Trung Quốc phải dừng ngay các hành động sai trái trên Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Nam Hải-09 vào vùng biển chồng lấn chưa phân định là vi phạm luật pháp quốc tế.

Chiều 26/6, Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ. Tham dự họp báo có đại diện các cơ quan báo chí Việt Nam, đại diện văn phòng các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội, các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

Mở đầu buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, trong những ngày qua, bên cạnh tình hình thế giới và khu vực, Bộ Ngoại giao cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của phóng viên về tình hình trên Biển Đông. Chính vì vậy trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay (26/6), Bộ Ngoại giao đã mời Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư – Bộ NN&PTNT đến tham dự và trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình

Thông báo về tình hình Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết: Những ngày qua, trong khi giàn khoan Hải Dương-981 cùng một số lượng lớn tàu hộ tống và máy bay của Trung Quốc vẫn đang hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, phía Trung Quốc lại có thêm một loạt các hoạt động khiến cho tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến căng thẳng và phức tạp hơn.

Chiều ngày 18/6/2014, Cục Hải sự Trung Quốc ra Thông báo hàng hải số 14047 thông báo giàn khoan Nam Hải-09 dịch chuyển từ vị trí có tọa độ 17038’ vĩ Bắc - 110o12,3’ kinh Đông đến vị trí có tọa độ 17o14,1’ vĩ Bắc - 109o31’ kinh Đông từ ngày 18 - 20/6/2014. Vào lúc 13h00 ngày 21/6/2014, cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện giàn khoan Nam Hải-09 đã được di chuyển đến khu vực như phía Trung Quốc thông báo.

Ngày 24/6/2014, Cục Hải sự Trung Quốc tiếp tục đăng Thông báo hàng hải số 14050 thông báo tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu Hai Yang Shi You 719 sẽ hoạt động ở Biển Đông từ ngày 23/6 đến 20/8/2014.

Khu vực mà giàn khoan Nam Hải-09 và tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu 719 hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định. Đáng chú ý là hành động này của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam, khiến dư luận quốc tế và Việt Nam hết sức lo ngại. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, tạo không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Trung Quốc còn tiến hành một loạt các hoạt động như phát hành “Bản đồ địa hình Trung Quốc” và “Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” khổ dọc trong đó thể hiện “đường lưỡi bò” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông; đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc; khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; tiếp tục mở rộng, xây dựng và thay đổi nguyên trạng trái phép trên một số điểm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép tháng 3/1988.

Theo ông Lê Hải Bình, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định về lập trường của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nêu trên, tôn trọng luật pháp Quốc tế, nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không có những hành động tương tự trong thời gian tới.

Đặc biệt nghiêm trọng là vào lúc 9h20 sáng ngày 23/6/2014, tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật tại vị trí có tọa độ 15029’30’’ vĩ Bắc - 111o23’32’’ kinh Đông trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụa địa của Việt Nam đã bị một số tàu Trung Quốc vây ép và đâm húc gây thiệt hại nặng. Đáng chú ý, vị trí này cách giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc rất xa, tới 11,5 hải lý.

Theo ông Lê Hải Bình, đây là hành động hết sức nghiêm trọng, xâm phạm sâu vào vùng biển Việt Nam, đe dọa tính mạng của người và tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang hoạt động bình thường trong vùng biển Việt Nam. Càng nguy hiểm hơn, hoạt động này đã gây cản trở cho tự do, an ninh và an toàn hàng hải, vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Ông Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam mạnh mẽ lên án hoạt động nguy hiểm này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động cản trở tàu công vụ của Việt Nam, bồi thường thiệt hại cho tàu Kiểm ngư 951 và các tàu khác của Việt Nam bị Trung Quốc gây thiệt hại trong thời gian vừa qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

46.000 Luật gia Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý về Biển Đông
46.000 Luật gia Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý về Biển Đông

VOV.VN -Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.

46.000 Luật gia Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý về Biển Đông

46.000 Luật gia Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý về Biển Đông

VOV.VN -Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trung Quốc tiếp tục có các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông
Trung Quốc tiếp tục có các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Ngày 25/6, Trung Quốc vẫn sử dụng nhiều tàu đầu kéo để truy cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tiến gần giàn khoan Hải Dương 981.

