Khu vực kinh tế Đông Nam Bộ: Liên kết và đầu tư sẽ tạo bứt phá

VOV.VN - Khu vực kinh tế Đông Nam Bộ hiện đóng góp khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách cả nước.

Ngân hàng Thế giới dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 ở mức 6,3%. Đóng góp vào sự tăng trưởng đó có phần đáng kể của khu vực kinh tế Đông Nam bộ, trong đó có TP. Hồ Chí Minh. Khu vực kinh tế Đông Nam Bộ hiện đóng góp khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách cả nước.

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động (Ảnh minh họa: KT)


Tuy nhiên, để khu vực này thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, phát huy được thế mạnh thì cần giải quyết nhiều vấn đề. Trong đó, liên kết vùng và đầu tư kết nối cho vùng này là những vấn đề được bàn đi bàn lại rất nhiều, cần phải làm nhưng vẫn chưa làm được.

Bất cập dễ thấy nhất ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ là giao thông đuờng bộ, đường thủy, cảng biển chưa thực sự kết nối tốt, chưa hiện đại, chi phí cao. Vùng chưa hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương, đóng vai trò là các trung tâm kết nối vận tải và trung chuyển hàng hóa, hành khách của cả vùng cũng như khu vực miền Nam nhưng các tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ đều thường xuyên ùn ứ, quá tải.

Xác định thế mạnh là cảng biển gắn với dịch vụ logistics, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thông qua một chương trình nghị quyết về cảng biển. Tỉnh này cũng đã đầu tư 2 tỷ USD cho cảng Cái Mép Thị Vải nhưng hệ thống giao thông kết nối với cảng không được quy hoạch và đầu tư nên hiệu quả khai thác cảng kém. Tỉnh Đồng Nai với thế mạnh về công nghiệp nhưng thiếu vốn cho hạ tầng, kết nối hàng hóa với các cảng ở TP. Hồ Chí Minh thường xuyên bị ùn ứ.

Ông Cao Tiến Dũng, Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư Đồng Nai cho biết, Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp nhưng nguồn lực để phát triển hạ tầng phục vụ cho các dự án rõ ràng là đang rất thiếu. Điều này khiến việc phát triển đồng bộ của Đồng Nai không được hoàn chỉnh.

Đầu tư cho vùng một cách tương xứng, đủ điều kiện để khai thác tiềm năng là điều mà các địa phương ở Đông Nam bộ mong mỏi từ lâu. Nhưng muốn đầu tư, việc đầu tiên là nguồn vốn. Thế nhưng, đầu tư dành cho khu vực Đông Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 18,5% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Riêng TP Hồ Chí Minh, từ ngày 1/1/2017, tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại đã giảm mạnh từ 23% xuống chỉ còn 18%. Hệ quả trong việc bất cân đối giữa đóng góp và nguồn thu được giữ lại là tất cả mọi mặt kinh tế - xã hội đều trong trạng thái quá tải nguồn tái đầu tư, thiếu động lực để phát triển và thiếu động lực để lan tỏa, thúc đẩy vùng phát triển.

Bà Trần Thị Thanh Thúy, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, vấn đề lớn của chúng ta là nguồn lực để đầu tư cho giao thông vận tải. Vì nguồn ngân sách nhà nước rất hạn hẹp nên, để cân đối được nguồn lực đấu tư, rất cần sự vào cuộc của địa phương. Hiện nay một số địa phương lớn như TP. Hồ Chí Minh cũng đã chủ động huy động nguồn lực tư nhân để phát triển giao thông.


Như vậy, bài toán về nguồn vốn tương xứng để vùng phát triển, nhất là đầu tư cho hạ tầng vẫn phải giải bằng cách hợp tác, xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp cùng chung tay. Thế nhưng, khi có vốn rồi thì cũng phải tính đến việc đầu tư như thế nào, ưu tiên vào lĩnh vực nào và gắn với một tỉnh thành cụ thể. Có như thế thì vốn đó mới phát huy hiệu quả và tạo ra động lực khai thác thế mạnh của từng địa phương. Thực tế hiện nay là mạnh ai nấy làm, đâu cũng kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực tương tự như nhau.

