Hacker đánh cắp thông tin cá nhân để làm gì?

VOV.VN - Hacker thường sử dụng thông tin cá nhân đánh cắp để bán trong các "thị trường ngầm" để gian lận thuế, lừa đảo, tống tiền, tấn công spam...

Thông tin cá nhân bị đánh cắp thường được sử dụng vào việc gì có thể là điều ít người biết (Ảnh minh họa: KT)
Nguyên nhân chủ yếu của việc bị mất dữ liệu là do người dùng làm mất hoặc bị đánh cắp thiết bị (Ảnh minh họa: KT)
Tất nhiên hacker và phần mềm độc hại cũng chiếm tỷ lệ cao trong việc làm mất mát thông tin người dùng. Việc tiết lộ thông tin ngoài ý muốn và rò rỉ thông tin nội bộ cũng được xếp hạng cao trong các rủi ro bị mất thông tin (Nguồn: ICT News)
Thông thường, thông tin bị đánh cắp sẽ bị bán trong các thị trường ngầm. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về những gì xảy ra với dữ liệu bị đánh (Nguồn: ICT News)
Thông tin cá nhân (PII) được định nghĩa là dữ liệu có thể được sử dụng để xác định, định vị hoặc liên hệ với một cá nhân cụ thể. Ví dụ về thông tin nhận dạng cá nhân bao gồm: tên, ngày sinh, địa chỉ, số an sinh xã hội, số điện thoại và tất cả dữ liệu khác được sử dụng để phân biệt hoặc xác định cá nhân (Ảnh minh họa: KT)
Thông tin cá nhân loại dữ liệu bị đánh cắp nhiều nhất và dễ sử dụng thông tin nhất. Những kẻ tấn công thường dùng thông tin đánh cắp để nộp đơn xin vay tiền hoặc thẻ tín dụng dưới tên của người sử dụng, nộp tờ khai thuế lợi tức gian lận và xin vay vốn dưới tên của nạn nhân (Ảnh minh họa: KT)
Nạn nhân cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp khi PII của họ được bán cho các công ty tiếp thị hoặc công ty chuyên về các chiến dịch spam (Ảnh minh họa: KT)
Thông tin tài chính là dữ liệu được sử dụng trong hoạt động tài chính của một cá nhân. Điều này bao gồm thông tin ngân hàng, tài khoản thanh toán, thông tin bảo hiểm và dữ liệu khác có thể được sử dụng để truy cập tài khoản hoặc xử lý các giao dịch tài chính (Ảnh minh họa: KT)
Tội phạm mạng có thể sử dụng thông tin tài chính cho các hoạt động thanh toán hóa đơn, thực hiện các giao dịch trực tuyến lừa đảo và chuyển tiền ra khỏi các tài khoản ngân hàng. Bọn tội phạm chuyên dụng hơn thậm chí có thể sử dụng thẻ tín dụng giả mạo (Ảnh minh họa: KT)
Thông tin y tế liên quan đến dữ liệu được sử dụng cho các dịch vụ y tế của một cá nhân bao gồm hồ sơ bệnh viện, bảo hiểm y tế và các thông tin liên quan khác (Ảnh minh họa: KT)
Thông tin ngân hàng liên quan đến dữ liệu tìm thấy trong thẻ thanh toán của cá nhân, bao gồm dữ liệu thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cũng như các thông tin liên quan khác (Ảnh minh họa: KT)
Thông tin ngân hàng thậm chí có thể nguy hiểm hơn vì chúng có thể được sử dụng để mua hàng trực tiếp và giao dịch trực tuyến dựa trên thông tin có trong thẻ (Ảnh minh họa: KT)
Thông tin trực tuyến đề cập đến dữ liệu được sử dụng trên mạng bao gồm tên người dùng và mật khẩu email cũng như thông tin đăng nhập mua sắm trực tuyến (Ảnh minh họa: KT)
Việc đánh cắp thông tin trực tuyến có thể nguy hiểm hơn PII vì nó là cơ sở làm lộ các tài khoản trực tuyến của nạn nhân trước các nguy cơ độc hại tiềm ẩn (Ảnh minh họa: KT)
Email này cũng chứa tài khoản Facebook, cũng sử dụng mật khẩu giống như email và tội phạm mạng sẽ có quyền truy cập vào một loạt thông tin từ Facebook đủ để thực hiện nhiều loại gian lận danh tính (Ảnh minh họa: KT)
Để giảm thiểu nạn đánh cắp thông tin cá nhân, cần thực hiện các chế độ bảo mật mạnh mẽ hơn trên thiết bị; tránh bấm vào các đường link, chương trình và ứng dụng đáng ngờ; Giới hạn thông tin cá nhân chia sẻ trên mạng... (Ảnh minh họa: KT)
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 mẹo bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng trình duyệt Chrome
5 mẹo bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng trình duyệt Chrome

