Nộp tiền để được tại ngoại: Liệu có kẽ hở?

VOV.VN - Luật sư cho rằng, không phải tất cả các trường hợp đặt tiền đều được tại ngoại, kể cả trường hợp ít nghiêm trọng.

Với việc đặt khoản tiền từ 30-200 triệu đồng, bị can, bị cáo có thể được cho tại ngoại với điều kiện cam đoan có mặt theo giấy triệu tập, không bỏ trốn nếu không sẽ bị bắt tạm giam và bị tịch thu tiền đã đặt. Đây là một trong những nội dung được quy định tại Dự thảo thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Đây là vấn đề không mới, tuy nhiên quy định này vẫn ít được áp dụng trên thực tế bởi lẽ nhiều ý kiến chưa thực sự đồng thuận, không ít người vẫn băn khoăn nếu như quy định này được áp dụng đại trà. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Bùi Đình Ứng, Đoàn luật sư TP Hà Nội về vấn đề này.

Ảnh minh họa.
PV: Xin hỏi quan điểm của ông về đề xuất cho bị can, bị cáo nộp tiền với mức từ 30-200 triệu đồng có thể được tại ngoại?

Ông Bùi Đình Ứng: Vấn đề bảo lãnh đặt tiền cho bị can, bị cáo được tại ngoại không phải mới, trước đây đã có Thông tư 17 năm 2013 hướng dẫn việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2013.

Tức là chúng ta từng có quy định này, tuy nhiên có một số thay đổi, khác về số tiền. Thông tư 17 có mức đặt 20, 80, 100 triệu đồng. Dự thảo Thông tư mới này mức đặt lên 30, 100 đến 200 triệu đồng. Tôi cho rằng cần ủng hộ việc này vì đây là một chế tài tốt.

PV: Dư luận nhiều người cũng đồng tình với quan điểm của ông vì cho rằng đây là xu hướng văn minh trong Luật tố tụng mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Qua thực tế cũng như nghiên cứu, ông thấy căn cứ này liệu có đáng tin cậy?

"Hai trường hợp giống nhau về hành vi và cùng tội phạm đó, nhưng có thể một người được tại ngoại bằng đặt tiền còn người kia cũng đặt tiền nhưng có thể không được tại ngoại vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà cơ quan tố tụng đánh giá, cho phép hay không cho phép được tại ngoại” - luật sư Bùi Đình Ứng./.

Ông Bùi Đình Ứng: Các nước phát triển dùng tiền để bảo đảm cho biện pháp tạm giam và việc này phổ biến. Ví dụ, tội trốn thuế cũng đã được đặt tiền để thay thế biện pháp có thể xử tù chứ không chỉ là biện pháp tạm giam. Tôi cho rằng đây là một quy định tiến bộ, nên áp dụng. Tuy nhiên, trong Thông tư này có một số trường hợp không được áp dụng biện pháp này như tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, những nhóm tội liên quan đến quản lý kinh tế.

 

PV: Nêu thực tế các nhà tạm giữ, tạm giam hiện nay đang quá tải và chi phí cho lực lượng trông coi, quản giáo sinh hoạt, ăn uống đang rất tốn kém, trong khi việc giam giữ lại hạn chế quyền tự do của công dân nên nhiều người ủng hộ đề xuất này. Theo ông, đây có phải là then chốt để dư luận đồng tình với đề xuất trên?

Ông Bùi Đình Ứng: Không nên nghĩ nhà tạm giữ, tạm giam hiện nay quá tải nên phải đảm bảo biện pháp này. Khi xây dựng Thông tư, vấn đề này chỉ là một phần chứ không phải Nhà nước không có cơ sở giam giữ. Ở đây mang tính nhân văn của pháp luật đồng thời nếu áp dụng biện pháp này thì sẽ giảm một phần khoản chi chí của nhà nước đối với những người tạm giữ, tạm giam.

PV: Nhiều người phản bác đề xuất này với lý do tội rất nghiêm trọng đặt 200 triệu đồng mà được tại ngoại thì không phù hợp như tội tham ô, tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng thì quá dễ dàng. Nếu đề xuất này được thông qua thì thậm chí sẽ phản tác dụng. Quan điểm của ông về nhận định này?

Ông Bùi Đình Ứng: Chúng ta đang hiểu nhầm về nội dung của Thông tư. Nội dung của Thông tư cho rằng, đối với những trường hợp rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là không được áp dụng biện pháp này.