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế Chính phủ, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chỉ rõ, chúng ta chưa bao giờ có thể chế vùng mà chỉ có thể chế kinh tế cho nên mọi thứ từ quy hoạch tới phân bố của các tỉnh là vùng không chi phối được gì cả. Theo ông Trần Du Lịch, vùng kinh tế Đông Nam bộ hiện nay cần nhất là phải liên kết được quy hoạch, phân bố lĩnh vực sản xuất, chỗ nào làm công nghiệp, chỗ nào làm nông nghiệp, làm cảng.

Đó chỉ là những bất cập có thể nhìn thấy ngay được đang khiến liên kết vùng lỏng lẻo và gần như không có gì. Ở tầm vĩ mô, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vùng kinh tế Đông Nam bộ được xem là đặc thù, là đầu tàu, là động lực phát triển kinh tế của cả nước nhưng từ đầu tư cho đến chính sách, cơ chế cho vùng không khác gì với các vùng còn lại trên cả nước. Đó mới là bất cập lớn nhất.

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu quan điểm: Đất nước muốn tăng trưởng nhanh thì nên ưu tiên đầu tư, nên dành những những giải pháp thể chế mang tính kích thích mạnh vào vùng này. Hiện nay chúng ta nói đây là vùng đầu tàu, nhưng thực sự tiếp cận về mặt chính sách, cơ chế thì hiện nay vùng này cũng như tất cả các vùng khác, chưa có gì khác biệt.

Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, trường Đại học Fulbright, cố vấn nội dung Chương trình Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ 2017 kết luận: Thiếu thốn nguồn lực, tắc nghẽn cơ sở hạ tầng và chưa có một thể chế phù hợp cho hợp tác và liên kết vùng là ba nút thắt đối với tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ. Những nút thắt này nếu không được tháo gỡ thì tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Bộ nhất định sẽ đi xuống, cơ cấu kinh tế sẽ khó chuyển đổi, cơ hội bứt phá vươn lên hầu như sẽ không có.

Khi sức sống và động lực của vùng kinh tế Đông Nam Bộ không còn mạnh mẽ như trước thì tất yếu dẫn đến sự guy giảm kinh tế của cả quốc gia. Ưu tiên đầu tư cho TP. Hồ Chí Minh và cả vùng Đông Nam Bộ cần được xem xét như một ưu tiên chiến lược đầu tư kinh tế của cả nước, Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh góp ý./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lộ trình thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL
Lộ trình thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT chủ trì xây dựng tiêu chí các chương trình, dự án liên kết và các mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực.

Lộ trình thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL

Lộ trình thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT chủ trì xây dựng tiêu chí các chương trình, dự án liên kết và các mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực.

Liên kết kinh tế vùng - địa phương “mạnh ai nấy làm”
Liên kết kinh tế vùng - địa phương “mạnh ai nấy làm”

VOV.VN - Các địa phương thiếu liên kết trong đầu tư đã làm hạn chế lợi của thế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng.

Liên kết kinh tế vùng - địa phương “mạnh ai nấy làm”

Liên kết kinh tế vùng - địa phương “mạnh ai nấy làm”

VOV.VN - Các địa phương thiếu liên kết trong đầu tư đã làm hạn chế lợi của thế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng.

Nông nghiệp công nghệ cao càng không thể thiếu liên kết “4 nhà”
Nông nghiệp công nghệ cao càng không thể thiếu liên kết “4 nhà”

VOV.VN - Thiếu tính liên kết trong tạo lập nguồn vốn và ứng dụng khoa học đang làm hạn chế giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Nông nghiệp công nghệ cao càng không thể thiếu liên kết “4 nhà”

Nông nghiệp công nghệ cao càng không thể thiếu liên kết “4 nhà”

VOV.VN - Thiếu tính liên kết trong tạo lập nguồn vốn và ứng dụng khoa học đang làm hạn chế giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa hiệu quả
Liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa hiệu quả

VOV.VN - Vấn đề liên kết để khai thác tối đa tiềm năng kinh tế Vùng vẫn chưa thành hiện thực, dù năm nào cũng được nhắc đi nhắc lại.

Liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa hiệu quả

Liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa hiệu quả

VOV.VN - Vấn đề liên kết để khai thác tối đa tiềm năng kinh tế Vùng vẫn chưa thành hiện thực, dù năm nào cũng được nhắc đi nhắc lại.