VOV.VN - Tắt lịch sử địa điểm, không dùng công cụ tìm kiếm, tự động xóa cookies…là những mẹo giúp bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng Chrome.

5 mẹo bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng trình duyệt Chrome

5 mẹo bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng trình duyệt Chrome

VOV.VN - Tắt lịch sử địa điểm, không dùng công cụ tìm kiếm, tự động xóa cookies…là những mẹo giúp bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng Chrome.

Đăng công khai thông tin cá nhân trẻ em bị xâm hại là tội ác?
Đăng công khai thông tin cá nhân trẻ em bị xâm hại là tội ác?

VOV.VN - Khi công khai các thông tin về cá nhân, gia đình... nếu thông tin bị sai lệch, nhạy cảm có thể tạo thêm bi kịch.

Đăng công khai thông tin cá nhân trẻ em bị xâm hại là tội ác?

Đăng công khai thông tin cá nhân trẻ em bị xâm hại là tội ác?

VOV.VN - Khi công khai các thông tin về cá nhân, gia đình... nếu thông tin bị sai lệch, nhạy cảm có thể tạo thêm bi kịch.

Những vụ lộ thông tin cá nhân khiến khách hàng mất tiền oan
Những vụ lộ thông tin cá nhân khiến khách hàng mất tiền oan

Người tiêu dùng thường rơi vào thế yếu khi bảo vệ quyền lợi của mình trong những vụ chuyển tiền ngoài ý muốn

Những vụ lộ thông tin cá nhân khiến khách hàng mất tiền oan

Những vụ lộ thông tin cá nhân khiến khách hàng mất tiền oan

Người tiêu dùng thường rơi vào thế yếu khi bảo vệ quyền lợi của mình trong những vụ chuyển tiền ngoài ý muốn

Tránh lộ thông tin cá nhân trên smartphone bằng cách nào?
Tránh lộ thông tin cá nhân trên smartphone bằng cách nào?

Luôn khóa máy bằng mật khẩu, dùng phần mềm giám sát ứng dụng truy cập dữ liệu cá nhân...là cách làm đơn giản để bảo vệ thông tin cá nhân.

Tránh lộ thông tin cá nhân trên smartphone bằng cách nào?

Tránh lộ thông tin cá nhân trên smartphone bằng cách nào?

Luôn khóa máy bằng mật khẩu, dùng phần mềm giám sát ứng dụng truy cập dữ liệu cá nhân...là cách làm đơn giản để bảo vệ thông tin cá nhân.

Nhà mạng tự ý cung cấp thông tin cá nhân, có thể bị khởi kiện?
Nhà mạng tự ý cung cấp thông tin cá nhân, có thể bị khởi kiện?

VOV.VN - “Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý... trừ trường hợp có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Nhà mạng tự ý cung cấp thông tin cá nhân, có thể bị khởi kiện?

Nhà mạng tự ý cung cấp thông tin cá nhân, có thể bị khởi kiện?

VOV.VN - “Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý... trừ trường hợp có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.