Trong Thông tư cũng nói rõ những tội phạm liên quan đến kinh tế, tham nhũng thì không được áp dụng. Vì vậy nếu tham ô hàng nghìn tỷ đồng thì đặt 200 triệu đồng là được tại ngoại thì không phải, những tội này không được áp dụng trong Thông tư.

PV: Có ý kiến cho rằng, bắt được nghi phạm không phải dễ và cũng tốn kém không chỉ công sức mà cả chi phí để lực lượng chức năng thực hiện việc bắt giữ cũng rất lớn. Họ cũng lo ngại, khi bị can được tại ngoại thì họ sẽ tìm cách đối phó với cơ quan điều tra, thậm chí bỏ trốn hoặc trả thù người tố cáo. Theo ông, lo ngại như vậy liệu có cơ sở?

Ông Bùi Đình Ứng: Lo ngại đó cũng phần nào có cơ sở, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đặt tiền đều được tại ngoại, kể cả trường hợp ít nghiêm trọng. Tùy từng trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng thấy có thể cho tại ngoại được thì họ sẽ cho tại ngoại, chứ không phải tất cả.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội tranh luận về mở rộng xử lý hình sự trẻ em
Đại biểu Quốc hội tranh luận về mở rộng xử lý hình sự trẻ em

VOV.VN -Bên cạnh nhiều ý kiến không ủng hộ mở rộng phạm vi xử lý hình sự với trẻ từ 14-16 tuổi thì không ít quan điểm cho rằng cần có quy định để răn đe.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về mở rộng xử lý hình sự trẻ em

Đại biểu Quốc hội tranh luận về mở rộng xử lý hình sự trẻ em

VOV.VN -Bên cạnh nhiều ý kiến không ủng hộ mở rộng phạm vi xử lý hình sự với trẻ từ 14-16 tuổi thì không ít quan điểm cho rằng cần có quy định để răn đe.

Vụ án Hoa hậu Phương Nga: Sau tại ngoại là gì?
Vụ án Hoa hậu Phương Nga: Sau tại ngoại là gì?

VOV.VN - Các luật sư của Hoa hậu Phương Nga sẽ kiến nghị chuyển hồ sơ vụ án lên Bộ Công an để làm rõ nhằm đảm bảo tính khách quan.

Vụ án Hoa hậu Phương Nga: Sau tại ngoại là gì?

Vụ án Hoa hậu Phương Nga: Sau tại ngoại là gì?

VOV.VN - Các luật sư của Hoa hậu Phương Nga sẽ kiến nghị chuyển hồ sơ vụ án lên Bộ Công an để làm rõ nhằm đảm bảo tính khách quan.

Hình ảnh: Hoa hậu Phương Nga chính thức được tại ngoại
Hình ảnh: Hoa hậu Phương Nga chính thức được tại ngoại

VOV.VN - Chiều nay, HĐXX đã ký quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung

Hình ảnh: Hoa hậu Phương Nga chính thức được tại ngoại

Hình ảnh: Hoa hậu Phương Nga chính thức được tại ngoại

VOV.VN - Chiều nay, HĐXX đã ký quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung

Đề xuất nộp tiền để tại ngoại:Tránh tối đa việc lợi dụng để tiêu cực
Đề xuất nộp tiền để tại ngoại:Tránh tối đa việc lợi dụng để tiêu cực

VOV.VN - Cần có quy định cụ thể về đối tượng được áp dụng nộp tiền bảo lãnh cũng như trình tự thủ tục áp dụng, tránh tối đa việc lợi dụng để tiêu cực.

Đề xuất nộp tiền để tại ngoại:Tránh tối đa việc lợi dụng để tiêu cực

Đề xuất nộp tiền để tại ngoại:Tránh tối đa việc lợi dụng để tiêu cực

VOV.VN - Cần có quy định cụ thể về đối tượng được áp dụng nộp tiền bảo lãnh cũng như trình tự thủ tục áp dụng, tránh tối đa việc lợi dụng để tiêu cực.

Công bố Luật hình sự mới được Quốc hội khóa XIV thông qua
Công bố Luật hình sự mới được Quốc hội khóa XIV thông qua

VOV.VN - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Công bố Luật hình sự mới được Quốc hội khóa XIV thông qua

Công bố Luật hình sự mới được Quốc hội khóa XIV thông qua

VOV.VN - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.