Trung Quốc tiếp tục có các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông

Trung Quốc tiếp tục có các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Ngày 25/6, Trung Quốc vẫn sử dụng nhiều tàu đầu kéo để truy cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tiến gần giàn khoan Hải Dương 981.

Philippines lên án tấm bản đồ ‘nuốt’ gần hết Biển Đông của Trung Quốc
Philippines lên án tấm bản đồ ‘nuốt’ gần hết Biển Đông của Trung Quốc

VOV.VN - Philippines cho rằng, tham vọng của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông.

Philippines lên án tấm bản đồ ‘nuốt’ gần hết Biển Đông của Trung Quốc

Philippines lên án tấm bản đồ ‘nuốt’ gần hết Biển Đông của Trung Quốc

VOV.VN - Philippines cho rằng, tham vọng của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông.

Hành động của Trung Quốc đe doạ an ninh hàng hải ở Biển Đông
Hành động của Trung Quốc đe doạ an ninh hàng hải ở Biển Đông

VOV.VN - Hành động của phía Trung Quốc gây mất ổn định an ninh ở khu vực và đe dọa an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Hành động của Trung Quốc đe doạ an ninh hàng hải ở Biển Đông

Hành động của Trung Quốc đe doạ an ninh hàng hải ở Biển Đông

VOV.VN - Hành động của phía Trung Quốc gây mất ổn định an ninh ở khu vực và đe dọa an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Trung Quốc điều thêm nhiều máy bay quân sự hoạt động tại Biển Đông
Trung Quốc điều thêm nhiều máy bay quân sự hoạt động tại Biển Đông

VOV.VN -4 lần máy máy bay trinh sát Y-8 của Trung Quốc từ Lĩnh Thủy bay xuống trên các biên đội tàu của ta; 3 lần máy bay tiêm kích J-11 bay từ Lạc Đông đến Đông Bắc Đà Nẵng khoảng 150 km...

Trung Quốc điều thêm nhiều máy bay quân sự hoạt động tại Biển Đông

Trung Quốc điều thêm nhiều máy bay quân sự hoạt động tại Biển Đông

VOV.VN -4 lần máy máy bay trinh sát Y-8 của Trung Quốc từ Lĩnh Thủy bay xuống trên các biên đội tàu của ta; 3 lần máy bay tiêm kích J-11 bay từ Lạc Đông đến Đông Bắc Đà Nẵng khoảng 150 km...

Bản đồ “nuốt” gần hết Biển Đông bị chính người Trung Quốc mỉa mai
Bản đồ “nuốt” gần hết Biển Đông bị chính người Trung Quốc mỉa mai

Bản đồ mới phát hành nhằm khẳng định “chủ quyền” Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra phản ứng trái chiều trong truyền thông nước này, mà nhiều người cho gọi là “việc làm không cần thiết”.

Bản đồ “nuốt” gần hết Biển Đông bị chính người Trung Quốc mỉa mai

Bản đồ “nuốt” gần hết Biển Đông bị chính người Trung Quốc mỉa mai

Bản đồ mới phát hành nhằm khẳng định “chủ quyền” Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra phản ứng trái chiều trong truyền thông nước này, mà nhiều người cho gọi là “việc làm không cần thiết”.

‘Lợi ích quan trọng của Mỹ ở Biển Đông, Hoa Đông đang bị đe dọa’
‘Lợi ích quan trọng của Mỹ ở Biển Đông, Hoa Đông đang bị đe dọa’

VOV.VN - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: "Trung Quốc phải làm sáng tỏ những đòi hỏi chủ quyền của mình phù hợp với luật pháp quốc tế".

‘Lợi ích quan trọng của Mỹ ở Biển Đông, Hoa Đông đang bị đe dọa’

‘Lợi ích quan trọng của Mỹ ở Biển Đông, Hoa Đông đang bị đe dọa’

VOV.VN - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: "Trung Quốc phải làm sáng tỏ những đòi hỏi chủ quyền của mình phù hợp với luật pháp quốc tế".

Quốc tế tiếp tục vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông
Quốc tế tiếp tục vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Dư luận quốc tề đều bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Quốc tế tiếp tục vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông

Quốc tế tiếp tục vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Dư luận quốc tề đều bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa.