Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn hiến kế khắc phục “trên nóng dưới lạnh“

VOV.VN-Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn hiến kế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở.

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt động cũng như công tác tư vấn, tham mưu trong thời gian tới. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.

Thay mặt Tổ tư vấn, ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn cho biết, sau 5 tháng thành lập, đến nay, Tổ đã nghiên cứu, xây dựng một số báo cáo chuyên đề như: Báo cáo về một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2018-2020; Báo cáo đề xuất quan điểm điều hành chính sách kinh tế vĩ mô năm 2018. Trong đó, tập trung vào các nội dung như cải cách thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, bình đẳng; tháo gỡ các nút thắt thúc đẩy tăng trưởng; ứng dụng công nghệ trong thời đại kinh tế số; báo cáo đề xuất kiểm soát thận trọng thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán… 

Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn trong việc tư vấn các cơ chế, chính sách với Thủ tướng và Chính phủ thời gian qua, Thủ tướng cho biết, năm 2018 là năm bản lề, nếu tăng trưởng, giải quyết việc làm, xuất khẩu không tốt, vĩ mô không ổn định, sẽ khó khăn cho kinh tế xã hội.

Do đó, Thủ tướng mong muốn lắng nghe các ý kiến của các thành viên Tổ tư vấn, đều là những chuyên gia giỏi, nghiên cứu sâu.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, năm 2017 là năm cải cách “bận rộn” nhưng khá thành công. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt.

Ông cho rằng, chính sự quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tính quyết định.

Tuy nhiên, để thúc đẩy sự chuyển động của cả bộ máy theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, cần tạo áp lực từ nhiều chiều, trong đó có áp lực từ đạo của Chính phủ, Thủ tướng đến các bộ trưởng; áp lực từ báo chí, công luận đến bộ máy. Những áp lực đó phải luôn duy trì mới có thể tạo động lực để bộ máy hành chính chuyển động tích cực hơn. 

Trong khi đó, nhìn lại bài học thành công của năm 2017, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, cho rằng, đó chính là vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, chỗ dựa quan trọng cho tăng trưởng, việc làm và xuất khẩu.

Do đó thời gian tới phải tiếp tục hỗ trợ cho kinh tế tư nhân, trong đó phải tiếp tục giảm chi phí kinh doanh, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà của cán bộ công chức.  

Nhiều chuyên gia trong Tổ tư vấn cũng đề cập tới vấn đề giải pháp tích tụ ruộng đất, trong đó cần điều chỉnh Luật đất đai 2013; vấn đề 1/3 dư nợ tín dụng trong bất động sản đang gây nguy cơ bong bóng, nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; vấn đề thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền thu về…

Góp ý vào Dự thảo Nghị quyết 01/2018, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch thì cho rằng, cần giao Bộ Nội vụ rà soát lại các luật quản lý Nhà nước về chuyên ngành trong một số lĩnh vực như xây dựng, đất đai, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghiên cứu cơ chế phân cấp phân quyền, ủy quyền về chế độ công vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động. Tiến sỹ Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia thì đề nghị Dự thảo Nghị quyết 01/2018 phải có bộ chỉ tiêu cụ thể và giao cho các bộ ngành để làm cơ sở đánh giá kết quả cuối năm.

Các chuyên gia cũng cho rằng, dự thảo cũng cần đề cập đến việc phát triển thị trường vốn để thu hút đầu tư; thúc đẩy giao thông thủy để giảm tải cho đường bộ. Cùng với đó là Chính phủ cần đi trước một bước trong nghiên cứu về cơ chế chính sách liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tránh những bất cập có thể xảy ra sau này.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chức năng của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng không chỉ là kinh tế vĩ mô mà còn tư vấn về các lĩnh vực của sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế.

Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn đã đề cập rất nhiều vấn đề quan trọng, Thủ tướng cho rằng, Tổ cần tư vấn tìm giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng ở cả các lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) của nền kinh tế, có giải pháp không để nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ nhiệm vụ của Tổ tư vấn thời gian tới: “Việc thứ nhất, Thủ tướng đề nghị Tổ cần theo dõi sát diễn biến kinh tế - xã hội một cách chủ động, nhạy bén, để kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, tư vấn cho Thủ tướng để có giải pháp tháo gỡ, không để tình trạng kéo dài, phức tạp theo tình hình, ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội”

Thủ tướng lấy ví dụ về vấn đề trạm BOT Cai Lậy, vấn đề rất nóng của xã hội; hay một số vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp mà dư luận rất quan tâm, không phải chúng ta giải quyết hiện tượng này, nhưng từ hiện tượng này giải quyết bản chất sự việc xung quanh vấn đề BOT, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, vấn đề thương hiệu trong cổ phần hóa…

Thủ tướng cũng đề nghị Tổ tư vấn dành thêm thời gian, sự tâm huyết, nâng cao chất lượng tư vấn. Cùng với đó là lưu ý đến tính kịp thời, tính thực tiễn, tính khả thi trong điều kiện và hoàn cảnh thể chế, kinh tế xã hội nước ta. “Quý vị cần hiểu rằng Thủ tướng Việt Nam đang cần gì trong điều kiện cụ thể thời điểm đó”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Song song với đó, Tổ tư vấn cần làm tốt vai trò tư vấn, phản biện, đánh giá chính sách. Trong đó có việc chủ động theo dõi tham gia ý kiến dự thảo chính sách của Thủ tướng và Chính phủ để có quyết sách, quyết định đúng đắn kịp thời, phù hợp với tình hình.

