Bỏ thuế bình quân gia quyền xăng dầu nội, người dùng sẽ chịu thiệt

VOV.VN - Tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền đối với lượng xăng dầu sản xuất trong nước đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Giải đáp về cách tính thuế bình quân gia quyền đối với mặt hàng xăng dầu, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra chiều 3/11, bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, việc thuế bình quân gia quyền đối với mặt hàng xăng dầu để tính giá cơ sở đối với mặt hàng này.

Trước đây, mặt hàng này tính theo thuế nhập khẩu bình quân theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (Biểu thuế MFN). Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia hội nhập, trong các biểu thuế đặc biệt ưu đãi có thuế nhập khẩu xăng dầu thấp hơn. Cụ thể, thuế xuất nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc là 10%; từ ASEAN là 20% và MFN là với nước khác cũng là 20% cũng như một số quốc gia khác có lộ trình giảm dần.

Buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10/2017.
Với thực tế này, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, trong công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu sẽ tính theo thuế nhập khẩu bình quân gia quyền. 

Trong kỳ điều hành vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền còn tính thêm lượng xăng dầu của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đó là lượng xăng dầu của Nhà máy Dung Quất sẽ được tính với thuế suất 0%.

“Xăng dầu sản xuất trong nước không phải tính thuế nhập khẩu, nhưng nếu không tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền đối với lượng xăng dầu sản xuất trong nước thì thuế bình quân sẽ chiếm cao hơn, dẫn đến giá cơ sở của mặt hàng này sẽ cao hơn và người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt hại, phải trả giá cao hơn cho xăng dầu, trong khi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước có thể sẽ được lợi hơn”, bà Mai nói.

Tại buổi họp báo, bà Mai cũng lý giải, trong kỳ điều hành vừa qua, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền được tính ở mức 8,56% đã thấp hơn mức thấp nhất thuế nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc sẽ dẫn đến việc lo ngại đứt nguồn cung.

Bà Mai khẳng định, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi và sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, trong trường hợp thuế suất này có ảnh hưởng đến việc dự trữ xăng dầu và tác động đến nguồn cung, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu cho phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lợi nhuận từ chênh lệch thuế xăng dầu nên đưa vào quỹ bình ổn
Lợi nhuận từ chênh lệch thuế xăng dầu nên đưa vào quỹ bình ổn

VOV.VN - Ngoài việc điều chỉnh văn bản liên quan nhà nước cần đưa khoản tiền doanh nghiệp được hưởng từ cách tính chênh lệch thuế vào quỹ bình ổn giá.

Lợi nhuận từ chênh lệch thuế xăng dầu nên đưa vào quỹ bình ổn

Lợi nhuận từ chênh lệch thuế xăng dầu nên đưa vào quỹ bình ổn

VOV.VN - Ngoài việc điều chỉnh văn bản liên quan nhà nước cần đưa khoản tiền doanh nghiệp được hưởng từ cách tính chênh lệch thuế vào quỹ bình ổn giá.

Tính “nhầm” thuế xăng dầu - Liên Bộ xử lý thế nào?
Tính “nhầm” thuế xăng dầu - Liên Bộ xử lý thế nào?

VOV.VN - Hiện có 3 phương án là lấy quỹ bình ổn, tính lùi lại theo thuế cũ và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí để bù lại khoản tính nhầm đều không hợp lý.

Tính “nhầm” thuế xăng dầu - Liên Bộ xử lý thế nào?

Tính “nhầm” thuế xăng dầu - Liên Bộ xử lý thế nào?

VOV.VN - Hiện có 3 phương án là lấy quỹ bình ổn, tính lùi lại theo thuế cũ và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí để bù lại khoản tính nhầm đều không hợp lý.

Sau ưu đãi thuế, xăng dầu Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu
Sau ưu đãi thuế, xăng dầu Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu

VOV.VN - Việc tăng ưu đãi thuế sẽ giúp sản phẩm của Lọc dầu Dung Quất thấp hơn giá xăng dầu nhập khẩu từ các nước ASEAN 10%.

Sau ưu đãi thuế, xăng dầu Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu

Sau ưu đãi thuế, xăng dầu Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu

VOV.VN - Việc tăng ưu đãi thuế sẽ giúp sản phẩm của Lọc dầu Dung Quất thấp hơn giá xăng dầu nhập khẩu từ các nước ASEAN 10%.