng mình sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng"

Bộ trưởng GTVT: Có sự thay đổi khi chuyển sang trạm thu giá BOT

Bộ trưởng GTVT: Có sự thay đổi khi chuyển sang trạm thu giá BOT

VOV.VN - "Chuyển qua giá thì bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy thôi, nhưng mình sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng"

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân tích “giá dịch vụ đào tạo” và “học phí”
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân tích “giá dịch vụ đào tạo” và “học phí”

VOV.VN - “Học phí” là khái niệm lâu nay, giờ chuyển sang tự chủ thì có rất nhiều chương trình đào tạo phải tính đến chi phí dịch vụ theo Luật giá”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân tích “giá dịch vụ đào tạo” và “học phí”

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân tích “giá dịch vụ đào tạo” và “học phí”

VOV.VN - “Học phí” là khái niệm lâu nay, giờ chuyển sang tự chủ thì có rất nhiều chương trình đào tạo phải tính đến chi phí dịch vụ theo Luật giá”.

 “Thu giá” và “thu phí”, Bộ GTVT đã vượt quyền Quốc hội?
“Thu giá” và “thu phí”, Bộ GTVT đã vượt quyền Quốc hội?

VOV.VN -Đáng ra Bộ GTVT nên trình Quốc hội bổ sung phí BOT vào Danh mục Phí và Lệ phí, thì lại tìm cách đánh tráo khái niệm.

 “Thu giá” và “thu phí”, Bộ GTVT đã vượt quyền Quốc hội?

“Thu giá” và “thu phí”, Bộ GTVT đã vượt quyền Quốc hội?

VOV.VN -Đáng ra Bộ GTVT nên trình Quốc hội bổ sung phí BOT vào Danh mục Phí và Lệ phí, thì lại tìm cách đánh tráo khái niệm.

Không nhất trí thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”
Không nhất trí thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”

VOV.VN -Luật GDĐH năm 2012 chưa quy định rõ về quyền tự chủ đại học. Các quy định về tài chính, tài sản chưa phù hợp với chủ trương thực hiện tự chủ đại học.

Không nhất trí thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”

Không nhất trí thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”

VOV.VN -Luật GDĐH năm 2012 chưa quy định rõ về quyền tự chủ đại học. Các quy định về tài chính, tài sản chưa phù hợp với chủ trương thực hiện tự chủ đại học.