Cho rằng Tổ tư vấn là kênh quan trọng để Thủ tướng tham khảo, sử dụng những kiến thức, trí tuệ vào điều hành, Thủ tướng đề nghị: “Cái mà người ta nói là “trên nóng, dưới lạnh”, quý vị tư vấn, hiến kế cho Thủ tướng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở, để các bộ ngành chủ động vào cuộc, chuyển động mạnh mẽ hơn. Công cụ gì, thể chế nào, chế tài gì phù hợp để cả hệ thống chúng ta, một bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu quả thực sự, có vai trò kiến tạo phát triển và phục vụ nhân dân. Phải chuyển đổi hệ thống chứ không phải chuyển động một bộ phận. Việt Nam mình nói thì nhiều mà làm thì ít, không sát dân, không sát cơ sở, không chia sẻ những bức xúc của người dân, những chủ trương chính sách đến cơ sở còn yếu lắm, kém lắm”.

Để nâng cao hiệu quả tư vấn, Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn cần có sự phân công, điều phối công công việc một cách nhịp nhàng hơn giữa các thành viên; có hình thức sinh hoạt phù hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thực chất và tránh hình thức; phát huy vai trò thế mạnh từng thành viên. Các ý kiến của thành viên Tổ tư vấn có thể gửi trực tiếp cho Thủ tướng, hoặc qua Tổ tư vấn, hoặc qua Văn phòng Chính phủ. 

Thủ tướng cũng đồng ý về đề xuất của Tổ tư vấn về việc nghiên cứu chuyên sâu một số chủ đề trong năm 2018 để đề xuất, báo cáo Thủ tướng, trong đó có vấn đề cải thiện chất lượng nền kinh tế, cải cách thể chế, vấn đề hội nhập và công nghiệp 4.0…

Kết quả các chuyên đề này sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, có thể sẽ trở thành văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ về cơ chế chính sách. Thủ tướng nhấn mạnh, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, hoặc thông điệp Thủ tướng đưa ra xã hội mới là sản phẩm cuối cùng của tổ tư vấn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chân dung tân Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
Chân dung tân Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

VOV.VN - Thủ tướng điều động ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia về làm Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Chân dung tân Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Chân dung tân Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

VOV.VN - Thủ tướng điều động ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia về làm Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Ông Trần Hoàng Ngân làm thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng
Ông Trần Hoàng Ngân làm thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

VOV.VN - PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TPHCM được bổ sung làm thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Trần Hoàng Ngân làm thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Ông Trần Hoàng Ngân làm thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

VOV.VN - PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TPHCM được bổ sung làm thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Chân dung 16 thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng
Chân dung 16 thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

VOV.VN - Thủ tướng vừa quyết định bổ sung PGS.TS Trần Hoàng Ngân làm thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đưa số thành viên trong Tổ tư vấn lên 16 người. 

Chân dung 16 thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

Chân dung 16 thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

VOV.VN - Thủ tướng vừa quyết định bổ sung PGS.TS Trần Hoàng Ngân làm thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đưa số thành viên trong Tổ tư vấn lên 16 người. 

Năm 2017, nhiều chuyên gia giỏi vào Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng
Năm 2017, nhiều chuyên gia giỏi vào Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

VOV.VN - Năm 2017, một trong những sự kiện được quan tâm là Thủ tướng đã lập Tổ Tư vấn kinh tế để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế

Năm 2017, nhiều chuyên gia giỏi vào Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Năm 2017, nhiều chuyên gia giỏi vào Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

VOV.VN - Năm 2017, một trong những sự kiện được quan tâm là Thủ tướng đã lập Tổ Tư vấn kinh tế để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế

Tổ tư vấn được Thủ tướng giao nhiệm vụ phản biện
Tổ tư vấn được Thủ tướng giao nhiệm vụ phản biện

Theo Tiến sỹ Vũ Viết Ngoạn, Thủ tướng cũng giao cho Tổ tư vấn kinh tế chức năng phản biện chính sách.

Tổ tư vấn được Thủ tướng giao nhiệm vụ phản biện

Tổ tư vấn được Thủ tướng giao nhiệm vụ phản biện

Theo Tiến sỹ Vũ Viết Ngoạn, Thủ tướng cũng giao cho Tổ tư vấn kinh tế chức năng phản biện chính sách.